Sơ lƣợc bộ máy tổ chức và mạng lƣới hoạt động của ACB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên theo mô hình thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 52 - 56)

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu

2.1.1. Sơ lƣợc bộ máy tổ chức và mạng lƣới hoạt động của ACB

 Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẨN Á CHÂU  Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK

 Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh  Website: www.acb.com.vn

 Logo:

 Vốn điều lệ: 9.376.965.060.000 đồng (tính đến 31/12/2012)

 Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nƣớc và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính đƣợc ban hành vào tháng 5/1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu đã đƣợc thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Cho đến nay, sau 20 năm hoạt động, ACB đã nổi lên nhƣ một ngân hàng tiên phong hàng đầu trong công cuộc đổi mới để tăng trƣởng, khẳng định vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ tại các NHTM ở Việt Nam với sơ đồ cơ cấu tổ chức nhƣ sau:

Hình 2.1.Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu

Nguồn: http://www.acb.com.vn Trong đó:

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của

ngân hàng gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề đƣợc luật pháp và điều lệ ngân hàng quy định. Đại hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Ngân

hàng và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bổ nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát của Ngân hàng...

Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị ngân

hàng, có tồn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông mà không đƣợc ủy quyền. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lƣợc phát triển ngân hàng, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý ngân hàng, đƣa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt đƣợc các mục tiêu do đại hội đồng cổ đông đề ra.

Ban kiểm sốt: Do đại hội đồng cổ đơng bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động

tài chính của ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho đại hội đồng cổ đơng tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của ngân hàng.

Các Hội đồng: Do hội đồng quản trị thành lập, làm tham mƣu cho hội đồng quản trị trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, ngân hàng có 04 hội đồng, bao gồm:

 Hội đồng nhân sự có chức năng tƣ vấn cho hội đồng quản trị các vấn đề về chiến lƣợc quản lý và phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của ngân hàng.

 Hội đồng tín dụng có chức năng xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi; quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên tồn hệ thống.

 Hội đồng đầu tƣ có chức năng thẩm định các dự án đầu tƣ và đề xuất sáng kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tƣ.

 Hội đồng ALCO có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng.

Tổng giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc hội

đồng quản trị và trƣớc pháp luật về hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Giúp việc cho tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc, các giám đốc khối, kế toán trƣởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

Mạng lƣới kênh phân phối: Gồm 345 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:

 Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 107 phòng giao dịch.  Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh,

Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam ): 20 chi nhánh và 79 phòng giao dịch.

 Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đak Lak, Lâm Đồng, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận): 13 chi nhánh và 35 phòng giao dịch.

 Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau): 13 chi nhánh, 15 phòng giao dịch.

 Tại khu vực miền Đơng (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Vũng Tàu): 5 chi nhánh và 29 phòng giao dịch.

 Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên theo mô hình thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 52 - 56)