7. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Miêu tả nhân vật thông qua tâm lý, hành động của nhân vật
Nếu việc miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ giúp bộc lộ và làm sinh động về sức sống của nhân vật thì việc đi sâu vào những diễn biến tâm lý nội tâm phức tạp của nhân vật khiến cho nhân vật trở nên gần gũi, chân thực hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Việc đi sâu vào khai thác những rung động tâm lý tinh tế của mỗi con ngƣời không phải là điều đơn giản nhất là lại khám phá tâm lý của nhân vật lịch sử với khoảng cách thời gian và không gian quá khứ. Thế nhƣng tác giả Giàn
thiêu lại một lần nữa có đƣợc thành công khi xây dựng nhân vật đa diện với
những diễn biến tâm lý phức tạp, tinh tế ghi đƣợc ấn tƣợng sâu sắc trong lòng ngƣời đọc.
Trƣớc Võ Thị Hảo đã có không ít các nhà văn thành công khi đi sâu vào diễn tả nội tâm phức tạp và góc khuất ở trong đó. Điều này cũng là áp lực và thách thức của Võ Thị Hảo khi muốn tiếp tục đi theo con đƣờng khó khăn này. Cũng diễn đạt tâm lý con ngƣời nhƣng bằng giọng văn, cái nhìn rất riêng mang dấu ấn của nhà văn đó không phải là điều dễ dàng. Nhất là khi diễn biến nội tâm đó lại thuộc về nhân vật trong quá khứ lịch sử và xuyên suốt chiều dài của một cuốn tiểu thuyết dài. Trong nhiều cách để miêu tả tâm lý nhân vật nhƣng Võ Thị Hảo đã tập trung miêu tả tâm lý nhân vật chủ yếu qua quá trình độc thoại nội tâm, đối thoại nội tâm của nhân vật để phát hiện những điều sâu kín trong tâm hồn nhân vật, những mặt khác nhau trong cùng một con ngƣời. Qua những đoạn phác họa tâm trạng của đại sƣ Từ Đạo Hạnh tác giả đặt ra câu hỏi về một nhân vật lịch sử còn nhiều “khoảng trắng” đáng chú ý. Liệu có con ngƣời hoàn toàn thần thánh, con ngƣời có thể hoàn toàn vứt bỏ trần tục và không có dục vọng cá nhân? Phải chăng những con ngƣời “đƣợc” phong thánh đó họ cũng trƣớc hết là một con ngƣời bình thƣờng đã. Bản thân họ cũng nhƣ bao ngƣời khác, cũng khao khát sống, khao khát yêu thƣơng, khao khát đƣợc hƣởng thụ, có quyền lực, đƣợc thống trị tất cả. Nếu có thì phải chăng ngƣời đó cũng phải ép mình, cũng phải tự đấu tranh vô cùng khốc liệt với những giằng xé trong nội tâm.
Từ Đạo Hạnh trong vai trò là một đại sƣ đức cao vọng trọng nên luôn phải sống trong khuôn vàng thƣớc ngọc, sống theo đạo, sống khuyên con ngƣời từ bỏ vật chất, diệt dục, sống hƣớng thiện. Nhƣng mấy ai biết rằng đằng sau tấm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
gƣơng đƣợc ca ngợi kính trọng ấy là bi kịch của một con ngƣời không đƣợc sống hạnh phúc, không tìm đƣợc ý nghĩa của cuộc đời. Tuy giảng đạo cho dân chúng nhƣng ngài cũng luôn băn khoăn tự hỏi “Ta có thật lòng tin rằng có niết bàn”[35;tr427]. Càng ngày ngài càng phải đối mặt với cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa một bên là những lời giảng cho chúng sinh một bên là thật lòng mình. Khao khát hạnh phúc đời thƣờng, hạnh phúc trong cuộc sống trần tục vẫn là khao khát mãnh liệt nhất vì vậy mà ngài không thể tự lừa dối bản thân đƣợc. Quyết định từ bỏ kiếp sống hiện tại để đầu thai sang kiếp khác để thỏa mãn những gì mình chƣa kịp hƣởng thụ ở kiếp trƣớc là một biểu hiện về lòng khao khát cõi trần chứ không phải cõi niết bàn của ngài. Từ Đạo Hạnh là nhân vật có thật trong lịch sử nhƣng nhà văn không đóng khung nhân vật trong vai trò lịch sử của họ mà chủ yếu đi vào quá trình diễn biến tâm lý của nhân vật, để nhân vật đúng là con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt có tốt – xấu, yêu –ghét, ham muốn…nhƣ bao nhiêu con ngƣời khác. Nhà văn không thần thánh họ nhƣng cũng không nhằm “giải thiêng”, hạ thấp họ mà thông điệp của Võ Thị Hảo rất rõ ràng đó là hãy nhìn thẳng, đối mặt với sự thật và hãy nhìn đúng đắn, toàn diện, trân trọng con ngƣời bởi vì: Không có con ngƣời toàn vẹn.
Bằng tài năng hƣ cấu, tƣởng tƣợng nhà văn tạo ra cuộc gặp gỡ giữa Lý Thần Tông và sƣ bà chùa Trầm. Qua cuộc gặp gỡ đó nhà vua nhớ lại kiếp trƣớc và hiểu đƣợc căn nguyên của sự thiếu vắng, trống trải mơ hồ trong cuộc đời ngài. Một cuộc gặp gỡ đầy ngang trái vì lúc hai ngƣời nhận ra nhau và tìm ra hạnh phúc của cuộc đời mình nhƣng giữa họ có là một khoảng cách xa vời – khoảng cách của hai kiếp ngƣời nên không thể thay thế và xóa nhòa đƣợc. Những tƣởng rằng đã phải dùng hai kiếp ngƣời để đi tìm hạnh phúc thì nhà vua sẽ chấp nhận tất cả để siêu thoát cùng ngƣời tình năm xƣa nhƣng khát vọng quyền thế và ham mê sắc dục đã chiến thắng và ngài lại tiếp tục bỏ lỡ hạnh phúc của kiếp thứ hai. Dù trải qua hai kiếp luân hồi chƣa đƣợc một ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hạnh phúc nhƣng lòng ham hố quyền lực và sắc dục, ham muốn đƣợc hƣởng thụ chính là nét tính cách bất biến của nhân vật này.
Nguyên Phi Ỷ Lan qua sự dẫn dắt bằng những hƣ cấu tinh tế của Võ Thị Hảo đã khiến tác giả cảm nhận đƣợc những góc khuất trong tâm hồn bà. Dựa trên những cứ liệu lịch sử và hƣ cấu sáng tạo của Võ Thị Hảo, Ỷ Lan hiện lên không phải là một thánh bà mà trƣớc hết là một ngƣời phụ nữ bình thƣờng, tuy có công với đất nƣớc nhƣng cũng có những đức tính xấu nhƣ: ham mê quyền lực ghen ghét, đố kị với ngƣời khác…
Võ Thị Hảo cũng đã rất thành công khi dùng hành động để khắc họa nhân vật. Kết hợp với những diễn biến trong lịch sử một cách hợp lý với sự tƣởng tƣợng hƣ cấu đầy sáng tạo của mình, nhân vật trong Giàn thiêu hiện lên chân thực hơn và bộc lộ đúng tính cách mà nhân vật có. Qua đó tác giả cũng đã thể hiện thái độ đánh giá với nhân vật. Từ Lộ đƣợc khắc họa là nhân vật mang quyết tâm trả thù cho gia đình vì vậy chàng có những hành động khá quen thuộc nhƣ viết đơn bằng máu, lao đến đánh Đại Điên, từ bỏ tất cả để tu luyện nhằm trả thù. Ở Từ Lộ qua hành động của chàng ta thấy đƣợc bi kịch bất ngờ và đau xót của chàng trai trẻ. Tuy vậy trong hành động quyết tâm báo thù của chàng cũng có những phút nhƣ muốn quên đi để tìm đến hạnh phúc còn sót duy nhất của chàng là nàng Nhuệ Anh. Ở Từ Đạo Hạnh nổi bật nhất là hành động rũ bỏ kiếp sống hiện tại để mong đƣợc hƣởng thụ những thứ mà kiếp trƣớc đã bỏ lỡ, kể cả khi đã thành Lý Thần Tông hƣởng thụ mọi thứ trên cuộc đời nhƣng vẫn cảm thấy thiếu vắng điều gì. Đến lúc tìm đƣợc nhà vua cũng không từ bỏ vinh hoa phú quý và dục vọng hƣởng thụ của mình. Cho thấy bản chất của nhân vật là luôn hám hố hƣởng thụ, không từ bỏ đƣợc dục vọng trần thế. Khi khắc họa nhân vật đa diện Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh – Lý Thần Tông tác giả đã khiến ngƣời đọc cảm thấy gần gũi hơn với nhân vật này. Không thể khẳng định đƣợc nhân vật tốt hay xấu vì trong bản thân nhân vật cũng luôn là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
một cuộc tranh đấu giữa thiện và ác. Những mặt đa diện này của nhân vật khiến bạn đọc phải ngẫm nghĩ để tìm thông điệp tác giả muốn gửi gắm.
Nhân vật Ỷ Lan cũng là một nhân vật lịch sử đƣợc Võ Thị Hảo làm “sống dậy” đầy chân thực. Hành động bức chết Dƣơng Thái hậu và bấy mƣơi sáu cung nữ trong lịch sử khiến ngƣời đọc không khỏi ngỡ ngàng. Sau đó là một loạt hành động cho xây chùa, tô tƣợng, đúc chuông …của bà khiến ta liên tƣởng đến câu hỏi phải chăng đây là hành động “lấy lòng” thần thánh nhằm làm giảm nhẹ tội lỗi của bà. Từ đó nhân vật đƣợc khắc họa cụ thể hơn, đa chiều hơn, cho thấy cái nhìn rất sâu sắc của Võ Thị Hảo.
Ngoài ra hành động của các nhân vật khác nhƣ hành động tự vẫn của Nhuệ Anh, hành động chạy trốn giàn thiêu, hành động tố cáo tội ác của triều đình và tự sát của Lê Thị Đoan… cũng đều thể hiện bản lĩnh, tính cách của nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo. Qua những hành động này, Võ Thị Hảo đã hết lời ngợi ca phẩm chất tuyệt vời của những ngƣời phụ nữ Việt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CHƢƠNG 3
NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG GIÀN THIÊU