Nhân vật hƣ cấu

Một phần của tài liệu Đề tài lịch sử trong sáng tác của võ thị hảo (qua tiểu thuyết giàn thiêu) (Trang 51 - 61)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2 Nhân vật hƣ cấu

2.2.2.1 Nhân vật Nhuệ Anh

Nhân vật đƣợc nhà văn hoàn toàn hƣ cấu có tác động quan trọng trong tác phẩm đầu tiên là nhân vật Nhuệ Anh. Nhuệ Anh là một cô gái xinh đẹp, hiền dịu. Nàng là cô gái đặc biệt quan trọng đặt bên cạnh cuộc đời của Từ Lộ. Vốn là một tiểu thƣ sống yên ấm và hạnh phúc nhƣng khi Tử Lộ gặp nạn cuộc đời của nàng cũng biến đổi. Dù đƣợc Lý Câu, con của Diên Thành Hầu – ngƣời nắm quyền lực nghiêng ngửa thiên hạ yêu nhƣng Nhuệ Anh không hề xao động. Vì không thể làm liên lụy gia đình, nàng ngoan ngoãn bƣớc lên kiệu hoa. Thế nhƣng chính lòng yêu mãnh liệt với Tử Lộ đã thôi thúc nàng bỏ trốn. Bỏ trốn trƣớc lễ hợp cẩn, nàng đã không quản ngại gian khổ, nguy hiểm đi khắp nơi tìm Từ Lộ.

Nàng muốn là vợ của chàng suốt đời. Nhƣng bi kịch của cuộc đời nàng là dù nàng có tự nguyện gắn bó cuộc đời của nàng với Tử Lộ nhƣng chàng lại quay lƣng lại với nàng bởi vì trong lòng chàng chỉ có hận thù. Gặp nhau sau bao nhiêu ngày xa cách, nhớ mong mọi khổ đau, hận thù với họ nhƣ bị xóa hết. Họ tự nguyện trao nhau tình yêu say đắm: “Nàng run rẩy áp cặp môi trinh nữ lên vùng ngực nóng hổi trong mƣa của chàng. Cái mùi đàn ông lạ lẫm, đắng ngắt, ngầy ngậy, bạo liệt, nhƣ đá rừng rực tỏa hơi nóng dƣới ánh mặt trời pha lẫn hơi mƣa tƣơi tắn và tinh khiết khiến nàng ngất ngây chợt nhƣ lả đi chợt nhƣ lạc vào cõi phiêu bồng.”[35;tr211]. Đây là cảm giác hạnh phúc cuối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cùng trong cuộc đời họ. Những cảm giác này đã ám ảnh Tử Lộ suốt hai kiếp sống, mãi không thể tìm đƣợc hạnh phúc lần thứ hai.

Từ Lộ vẫn quyết từ bỏ nàng để theo con đƣờng tu nghiệp báo thù cho phụ mẫu, Nhuệ Anh đau khổ nhảy xuống sông Gâm tự vẫn. Nhuệ Anh đƣợc chàng Cá Bơn cứu sống, nàng đoạn tuyệt đƣờng trần, theo cửa Phật, trở thành sƣ bà chùa Trầm. Gặp lại Từ Lộ nhƣng đã đầu thai sang kiếp khác là cậu bé Dƣơng Hoán. Nhuệ Anh đau đớn nhìn cảnh ham hố quyền lực, ham hố sắc dục của Từ Lộ ở kiếp sống thứ hai này.

Cuộc gặp gỡ có khoảng cách giữa hai kiếp ngƣời nhƣng tình ái từ kiếp trƣớc vẫn hiện lên trong kí ức của hai ngƣời. Nhà vua nhƣ cảm giác đƣợc sƣ bà chính là nỗi nhớ, nỗi khao khát mà nhà vua đã tìm kiếm bấy lâu nay.

Cuộc đối thoại giữa nhà vua và sƣ bà đƣợc tác giả dùng hẳn một chƣơng để miêu tả. Nhƣng không phải là để khơi lại những tình cảm sâu đậm trong quá khứ mà để vạch trần những việc làm sai trái của Từ Lộ - Dƣơng Hoán. Từ khi lên ngôi, nhà vua chƣa làm đƣợc điều gì cho dân cho nƣớc, chỉ biết hoang dâm vô độ, ăn chơi hƣởng lạc, để cho những kẻ bất tài, độc ác, vơ vét của công nắm quyền điều hành đất nƣớc.

Vai trò của Nhuệ Anh càng đƣợc đề cao hơn nữa qua việc chữa bệnh hóa hổ giúp vua. Những giọt nƣớc mắt của Nhuệ Anh đã rửa sạch bệnh tật và tâm hồn cho nhà vua. Đây cũng là lời cảnh tình dành cho nhà vua. Đến đây biểu hiện “xu hƣớng nữ quyền không che dấu của tác giả”[3]. Cuộc đời Nhuệ Anh – gắn với tình yêu thủy chung, thuần khiết, là cơn gió và những giọt mƣa mang lại sự trong trẻo cho thế giới khô cằn. Nàng đã cắt đƣợc duyên nghiệp ngay trong hiện kiếp, cảm hóa, chữa bệnh cho biết bao ngƣời trong đó có cả công tử Lý Câu. Nàng trở thành “ngƣời đàn bà không tuổi”[35;tr499] đi sau bƣớc chân của nàng có cả “dòng ngƣời đàn ông bị vô tình hút theo cái nhìn thăm thẳm của bà”. Họ ca ngợi bà là “thánh nữ” giữa những thói dung tục tầm thƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ở nhân vật Nhuệ Anh tác giả đã dùng bút pháp lý tƣởng hóa, ca ngợi vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng. Nhân vật này không chỉ là gạch nối giũa hai cuộc đời Từ Đạo Hạnh – Thần Tông, làm sáng tỏ tình và tật của nhân vật này mà còn thể hiện đƣợc quan điểm, cách nhìn nhận của tác giả đối với nhân vật nữ của mình. Qua đó tác giả cũng đƣa ra vấn đề của cuộc sống không chỉ trong quá khứ mà còn là vấn đề của hiện tại, tƣơng lai.

2.2.2.2 Nhân vật Ngạn La

Một trong những nhân vật hƣ cấu thể hiện rất thành công tài năng và dụng ý nghệ thuật của tác giả là nhân vật Ngạn La. Nhân vật đƣợc dệt bằng huyền thoại về sức sống mãnh liệt, vẻ đẹp hồn nhiên trong trẻo, bất diệt dù trải qua bao tra tấn, vùi dập. Theo Lại Nguyên Ân, ở nhân vật này vừa có “phƣơng diện biểu tƣợng” vừa có “phƣơng diện tả thực”. Đó vừa là biểu tƣợng của một ngƣời đàn bà hoang dã tựa thiên nhiên, có sức hấp dẫn nhƣ một yêu nữ, là biểu tƣợng tột đỉnh về khoái lạc nhƣng cũng vừa là biểu tƣợng cho điều mơ hồ, xa vời không tồn tại trong cõi trần gian phàm tục. Vì vậy mà dù trải qua hai đời vua, là đối tƣợng đƣợc yêu chiều nhƣng Ngạn La vẫn chỉ là một thiếu nữ trinh trắng dù sức quyễn rũ có thể làm đảo điên cả đất trời.

Vốn chỉ là cô bé nông thôn nghèo khó, bị vua Nhân Tông bắt gặp rồi đƣa thẳng về cung. Mặc dù chƣa đƣợc một lần hƣởng ân huệ của nhà vua nhƣng nàng cũng nằm trong số bốn mƣơi chín cung nữ phải lên giàn thiêu để tùy táng. Khi lên giàn thiêu nàng là cung nữ duy nhất không cam chịu cái chết bất công, phi lý, dám chạy trốn khỏi đao phủ để tìm đƣờng thoát. Khi cái chết đã kề cận, nàng đƣợc vua Thần Tông tha chết, đem giam vào lãnh cung.

Hoàn cảnh của Ngạn La khá giống với hoàn cảnh của cô gái hái dâu Ỷ Lan nhƣng Ngạn La chƣa từng một bƣớc lên nắm quyền lực. Mà trái lại, Ngạn La là nạn nhân của quyền lực chốn cung đình.Trong lãnh cung vốn đƣợc xem là địa ngục trần gian này, Ngạn La đã chứng kiến cuộc đối thoại giữa hồn ma

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của Ỷ Lan và Dƣơng Thái hậu cùng bảy mƣơi sáu cung nữ bị chết thiêu nhƣ thế nào.

Từ đó ta biết đƣợc sự thật về Ỷ Lan – ngƣời đã đặt ra luật lệ tàn khốc này, đồng thời cũng biệt nguyên nhân đằng sau tục lệ này.Đây là chi tiết tác giả dùng để nối sự thực lịch sử đã ghi lại trong sử sách việc thái tử Càn Đức khi lên ngôi đã nghe theo lời mẹ, đem giam Dƣơng Thái hậu và bẩy mƣơi sáu cung nữ ở lãnh cung rồi bức phải chết theo vua. Trong lãnh cung đầy chuột bọ, bẩn thỉu, lạnh lẽo dƣới sự chứng kiến của cung nữ Ngạn La trong sáng, vô tội câu chuyện của Ỷ Lan và Dƣơng Thái hậu càng bộc lộ bộ mặt thực của quyền lực chốn cung đình.

Ngạn La đƣợc xây dựng là nhân vật mang vẻ đẹp thuần khiết, hoàn toàn khác với vẻ đẹp của các cung nữ khác trong cung, là “viên ngọc lạc loài lẫn vào trong đá sỏi”[35;tr39]. Nàng có vẻ đẹp mê hồn mê hoặc đƣợc cả Diêm Vƣơng, lại đƣợc thƣợng đế ban tặng chiếc rốn màu chu sa “là niềm khoái lạc vô tận và đem lại may mắn cho ngôi báu”[35;tr266]. Lý Thần Tông vô cùng khao khát nàng nhƣng mỗi lần muốn chiếm lấy nàng lại bắt gặp khuôn mặt ảm đạm, đe dọa của tiên hoàng Nhân Tông.

Khi vua Thần Tông hóa hổ, nàng bị triều đình coi là yêu nữ vào cung để hãm hại đức vua. Chúng trói nàng ở cọc tẩm phân lợn để trừ tà. Đoạn miêu tả cuộc tra tấn của buổi trừ tà là tiếng nói căm phẫn trƣớc sự mê tín dị đoan điên cuồng của bọn quan lại, tố cáo sự đàn áp, áp bức của thần quyền đối với số phận của ngƣời phụ nữ. Dù bị tra tấn, đau đớn nhƣng Ngạn La không thèm khóc, không một lời van xin, cắn răng chịu đựng. Dù có bị đẩy vào hoàn cảnh bi kịch nhƣng Ngạn La không bao giờ chấp nhận sự bất công, cam chịu. Sự dũng cảm, mạnh mẽ, trong sáng của nàng thật đáng ngƣỡng mộ. Khi sƣ bà chùa Trầm chữa đƣợc bệnh cho vua, nàng đƣợc cứu thoát. Thế nhƣng vẻ đẹp và sự trong sáng của nàng vẫn luôn là tâm điểm để bọn quan lại trong cung cấm ghen ghét muốn giết hại nàng “nàng vẫn là cô bé mƣời ba tuổi ngày nào,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vẫn cặp mắt mèo hoang làm bàng hoàng, rụng rời ngƣời ngắm. Vẫn vẻ đẹp nhƣ có nhƣ không quá cách biệt xa lạ với cái không khí âm âm vàng son quyền quý và thấm đẫm mƣu đồ, nhục dục nơi thâm cung”[35;tr337].

Số phận Ngạn La cũng nhƣ số phận những ngƣời phụ nữ khác trong xã hội phong kiến, họ đều không tự quyết định đƣợc cuộc đời của mình, luôn phải sống trong lo sợ. Hôm nay đƣợc nhà vua sủng ái nhƣng biết đâu ngày mai sẽ bị đầu lìa khỏi cổ hay lên giàn thiêu. Hai năm sau, Lý Thần Tông chết. Một lần nữa nàng lại phải lên giàn hỏa thiêu. Lần thứ hai, nàng phải đối mặt với giàn thiêu khủng khiếp và lần này nàng tiếp tục kháng cự. Nhƣng sự kháng cự lần này của nàng là lời tố cáo những mƣu mô độc ác đƣa tới những tục lệ dã man đó là chôn cung phi theo vua. Lời cảnh tình, tố cáo bộ mặt thực sự của luật lên này đã phơi bày sự thực về Ỷ Lan đồng thời nhắc nhở Lê Thái hậu “ Lê Thái hậu, trƣớc đây khi chƣa có con trai bà cũng thƣờng run sợ khi nhắc tới giàn thiêu cung nữ. Trong cung này chẳng ai không biết về cuộc đòi mạng ở cung Thƣợng Dƣơng và những cơn điên ban đêm của Linh Nhân…Sắp đến lƣợt bà, Lê Thái hậu. Cung điện này không bao giờ thoát khỏi những cơn điên và các linh hồn xõa tóc đòi mạng”[35;tr538].

Ngay cả khi phải chết dƣới ngọn lửa của giàn thiêu, Ngạn La vẫn là một mĩ nhân toát lên sức sống trong trẻo, bất diệt. Cái chết của nàng đƣợc miêu tả bằng ngòi bút lý tƣởng hóa, thể hiện sự ca ngợi nhân vật không hề dấu giếm của tác giả.

Về phƣơng diện tính hiện thực, khi xây dựng nhân vật này, tác giả đã nhằm “triển khai một mô tả phê phán đối với đám quan chức quan liêu”[3]. Sự liên quan tính hiện thực ở đây chủ yếu tập trung vào hình tƣợng nhân vật Lý Trác. Ngạn La chính là đứa con ra đời từ sự gặp gỡ giữa Lý Trác với cô con gái ngƣời thầy thuốc đã cứu chữa y. Sau khi đỗ đạt làm quan, Lý Trác đã quên luôn ngƣời đàn bà ân tình năm xƣa. Khi làm quan to trong triều, vì sự mù quáng và ghen ghét Lý Trác đã luôn tìm cách giết hại Ngạn La mà không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hề biết rằng đó là con gái của mình. Cuộc đời cô bé Ngạn La cũng là những chuỗi bất hạnh khi luôn thiếu thốn tình cảm gia đình và trở thành vật hi sinh của quyền lực nơi cung vua. Thế nhƣng không đầu hàng hoàn cảnh, Ngạn La vẫn luôn là cô bé trong trẻo, ngây thơ, tốt bụng giữa cung cấm đầy đen tối, bẩn thỉu.

Viết về nhân vật nữ, nhà văn dùng nhiều chi tiết kì ảo nhằm khẳng định và ca ngợi nhân vật. Qua những chi tiết này thêm khẳng định không có gì có thể làm vẩn đục đƣợc vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ Việt Nam.

2.2.2.3 Nhân vật Lê Thị Đoan

Cùng với Nhuệ Anh và Ngạn La, nhân vật Lê Thị Đoan tiếp tục là một nhân vật nữ gửi gắm nhiều thông điệp của tác giả. Xuất hiện ở ngay những chƣơng đầu của Giàn thiêu - trong hình dáng một ngƣời đàn bà dám đứng ra lên án luật thiêu sống cung nữ từ thời vua Nhân Tông và Thái Phi Ỷ Lan. Trƣớc rừng ngƣời câm lặng chỉ biết khóc nhìn những cung nữ lần lƣợt bị ném vào giàn thiêu thì Lê Thị Đoan dám dùng tấm lòng ngay thẳng của mình lên án luật lệ độc ác này “Ai mà chẳng hiểu việc thiêu ngƣời vô tội chết theo vua là một phép tắc độc ác, man rợ. Nhƣng không ai dám nói một lời để ngăn cản. Nếu cứ để nƣớc Nam ta giữ những phép tác man rợ thì sẽ tổn hại khôn xiết đến triều đình và muôn dân”[35;tr46].

Ban đầu đƣợc xuất hiện đột ngột và gây ấn tƣợng trong tác phẩm là một ngƣời đàn bà vô danh. Nhƣng ngay sau đó tiểu sử của nhân vật đƣợc lật lại. Khoa thi Hội Tƣờng Đại Khánh năm thứ nhất, Lê Thị Đoan đã vô cùng táo bạo khi giả trai đi thi. Nàng và Lý Trác đều đỗ đầu kì thi và cùng đƣợc bổ nhiệm làm quan trong triều. Nhƣng “tài đối ứng văn chƣơng trôi chảy và rành rọt, bài văn qua mỗi kì khảo thí đều đứng đầu bảng. Mỗi khi nói năng, đôi mắt sáng với đuôi mắt dài nhƣ dao cau…”[35;tr47] cộng với tấm lòng ngay thẳng khiến Lý Trác chú ý luôn muốn tìm cách hãm hại nàng. Bị Lý Trác dùng mƣu mẹo lật tẩy thân phận, nàng bị đầy đi biệt xứ. Nhƣng nàng không hề mất đi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bản tính ngay thẳng đáng quý. Xuất hiện trong đám thƣờng dân ở lễ hỏa thiêu cung nữ bị đem đi hỏa thiêu theo vua Nhân Tông, nàng đã chua xót kêu lên “chùa chiền mà làm gì. Đạo học mà làm gì…nếu ngƣời ta không thực hành thiện, mà chỉ mƣợn cái vỏ từ bi để che dấu cho những việc làm tàn bạo.” [35;tr50].

Bà cũng khẳng khái tố cáo tội ác của những bọn quan đầu triều nhƣ Lý Trác dùng quyền lực để bóc lột đầy đọa nhân dân và nói nguyên nhân nàng giả trai đi thi là muốn đem chút tài mọn của phận gái để giúp xây dựng đất nƣớc.

Vấn đề từ xƣa của lịch sử đƣợc đặt ra trong Giàn thiêu không chỉ là vấn đề riêng của triều Lý mà cũng chính là vấn đề của thời đại ngày nay khi vai trò, vị trí của ngƣời phụ nữ vẫn chƣa đƣợc nhìn nhận xứng đáng. Nàng chỉ ra những hủ tục độc ác, man rợ nhƣ bắt vợ phải chết theo chồng khiến dân chúng đua nhau đánh đập, giết vợ mỗi khi có điều trái ý. Bọn quan thái giám mỗi khi đi tuyển cung nữ là gieo bao nhiêu tang tóc. Không ít các cô gái xinh đẹp con nhà khuê các đã cắn lƣỡi tự vẫn ngay trƣớc mặt bọn thái giám còn hơn là phải chịu cái chết đau đớn khủng khiếp ở giàn thiêu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhà Lý suy vi. Nhân dân thì đói khổ lầm than, vua quan bê bối, không chăm lo đến cuộc sống của nhân dân.

Lời cảnh tình, tố cáo của Lê Thị Đoan cũng là thái độ của tác giả với quá khứ và hiện tại. Không thể có một xã hội ổn định nếu không biết đề cao và đánh giá đúng vai trò của ngƣời phụ nữ. Xu hƣớng nữ quyền càng lúc càng đậm đặc khi tác giả để một ngƣời phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền lên án, tố cáo chế độ nam quyền và vƣơng quyền đối với phụ nữ. Lời vạch trần chế độ hủ bại của triều Lý càng trở nên có sức tố cáo hơn nữa khi sau đó Lê Thị Đoan đã cắn lƣỡi tự vẫn. Tuy nàng chết nhƣng nàng mãi là một “biểu tƣợng lãng mạn lịch sử”. Nàng để lại cho hậu thế những bài văn vạch trần bộ mặt đểu giả của những kẻ tham quan, kể tội triều đình vô trách nhiệm và lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiếng cho những nỗi khốn cùng mà ngƣời dân phải gánh chịu. Cái chết dữ dội

Một phần của tài liệu Đề tài lịch sử trong sáng tác của võ thị hảo (qua tiểu thuyết giàn thiêu) (Trang 51 - 61)