7. Cấu trúc luận văn
2.1.2 Nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử
2.1.2.1 Tiểu thuyết lịch sử
Từ xƣa đến nay đề tài lịch sử vẫn luôn là đề tài đƣợc quan tâm đặc biệt và không thiếu các tác phẩm viết về đề tài lịch sử. Đề tài này đã sớm đƣợc khai thác nhƣng sự nhận thức về nó một cách đúng đắn, đầy đủ vẫn là yêu cầu đƣợc đặt ra. Cùng với tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, đề tài này tiếp tục đƣợc khai thác, nhìn nhận, khám phá ở những góc nhìn sâu sắc, tinh tế và hấp dẫn hơn. Đề tài này đƣợc khai thác ở hầu hết các thể loại văn học nhƣng đạt thành tựu và để lại dấu ấn hơn cả là thể loại tiểu thuyết lịch sử. Khi nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử, ngƣời ta thƣờng chú trọng đến vấn đề sự thực lịch sử và hƣ cấu văn học. Dựa trên mức độ tính chân thực của lịch sử và hƣ cấu của văn học mà ngƣời ta có thể chia tiểu thuyết lịch sử ra làm hai nhóm, hai khuynh hƣớng.
Khuynh hƣớng tái hiện toàn bộ lịch sử ở một giai đoạn nào đó với những biến động xã hội dƣới sự tác động của nhân vật lịch sử. Khuynh hƣớng này thƣờng gắn với hệ tƣ tƣởng chính thống và tạo ra không khí sử thi oai nghiêm, hoành tráng. Khuynh hƣớng thứ hai là tái hiện nhân vật lịch sử với những số phận cụ thể và thông qua nhân vật tác giả bộc lộ cái nhìn của thời đại mình, hoặc dùng nhân vật nhƣ một phƣơng tiện để gửi gắm những suy nghĩ về cuộc sống. Mỗi khuynh hƣớng thích hợp với từng thời kỳ văn học. Văn học trƣớc 1975 mang khuynh hƣớng thứ nhất với cái nhìn nhận, đánh giá, phê phán theo quan điểm đậm chất chính sử nhƣ: Trùng quang tâm sử
(Phan Bội Châu), Đêm hội Long trì, Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tƣởng), Cái hột mận (Lan Khai)…Văn học sau 1975 đặt ra yêu cầu mới về đề tài lịch sử, lịch sử đƣợc nhắc đến với sự đối thoại, yêu cầu nhận thức lại chứ không còn là sự sùng kính tuyệt đối nhƣ trƣớc nữa. Do đó mà “ tính hƣ cấu của tác phẩm ngày một đậm, bên cạnh nghệ thuật hƣ cấu từ những nhân vật và sự kiện lịch sử có thật ngày càng xuất hiện nhiều những nhân vật và sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kiện hoàn toàn do trí tƣởng tƣợng của nhà văn”[55;tr 68]. Phan Cự Đệ chia các nhà tiểu thuyết lịch sử thế kỉ XX ra làm hai nhóm: “Một số nhà văn lấy việc tái hiện chính xác các sự kiện lịch sử, không khí lịch sử là chính… Ở đây lịch sử đƣợc coi là cứu cánh. Một số khác chỉ coi lịch sử là chất liệu, thậm chí là phƣơng tiện để viết tiểu thuyết. Họ tập trung vào xây dựng nhân vật tƣ tƣởng hoặc thông qua lịch sử đặt ra vấn đề cho hôm nay, cho mai sau…[19;tr 187]
Trong tiểu thuyết Vằng vặc sao khuê ( Hoàng Công Khanh) tác giả chia nhân vật ra làm hai tuyến: Tuyến những nhân vật lịch sử thì tác giả giữ lại những nét chính, chỉ giải thích hoặc cải chính sự kiện lịch sử theo quan điểm của nhà văn, còn tuyến nhân vật quần chúng vô danh do nhà văn tƣởng tƣợng ra để diễn giải lịch sử theo ý mình. Tiểu thuyết Giàn thiêu thuộc nhóm tác phẩm viết về nhân vật, sự kiện lịch sử có thật nhƣng không nhằm giải thích lịch sử mà nhằm nói về số phận của con ngƣời dƣới quyền lực chính trị.
Có nhiều quan niệm về tiểu thuyết lịch sử. Nguyễn Văn Lợi cho rằng : “tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm mang trọn đặc trƣng tiểu thuyết nhƣng lại lấy nội dung lịch sử làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật”[51].
Phan Cự Đệ cũng khẳng định vai trò của hƣ cấu và sáng tạo nghệ thuật nhằm làm xóa đi những điểm trắng của lịch sử. Với dữ liệu lịch sử cùng với sự hƣ cấu, phóng đại, trí tƣởng tƣợng phong phú, tài năng sáng tạo của nhà văn mà cùng một giai đoạn lịch sử nhƣng mỗi một nhà văn có cách nhìn nhận, cách khai thác, cách viết riêng, tạo ra đƣợc cái nhìn đa diện cho ngƣời đọc.
Nhân vật lịch sử là những ngƣời có thật, nổi tiếng, có tên tuổi đƣợc lịch sử nhắc đến nhƣ: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du…Viết tiểu thuyết lịch sử là nhà văn phải khai thác một số cuộc đời có thật, phải dùng các dữ liệu lịch sử. Cùng với những điều đó và trí tƣởng tƣợng, sự sáng tạo của mình làm sống lại lịch sử xóa đi những “khoảng cách sử thi”, làm cho những câu chuyện xa xƣa cũng mang hơi thở của thời đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam xuất hiện ở thế kỉ XVIII với Nam triều công
nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia
văn phái)…Những tiểu thuyết này vẫn còn mang nặng nội dung sử biên niên, mang đặc trƣng quan niệm tiểu thuyết giai đoạn đó, chƣa có những sáng tạo nghệ thuật đáng chú ý. Nhƣng theo dòng phát triển của văn học, tiểu thuyết lịch sử đã không ngừng chuyển mình và đạt nhiều thành quả, có xu thế ổn định với tƣ cách một thể loại. Sau năm 1986, các tiểu thuyết lịch sử càng lúc càng có sự đầu tƣ công phu cả về số lƣợng và chất lƣợng. Nhiều tác phẩm có quy mô đồ sộ nhƣ: Mẫu thượng ngàn, Hồ Quý Ly ( Nguyễn Xuân Khánh),
Tây sơn bi hùng truyện (Lê Đình Danh), Bão táp triều Trần (Hoàng Quốc
Hải)…Với những dữ liệu lịch sử hấp dẫn cùng với sáng tạo, hƣ cấu, các tác giả đã dựng lên một không khí sử thi hào hùng, đồ sộ nhƣng cũng không kém phần bi thƣơng, đáng suy nghĩ.
Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh là một tiểu thuyết lịch sử đƣợc đánh
giá cao. Tác phẩm viết về cuộc khủng hoảng sau thế kỉ XIV, về sự suy thoái của vƣơng triều Trần. Nguyễn Xuân Khánh đã bỏ ra hai mƣơi năm trời để nghiên cứu đạo Khổng, đạo Lão, đạo Phật, đọc các tác phẩm sử học, triết học, văn hóa… cùng với sự am hiểu sâu sắc về lịch sử của mình, tác phẩm đã tái hiện đƣợc giai đoạn 1370 – 1400 là giai đoạn suy vi và khủng hoảng của vƣơng triều Trần. Tác phẩm xuất hiện nhiều nhân vật quan trọng của lịch sử : vua Dụ Tông, vua Nghệ Tông, vua Duệ Tông, vua Thuận Tông, các tƣớng lĩnh Trần Khát Chân, Nguyễn Đa Phƣơng, Nguyễn Đán, Nguyễn Uyên, Hồ Hán Thƣơng, Nguyễn Cảnh…Nhân vật nổi loạn : Phạm Sƣ Ôn, giặc Chiêm thành Chế Bồng Nga… Tác phẩm cũng tái hiện nhiều biến cố quan trọng của lịch sử nhƣ: Cuộc chiến với quân Chiêm thành, Hồ Quý Ly viết Minh đạo, xây dựng Tây Đô và mở hội ở Đốn Sơn… Tác phẩm cũng nhằm thể hiện xung đột mới cũ trong vƣơng triều ở thời suy vi, lụi tàn. Tác phẩm tập trung tái hiện lịch sử dựa vào các nhân vật lịch sử. Số lƣợng nhân vật có thật của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lịch sử chiếm hầu hết số lƣợng nhân vật trong tác phẩm. Lịch sử của vƣơng triều đƣợc trải dài trong suốt tác phẩm. Thế nhƣng đây không phải là một tác phẩm sử kí, mà nhà văn chỉ sử dụng những sự kiện lịch sử xoay quanh nhân vật Hồ Quý Ly để thể hiện ý đồ ghệ thuật của mình. Hồ Quý Ly là nhân vật trung tâm của tác phẩm kết dính toàn bộ câu chuyện, là nhà cái cách mới mẻ trên cái nền đổ nát và lụi tàn của vƣơng triều Trần. Từ đó tác giả muốn khẳng định vai trò của nhân vật này với công cuộc cải cách đất nƣớc đầy táo bạo, mới mẻ. Việc bám rất sát các sự kiện lịch sử không làm cho câu chuyện trở nên khô cứng, quen thuộc mà lại làm cho lịch sử hiện lên thật sống động.
Cũng trong dòng cảm hứng yêu cầu nhận thức và đối thoại với lịch sử , bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần (Hoàng Quốc Hải) cũng viết về triều Trần nhƣng theo một hƣớng khác. Ở cuốn tiểu thuyết này ta thấy tiểu thuyết lịch sử đã mang đúng với bộ mặt, đặc trƣng thể loại của nó. Hoàng Công Khanh đã nhận xét “thế nào là tiểu thuyết lịch sử? lấy gì làm chuẩn mực để phân biệt đâu là tiểu thuyết lịch sử nói chung? Câu trả lời chính xác nhất ở trong nội dung của tác phẩm, ở ngay trong bộ tiểu thuyết lịch sử về đời Trần của Hoàng Quốc Hải”. Quả đúng nhƣ vậy, bằng 4 tập của bộ tiểu thuyết, nhà văn đã xây dựng đƣợc một bức tranh lịch sử đồ sộ, vừa hào hùng vừa đau khổ, để lại cho hậu thế nhiều bài học quý giá. Với khoảng thời dài 175 năm trong lịch sử, mỗi một tập tiểu thuyết là một câu chuyện gắn với những biến cố lịch sử quan trọng của đất nƣớc. Tập Bão táp cung đình nói về một giai đoạn gay gắt, phức tạp khi chuyển từ chính quyền nhà Lý sang nhà Trần, và là thời kì đầu của nhà Trần. Tập Thăng Long nổi giận nói về cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống quân Nguyên Mông, một trong những trận chiến gian lao, để lại nhiều dấu ấn. Tập
Công chúa Huyền Trân cho thấy đƣờng lối kiên trì hòa bình của nhà Trần.
Tập Vương triều sụp đổ phản ánh thời gian thịnh trị và đến sụp đổ của vƣơng
triều Trần. Bộ tiểu thuyết với bốn tập truyện công phu, chau chuốt đã tái hiện thành công bức tranh lịch sử hoành tráng, đầy hào hùng nhƣng cũng đầy bi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tráng của triều Trần. Không chỉ vậy, bằng kiến thức lịch sử vững vàng, óc sáng tạo, liên tƣởng phong phú nhà văn đã bù đắp nhiều khoảng trắng của lịch sử , làm thỏa mãn ngƣời đọc. Tác phẩm đã làm sáng tỏ nhiều kiến giải thiếu khách quan quanh các nhân vật còn nhiều tranh cãi trong lịch sử nhƣ : Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly, biểu dƣơng tầm trí tuệ, công lao, sự đóng góp của một số nhân vật lịch sử nhƣ : Chu Văn An, Trần Nhân Tông. Đồng thời lên án, phân tích nguyên nhân và hậu quả của những kẻ làm sụp đổ cả vƣơng triều nhƣ : Trần Kiện, Trần Ích Tắc, Trần Dụ Tông…Nhà văn không chỉ dụng công nhằm tái hiện lịch sử mà quan trọng hơn là nhằm chuyển tải thông điệp dành cho cuộc sống hiện tại. Nhiều bài học đã đƣợc nhà văn chuyển tải nhƣ “sự hƣng thịnh của mọi thời thì không giống nhau nhƣng sự suy vong thì giống nhau, đều bắt đầu từ chỗ không ƣa lời nói thẳng, ghét ngƣời hiền, khinh dân, nghi ngờ kẻ sĩ, trọng dụng kẻ bất tài vô đạo”[62;tr17]. Có thể nói, với cách viết kiên trì và nghiêm túc, dồn hết tâm huyết của mình nhằm giải mã, đối thoại với lịch sử, nhà văn đã khiến ngƣời đọc có cái nhìn khác với tiểu thuyết lịch sử.
Một tiểu thuyết lịch sử khác cũng đã khiến dƣ luận phải xôn xao là tiểu thuyết Tây Sơn bi hùng truyện (Lê Đình Danh), một tác giả cùng quê với ngƣời anh hùng Nguyễn Huệ. Với độ dài hơn một nghìn trang, tác giả đã khắc họa đƣợc một giai đoạn lịch sử biến động của dân tộc. Bắt đầu từ lúc Trịnh Sâm chấp chính đến lúc Tây Sơn ra bắc đánh đổ tập đoàn nhà Trịnh, tiêu diệt hai mƣơi vạn quân xâm lƣợc Mãn Thanh, Quang Toản thất bại, Gia Long diệt nhà Tây Sơn và thống nhất đất nƣớc năm 1802. Tác giả đặc biệt quan tâm dành thời gian để nói về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, ngƣời anh hùng Nguyễn Huệ, cuộc chiến giữa chúa Nguyễn ở Đàng trong, chúa Trịnh Đàng ngoài và cuộc chiến với nƣớc Đại Thanh thời Càn Long hùng mạnh. Ngƣời đọc nhƣ bị cuốn vào những trận chiến anh hùng của dân tộc. Việc kết hợp giữa yếu tố lịch sử với huyền thoại, hƣ cấu, tƣởng tƣợng của tác giả làm cho câu chuyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hấp dẫn, lấp đầy những khoảng trống lịch sử còn bỏ ngỏ, tăng thêm sức sống cho lịch sử.
Tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác) cũng viết về nhân vật Nguyễn Huệ song không chỉ có ngợi ca, sùng kính tuyệt đối nhƣ một vị thánh nhân mà còn phản ánh một sự thực nữa về ngƣời anh hùng mà sử sách đã bỏ qua. Đó là để nắm đƣợc binh quyền, ông cũng không ngần ngại quay súng bắn vua anh Nguyễn Nhạc của mình.
Nhƣ vậy nhân vật lịch sử là phƣơng tiện để tác giả bộc lộ thái độ của mình với lịch sử đồng thời giúp ngƣời đọc hiểu thêm về lịch sử một cách đầy đủ nhất. Qua nhân vật ta sẽ hiểu đƣợc thông điệp mà tác giả muốn bày tỏ, gửi gắm trong tác phẩm của mình.
2.1.2.2 Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử
Nhân vật trong tiểu thuyết đƣợc định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học một cách “tƣơng đối” là hạt nhân của tác phẩm văn học, có thể là thuật ngữ dùng để chỉ “con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn học”hoặc “đƣợc sử dụng nhƣ một ẩn dụ, không chỉ một con ngƣời cụ thể nào mà chỉ một hiện tƣợng nổi bật nào đó trong tác phẩm”.[34;tr235].
Với mỗi tác phẩm tiểu thuyết, nhân vật văn học luôn là trung tâm điểm của mọi sự sáng tạo, nghiên cứu. Chƣa dừng lại ở việc xây dựng nhân vật trong đời thƣờng. Đến với đề tài lịch sử, các nhà tiểu thuyết đã thổi hồn, tạo ra một diện mạo mới cho tiểu thuyết. Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử nếu không là con ngƣời nguyên mẫu trong lịch sử thì cũng phải là nhân vật hƣ cấu nhƣng đặt trong không gian, thời gian lịch sử.
Nếu nhƣ trƣớc đó, tiểu thuyết Việt Nam thƣờng đi theo lối mòn là xây dựng nhân vật từ những mẫu ngƣời, những dạng ngƣời của hiện thực, cấp cho nhân vật những đặc tính mà khi tiếp xúc ngƣời đọc sẽ cảm giác nhƣ hình ảnh của chính bản thân họ hay những con ngƣời hàng ngày bắt gặp trong các mối quan hệ của cuộc sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sang thời kì Đổi mới, cùng với yêu cầu phải cách tân và sáng tạo không ngừng, tiểu thuyết Việt Nam đã đi vào khai thác nhân vật ở góc độ cá nhân, đời tƣ với những bi kịch về cuộc đời, mổ xẻ, phơi bày nó một cách trung thực và táo bạo. Ngoài ra các nhà tiểu thuyết hiện đại cũng theo một khuynh hƣớng khám phá khác là từ những nhân vật lịch sử trong quá khứ nhƣng đƣợc thổi hồn thời đại. Những nhân vật lịch sử này tuy mang dáng dấp của quá khứ nhƣng lại mang những thông điệp, trăn trở của cuộc sống thực tại vô cùng gần gũi. Với Nguyễn Thị Tuyết Minh [76] thì theo phƣơng diện hệ thống các nhân vật lịch sử thƣờng xây dựng ở hai loại hình sau :
Loại thứ nhất là nhân vật mang khát vọng lịch sử. Nhân vật là ngƣời đại diện cho nguyện vọng của nhân dân, dân tộc ở mỗi một giai đoạn, tiêu biểu cho tầm vóc của thời kì lịch sử đó. Nhân vật đƣợc coi là ngƣời anh hùng của dân tộc với những chiến công và lời ngợi ca không ngớt. Tuy nhiên đến tiểu thuyết lịch sử sau 1975, những nhân vật lịch sử quen thuộc từng là những tƣợng đài ngƣỡng vọng và bất biến trong tâm linh, tâm thức ngƣời Việt đƣợc xây dựng gần gũi hơn.
Loại thứ hai là nhân vật số phận trong dòng lịch sử. Càng về sau, loại hình nhân vật này càng xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết lịch sử. Đến loại hình này, nhân vật không chỉ đƣợc khám phá ở góc nhìn của lịch sử nữa mà đƣợc tập trung khắc họa ở đời tƣ với những số phận và tính cách riêng. Hoàn cảnh lịch sử tạo ra, chi phối số phận của con ngƣời vì thế khi tiếp cận những nhân vật lịch sử lúc này, chất tiểu thuyết đã phát huy vai trò của nó. Các nhân vật lịch sử nhƣ đƣợc sống lại vừa gần gũi, sinh động vừa phức tạp, mang hơi thở của thời đại.
Nhƣ đã nói, nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử là một cách tiếp cận khác về còn ngƣời trong bối cảnh thời gian, không gian lịch sử cụ thể mang