Các hình thức quảng cáo qua truyền hình 17 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút quảng cáo của trung tâm truyền hình việt nam tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 31)

2.7.1 Tài trợ

Hiện nay, có 2 dạng quảng cáo thông qua tài trợ phổ biến là Tài trợ phát sóng và Tài trợ sản xuất Chương trình. Để thực hiện hình thức quảng cáo này, các TC-DN thực hiện quảng cáo trên truyền hình phải đạt được những điều kiện sau:

- Có trong tay chương trình hay tiết mục truyền hình với nội dung mong

muốn

- Có trong tay khung giờ nhiều khán giả xem để phát sóng.

Các TC - DN có thể chọn một trong ba cách sau đây để có trong tay chương trình hay tiết mục phục vụ cho mục đích quảng cáo của mình:

- Mua thành phẩm của nhà sản xuất chuyên nghiệp dành cho truyền hình (packager). Cách làm này hiện nay phổ biến nhất. Từ năm 1959, A. Bellaire đã phân loại cách bảo trợ (sponsorship) chương trình để dùng nó như cơng cụ quảng cáo cho mình theo những phương thức như sau:

 Phương thức một mình một cõi (Full Program Sponsorship) trong đó

người chủ quảng cáo cung cấp chương trình mỗi tuần.

 Phương thức trao đổi luân lưu (Alternate Sponsorship) hai chủ quảng

cáo thay nhau mỗi người chịu trách nhiệm một tuần nhưng chủ quảng cáo bạn cũng được góp mặt mỗi tuần.

 Phương thức phân chia nhiều mảnh (Segment Sponsorship) một số chủ

quảng cáo cắt chương trình (thường dài trên một tiếng đồng hồ) một buổi ra từng mảnh và chia phí tổn.

 Phương thức giải toả ngân sách (Budget Relieve) tùy theo mùa và tùy

theo lợi ích của mình, hai chủ quảng cáo có thể nhường phần chương trình mình đang nắm cho bạn để hai bên cùng có lợi.

 Phương thức tiết mục thịnh diễn (Special Event): cung cấp chương

trình đặc biệt có tỷ lệ thính thị cao như tuyển cử, phát thưởng, trận đấu thể thao.

 Phương thức tiết mục đặc biệt (Special Program): cung cấp chương

trình như kịch, âm nhạc, phóng sự, tạp hý nhưng khơng thuộc loại thường xuyên hàng tuần mà chỉ được lập trình đặc biệt ở một thời điểm nào đó.

 Phương thức chương trình thời sự (News Program)

 Phương thức chương trình giờ trống (Participating Program) bằng cách

cung cấp những chương trình vào giờ trống (Fringe Hours) như trước 9 giờ sáng và sau 11 giờ đêm để được giá rẻ.

 Phương thức chương trình ngắn buổi trưa: ví dụ chương trình ngắn 15

phút như phim kịch chương hồi, đố vui, tạp hý, dạy làm đẹp ...nhắm các bà nội trợ. Mức độ quan tâm của khán giả xem truyền hình là một trong những yếu khiến các DN và TC quyết định lựa chọn chương trình và lựa chọn đài truyền hình để thực hiện quảng cáo. Arther Bellaire đã phân loại chương trình dùng làm cơ sở cho quảng cáo ở Mỹ làm 7 loại như sau:

 Phim Kịch (Drama) như phim truyện thông thường, phim trinh thám, phim mạo hiểm, phim cao bồi Viễn Tây ...

 Chương trình thi đố (Quiz hay gameshow) với sự tham gia của khán giả

 Chương trình tạp hý (Varieties) (thiên về âm nhạc hay hài hước ...)

 Thể thao (Sports)

 Thời sự (News)

 Các loại khác (âm nhạc, phỏng vấn ...)

TC - DN sẽ nghiên cứu các thể loại nói trên để xem loại nào hợp với tên tuổi và mặt hàng của mình, và trong một thể loại nào đó, đâu là chương trình cá biệt có thể

sử dụng được. TC - DN nếu có điều kiện về tài chính hơn thì có thể lựa chọn một

chương trình đặc biệt, hiếm có, tuy đắt tiền nhưng gây được tiếng vang.

2.7.2 TVC: Television Commercial

Phim quảng cáo thương mại trên truyền hình, có thời lượng phổ biến từ 10 giây – 45 giây, chuyển tải những nội dung đặc sắc nhất của sản phẩm, nhãn hiệu thương mại. Đây là hình thức quảng cáo truyền hình phổ biến nhất hiện nay với ưu điểm độc lập, lưu động. TVC thường được phát vào các điểm (spot) trước, sau hay xen kẽ vào giữa hai chương trình hoặc vào trong chương trình (participation).

2.7.3 Pop - up

Quảng cáo bằng hình thức pop - up là một hình thức quảng cáo mới, hiện đại với ưu điểm là có thể quảng cáo trực tiếp trong chương trình, khơng phải gián đoạn, cắt cảnh, người xem có thể cùng lúc theo dõi diễn biến của chương trình truyền hình cũng như nội dung quảng cáo. Hiện nay, Quảng cáo trong các chương trình truyền hình dưới dạng Pop -up là một hình thức quảng cáo đang phát triển nhanh và được

rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo ưa chuộng. Để phát sóng quảng cáo

Pop - up, khách hàng gửi đĩa CD data chứa định dạng pop-up dưới dạng file *.tga với quy định sau:

 Hình ảnh tĩnh hoặc động; Khơng có tiếng

2.7.4 Tự giới thiệu

Hiện nay, các spot quảng cáo thường có thời lượng ngắn, vì vậy chỉ thể hiện được một phần rất nhỏ các đặc điểm, thông tin của sản phẩm, thương hiệu. Hình thức tự giới thiệu sản phẩm có thời lượng dài hơn, do đó mà nhà sản xuất, nhà kinh doanh

có thể cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn về sản phẩm, dịch vụ của mình cho

khách hàng. Nói cách khác, tự giới thiệu đem đến cho người xem truyền hình cái nhìn

sâu hơn, rõ ràng hơn về sản phẩm của nhà sản xuất. Người xem sẽ được tư vấn,

hướng dẫn cụ thể về cách lựa chọn và sử dụng sản phẩm.

Doanh nghiệp có thể tự sản xuất chương trình Tự giới thiệu hoặc kết hợp với đài truyền hình để sản xuất chương trình này. Thời lượng chương trình khơng hạn chế nhưng thường tốt nhất nên giới hạn ở thời lượng từ 5 – 10 phút, nội dung sẽ cô đọng, tránh dàn trải.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút quảng cáo của trung tâm truyền hình việt nam tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)