Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu la_ngosytrung (Trang 31 - 33)

- Nhóm các yếu tố chủ quan: Chiến lược phát

1.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu Luận án bao gồm cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Đối với mỗi loại dữ liệu trên, NCS lại có phương pháp thu thập riêng để có được nguồn dữ liệu trung thực, đáng tin cậy nhất để phục vụ cho việc phân tích

thực trạng chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng.

1.2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Để có được dữ liệu thứ cấp, NCS thu thập các cơng trình nghiên cứu trước có

liên quan đến NLCLC và chính sách NLCLC đã được cơng bố như: đề tài nghiên cứu, giáo trình, sách tham khảo, các bài tạp chí khoa học chuyên ngành, các bài viết mang tính nghiên cứu và trao đổi trên các diễn đàn internet, các văn bản pháp luật của nhà nước cũng như của Tp. Đà Nẵng có liên quan, các báo cáo, tài liệu của Sở Nội vụ và một số cơ quan khác của Tp. Đà Nẵng. Sau khi thu thập các tài liệu trên, NCS thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo theo gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong Luận án để thuận tiện cho việc mã hóa các dữ liệu này.

1.2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Để thu thập dữ liệu sơ cấp, NCS sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát qua

bảng hỏi. Đối tượng điều tra bao gồm các nhà quản lý và các đối tượng được tiếp nhận theo chính sách NLCLC đang cơng tác trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng (8 cơ quan được chọn: Sở Nội vụ, Sở Công thương, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Y tế, Sở Khoa học cơng nghệ, Sở Tài chính, Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn,

Nghiên cứu tài liệu trong nước và nước ngoài

Điều tra bằng bảng hỏi đối với

các nhà quản lý, các đối tượng chính sách NLCLC đang công tác trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng

Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh Đề xuất các giải pháp hồn thiện chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng

Sở Kế hoạch và đầu tư). Từ những ý kiến, nhận định, đánh giá của người trả lời bảng hỏi, NCS phân tích dữ liệu để phục vụ cho việc việc đánh giá thực trạng chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng.

Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế có liên quan đến q trình thực hiện chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng. Quy mơ mẫu và nội dung bảng hỏi được trình bày dưới đây:

- Về mẫu bảng hỏi: Việc điều tra, khảo sát để thu thu thập thông tin dự kiến hướng vào các đối tượng như:

(1) Các đối tượng đang tham gia vào chính sách;

(2) Các đối tượng đã từng tham gia chính sách nhưng đã từ bỏ; (3) Các đối tượng bên ngồi, khơng tham gia vào chính sách; (4) Các nhà quản lý trực tiếp đối với các đối tượng chính sách.

Tuy nhiên, qua q trình nghiên cứu thực tiễn chính sách của Tp. Đà Nẵng, NCS đã nhận thấy, trong tổng số 351 cá nhân được thu hút vào làm việc trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng hơn 10 năm qua (gồm 289 người được tuyển dụng và bố trí cơng tác ngay, 62 người được tuyển dụng và cử đi đào tạo sau đó được tiếp nhận trở lại cơng tác), đến nay, chưa có đối tượng nào từ bỏ cơng việc của mình, cho nên đối tượng (2) này đã khơng cịn được xác định trong phạm vi đối tượng được khảo sát. Về ý kiến của các đối tượng bên ngồi, khơng tham gia vào chính sách, việc thu thập thông tin được hiện hiện thuận lợi thông qua các trang thơng tin mạng xã hội, do đó, NCS thực hiện việc điều tra, khảo sát tập trung hướng vào các đối tượng đang tham gia vào q trình chính sách và các nhà quản lý trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng.

Tính đến hết năm 2013, đã có 351 đối tượng được tiếp nhận theo chính sách

NLCLC làm việc trong 18 cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng (16 sở và 2 cơ quan ngang sở), trong đó có 8 sở chiếm tỷ lệ cao nhất với tổng số 220 người, bao gồm: Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương. Trong việc thiết kế mẫu điều tra, khảo sát, NCS dự kiến khảo sát ý kiến của 70 nhà

quản lý trung gian (trưởng phịng, phó trưởng phịng), 10 lãnh đạo cơ quan (giám đốc và phó giám đốc) và 220 đối tượng trong diện thu hút NLCLC đang cơng tác trong 8

sở nói trên. Như vậy, việc chọn mẫu điều tra, khảo sát được thực hiện bằng phương pháp “phi ngẫu nhiên”. Với kích thước mẫu khảo sát là 220 trong tổng số 351 đối tượng được thu hút (chiếm 63%) và 80 trong tổng số hơn 100 nhà quản lý của 8 cơ

quan được khảo sát, về phương diện nghiên cứu khoa học, có thể khẳng định, mẫu điều tra này là phù hợp. Kết quả khảo sát thực tế là: trong số 220 đối tượng NLCLC được hỏi, đã có 214 người trả lời phiếu điều tra; 76 người trả lời phiếu điều tra trong

tổng số 80 nhà quản lý được hỏi. Đối với các dữ liệu sơ cấp thu được từ các bảng hỏi, NCS sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để lượng hóa mức độ đánh giá của các đối tượng trả lời đối với chính sách nhằm làm rõ thực trạng chính sách của Tp. Đà Nẵng.

- Về nội dung bảng hỏi: Nội dung phiếu điều tra, khảo sát gồm hai phần: phần

giới thiệu của NCS và phần trả lời câu hỏi dành cho các đối tượng khảo sát.

Phần giới thiệu của NCS về đề tài nghiên cứu được thiết kế nhằm đảm bảo

thơng tin tin cậy và tính minh bạch của việc khảo sát.

Phần trả lời gồm các câu hỏi đóng được thiết kế với nội dung riêng nhằm thu

thập thông tin theo định hướng của NCS theo hai nhóm đối tượng: nhà quản lý và các

đối tượng chính sách NLCLC đang cơng tác trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của

thành phố. Việc thiết kế bảng hỏi được thực hiện dựa trên nguyên tắc khoa học. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, NCS đặt ra các câu hỏi khảo sát, sau đó, tổ chức lấy ý

kiến góp ý của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan. Trên cơ sở các ý kiến góp ý đó, NCS hồn thiện phiếu

điều tra, khảo sát cả về hình thức và nội dung trước khi đưa vào sử dụng chính thức.

Một phần của tài liệu la_ngosytrung (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)