Máy nghiền bi thường được trang bị các ổ guốc trượt (hình). Trước khi khởi động máy nghiền bi cần phải bơm dầu vào thân ổ đỡ và cổ trục máy nghiền để bôi trơn
ổ đỡ, làm giảm mức cho phép ma sát giữa hai bề mặt kim loại. Trong quá trình
máy nghiền làm việc cần phải đo và khống chế nhiệt độ ổ đỡ (đo trực tiếp) hay
đo nhiệt độ ổ đỡ thông qua nhiệt độ dầu bơi trơn, nhưng nhiệt độ khơng chính
xác cao vì dầu dẫn nhiệt kém. Ổ đỡ guốc trượt thường được trang bị hai bộ cảm biến nhiệt, một bộ để báo khi nhiệt độ lớp đệm đạt 65C, bộ thứ hai để dừng máy nghiền bi khi lớp này nóng đến 80C. Việc sử dụng hệ thống làm lạnh bằng nước và sự tuần hoàn cưỡng bức của dầu bôi trơn cũng giúp làm giảm nhiệt độ của ổ
đỡ.
+ Bi nghiền: Công suất của máy nghiền bi phụ thuộc rất nhiều vào kích cỡ bi và hệ số nạp đầy bi nghiền. Năng suất nghiền tốt nhất khi nạp vào máy nghiền các
viên bi có kích thước khác nhau. Tỷ lệ của các loại bi đạn có đường kính khác
nhau phụ thuộc vào khả năng nghiền của vật liệu và được xác định bằng thực
nghiệm.
Trong ngăn nghiền thứ nhất xảy ra va đập là chính, vì vậy sử dụng loại bi có đường kính lớn 100 − 110mm với khối lượng 25 − 30% tổng khối lượng bi
đạn nạp. Trong ngăn nghiền thứ hai xảy ra đồng thời sự va đập và chà sát nên
có thể nạp các loại bi có đường kính 35, 50 và 60mm với khối lượng khác nhau.
Cơ chế nghiền trong ngăn thứ 3 chủ yếu do tác dụng chà sát nên có thể nạp loại
bi cầu 20 − 300mm hoặc bi hình trụ. Bi nghiền hình trụ có đường kính 10 − 26mm và thơng thường chiều dài gấp đơi đường kính.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. HUỲNH THỊ HẠNH
45
SVTH: VŨ QUỐC THỐNG – 1713363 NGUYỄN THÀNH LUÂN − 1812998