Hệ thống nhân vật trong Giàn thiêu

Một phần của tài liệu Đề tài lịch sử trong sáng tác của võ thị hảo (qua tiểu thuyết giàn thiêu) (Trang 35 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

2.2 Hệ thống nhân vật trong Giàn thiêu

Nhƣ đã nói ở trên, nhân vật chính là phƣơng tiện để tác giả gửi gắm thông điệp nghệ thuật của mình. Do đó tìm hiểu hệ thống nhân vật chính là một trong những con đƣờng quen thuộc giúp ta tìm hiểu suy nghĩ, quan niệm về nghệ thuật của nhà văn.

Trƣớc Giàn thiêu, những kiểu nhân vật trong sáng tác của Võ Thị Hảo đã định hình khá rõ trong các truyện ngắn và ghi đƣợc những dấu ấn riêng trong lòng ngƣời đọc. Thƣờng xuất hiện trong các sáng tác của Võ Thị Hảo là hình ảnh những ngƣời phụ nữ với nhiều hoàn cảnh đáng thƣơng sau thời hậu chiến. Họ là những ngƣời thấm thía hơn ai hết những khó khăn, khổ sở trong cảnh “bom rơi, đạn nổ”. Rồi khi cuộc sống hòa bình, họ cũng là ngƣời thấu hiểu nhất những trăn trở, phức tạp của cuộc sống đời thƣờng. Họ - những ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhạy cảm trƣớc những biến cố của cuộc đời vì vậy họ càng đau khổ trƣớc “cuộc đời đa sự, con ngƣời đa đoan”.

Đến tiểu thuyết Giàn thiêu, ngƣời đọc vẫn cảm nhận ở Võ Thị Hảo một giọng văn nhẹ nhàng, sâu sắc nhƣng cách xây dựng nhân vật lịch sử trong tác phẩm đã cho thấy tài năng vƣợt trội của bà. Tác phẩm sử dụng nhiều nhân vật và sự kiện có thật trong lịch sử nhƣng tác phẩm không nhằm tái hiện, minh họa lịch sử mà tập trung thể hiện số phận con ngƣời dƣới sự áp bức của vƣơng quyền, thần quyền và nam quyền. Võ Thị Hảo đã dày công xây dựng hình tƣợng những nhân vật nữ trong tác phẩm. Mỗi nhân vật có số phận, tính cách, vẻ đẹp riêng, nhƣng chung nhất ở họ là tiếng nói của “nữ quyền”. Không chỉ dừng lại ở việc dùng nhân vật, sự kiện lịch sử để đƣa ra tiếng nói về số phận con ngƣời trong hoàn cảnh hiện tại, tác phẩm còn đƣa ngƣời đọc về những khúc mắc, bí ẩn của lịch sử đƣợc tác giả lý giải một cách hợp lý.

Chọn thời gian lịch sử là vƣơng triều thời Lý, tác giả đã đặt ra liên tiếp nhiều câu hỏi nhằm kiến giải và đối thoại với lịch sử. Từ một sự kiện có thật là việc hỏa táng cung nữ sau cái chết của nhà vua, nhà văn đã đặt câu hỏi về số phận con ngƣời trong xã hội phong kiến. Lúc xã hội loạn lạc thì cảnh đau khổ của con ngƣời là điều đƣơng nhiên không tránh khỏi, thế nhƣng lúc đất nƣớc đƣợc tiếng là hòa bình dƣới sự cai trị của vua sáng tôi hiền thì sao?.

Sự kiện Nguyên Phi Ỷ Lan vì ghen ghét mà bức hại Thái Hậu họ Dƣơng và gần một trăm cung nữ trẻ đẹp khiến cho ngƣời đọc thấy bàng hoàng về một nhân vật vốn đƣợc lịch sử ca ngợi về lòng đại nhân, đại đức, về sự thông minh của cô gái hái dâu này. Hay nhân vật Từ Đạo Hạnh đầu thai để làm vua, đƣợc sống đầy đủ vinh hoa phú quý, mọi lạc thú của trần gian nhƣng phải chịu nỗi đau dày vò nhƣ thế nào…đều nhằm thể hiện thông điệp về số phận con ngƣời và cuộc đời của tác giả.

Cách xây dựng và xử lý dữ liệu về nhân vật lịch sử, mỗi tác giả có hƣớng đi của riêng mình. Chẳng hạn khi xây dựng nhân vật Lý Thần Tông, Võ Thị Hảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không nhằm thể hiện vai trò lịch sử của con ngƣời này. Mà xây dựng nhân vật này với tƣ cách là kiếp sau của Từ Đạo Hạnh. Một ông vua chỉ biết ăn chơi hƣởng lạc, ham mê sắc dục, ham hố quyền lực không quan tâm gì đến chính sự và đời sống của ngƣời nông dân.

Nhân vật thứ hai đƣợc nói đến là Nguyên Phi Ỷ Lan một nhân vật đƣợc tác giả nhìn nhận rất công bằng, cả về công và tội. Bà đƣợc ca ngợi là ngƣời thông minh, mẫn tuệ, biết điều hành chính sự khi vua Thánh Tông đi đánh giặc. Bà cũng là ngƣời đã dìu dắt vua Nhân Tông mới bảy tuổi lên ngôi lập đƣợc nhiều chiến công hiển hách. Nhƣng Nguyên Phi Ỷ Lan cũng không hẳn là vị thánh nhân nhƣ lịch sử trƣớc đã cố gắng tô vẽ. Bà cũng có lòng tham vọng, nhỏ nhen và tàn nhẫn. Để đạt đƣợc quyền lực bà đã bất chấp thủ đoạn, làm bao nhiêu việc ác “kẻ nào ngáng đƣờng, dù vô tình kẻ đó phải chết”[35;tr235]. Sự suy thoái đạo đức của những ngƣời đứng đầu trăm họ này là mầm mống dẫn đến sự sụp đổ của vƣơng triều nhà Lý. Cũng là nguyên nhân khiến cho những số phận nhân dân nhỏ bé nhƣ Tử Lộ, Nhuệ Anh, Lê Thị Đoan, Ngạn La…phải chịu bất hạnh. Rõ ràng, với tiểu thuyết Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đã bám khá sát và khai thác rất tốt dữ liệu lịch sử. Tuy nhiên nhƣ đã nói thể hiện rõ lịch sử không phải là đích đến cuối cùng của tác phẩm, mà đặt câu hỏi về số phận con ngƣời, mâu thuẫn đấu tranh thiện ác, hạnh phúc và quyền lực, niềm tin tôn giáo…mới là vấn đề tác phẩm đặt ra.

Dù có tiếp cận lịch sử và nhân vật lịch sử theo cách nào thì tiểu thuyết lịch sử Việt Nam những năm gần đây đã đạt đƣợc nhiều thành tựu và thành công rực rỡ. Cả về phƣơng diện nội dung và nghệ thuật, các tiểu thuyết lịch sử đã kiến bạn đọc cảm thấy muốn đọc và yêu thích một thể loại văn học không hề dễ dàng này. Khi khai thác hệ thống nhân vật trong Giàn thiêu, ta nhận thấy tác giả đã xây dựng thành công hai hệ thống nhân vật: Đó là nhân vật lịch sử có thật và nhân vật lịch sử hƣ cấu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đề tài lịch sử trong sáng tác của võ thị hảo (qua tiểu thuyết giàn thiêu) (Trang 35 - 38)