Xem xét lãnh đạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại công ty thí nghiệm điện miền nam (Trang 44 - 46)

2.2 Phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng

2.2.2.3 Xem xét lãnh đạo

SETC thực hiện việc xem xét Lãnh đạo đối với hệ thống chất lượng định kỳ một năm hai lần vào tháng 6 và tháng 12 hoặc khi có yêu cầu cần thiết của một thành viên Ban giám đốc đề xuất nhằm mục đích duy trì và cải tiến không ngừng hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chất lượng đã được thiết lập.

Nội dung xem xét lãnh đạo được thực hiện theo quy định được nêu trong TT 06 – Thủ tục xem xét của Lãnh đạo bao gồm các nội dung:

- Kết quả của đợt đánh giá nội bộ, đánh giá của Tổ chức chứng nhận, đánh giá của khách hàng.

- Các ý kiến phản ánh của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, ý kiến của Tổng Công ty Điện lực miền Nam, của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và của các cơ quan quản lý liên quan.

- Việc chấp hành các thủ tục, quy định, quy trình, hướng dẫn của hệ thống quản lý chất lượng, các tiêu chuẩn liên quan.

- Quá trình và kết quả thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa, kết quả thực hiện các ý kiến của Ban giám đốc sau lần xem xét lần trước.

- Các thay đổi về hệ thống văn bản, nhân sự, điều kiện cơ sở hạ tầng, thiết bị. - Các ý kiến đề xuất của cán bộ, nhân viên trong công ty.

Sau cuộc họp xem xét, các thành viên Ban Lãnh đạo và các phịng ban sẽ được thơng báo bằng văn bản kết quả của cuộc xem xét và ý kiến chỉ đạo của Giám đốc.

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát về hoạt động xem xét lãnh đạo của SETC

Các yêu cầu Mức độ đánh giá Trung

bình Điều khoản 5.0: Trách nhiệm của lãnh đạo 1 2 3 4 5

1 Hoạt động xem xét của lãnh đạo được

thực hiện như thế nào? 0 0 5 22 3 3,93

2

Các kết luận, chỉ đạo sau buổi họp xem xét của lãnh đạo được thực hiện như thế nào?

0 0 6 24 0 3,80

(Nguồn: phụ lục 02)

Trong biên bản họp xem xét Lãnh đạo năm 2017 cho thấy cơng ty có thực hiện đầy đủ các buổi họp xem xét Lãnh đạo, và trong cuộc họp có trao đổi, thảo luận đầy đủ các nội dung mà Lãnh đạo công ty đã cam kết (đính kèm Phụ lục 6). Đồng thời, qua kết quả khảo sát tại bảng 2.10, mức độ đánh giá hoạt động xem xét của lãnh đạo cấp cao SETC và các kết luận, chỉ đạo sau buổi họp xem xét của lãnh đạo cấp cao được thực hiện có hiệu quả khi đạt 3,93 và 3,8, trong đó, mức độ đánh giá tương ứng lần lượt ở mức 4 là 22/30 phiếu (73,3%) và 24/30 phiếu (80%), ở mức 5 là 3/30 phiếu (10%). Nguyên nhân mà hoạt động xem xét lãnh đạo cấp cao SETC thực hiện

có hiệu quả là do cuộc họp xem xét được tổ chức đúng định kỳ và các nội dung trong cuộc họp có đầy đủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008, thực hiện đúng theo cam kết trong sổ tay chất lượng của công ty (xem phụ lục 6 về các biên bản họp xem xét lãnh đạo cấp cao của SETC các năm 2015, 2016, 2017).

Tuy nhiên, cũng có 5/30 phiếu (16,7%) và 6/30 phiếu (20%) ý kiến cho rằng hoạt động xem xét và chỉ đạo sau buổi họp của lãnh đạo đưa ra tuy có phân tích các ngun nhân của những mặt hạn chế nhưng chưa có cơ chế giám sát các giải pháp cải tiến này, dẫn đến việc các bộ phận liên quan chậm trễ trong quá trình giải quyết và khắc phục. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do Cơng ty Thí nghiệm điện miền Nam chịu sự chi phối của Tổng công ty Điện lực miền Nam từ tất cả các quy định, quy chế về nhân sự, lương thưởng, chi phí, quy trình mua hàng,… nên các quy định, quy chế, quy trình tại SETC hiện nay đều do Tổng công ty Điện lực miền Nam xây dựng và ban hành xuống cho SETC thực hiện, SETC dựa vào đó để chỉnh sửa lại cho phù hợp với cơng ty. Do đó, khi Tổng cơng ty Điện lực miền Nam chưa thực hiện xây dựng các phương pháp, cách thức để đánh giá, đo lường các quy trình nên Cơng ty Thí nghiệm điện miền Nam cũng chưa có cơ sở để xây dựng, vì vậy mà một số quy trình tại SETC đến cuối năm 2017 vẫn chưa được xây dựng phương pháp đánh giá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại công ty thí nghiệm điện miền nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)