- Có sức khỏe và năng lực công tác tốt: Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng giao tiếp ngoạ
1 Nội dung này đã được phân tích trong Mục 2 2.4 “Tiêu chí về nhân lực chất lượng cao”.
2.4.3 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Đôn g Trung Quốc
Tỉnh Quảng Đông nằm ở phần Nam đại lục Trung Quốc, là địa phương có diện tích và dân số lớn: trên 90 triệu dân và 21 thành phố trực thuộc. Quảng Đông là địa phương đi đầu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. Sau 30 năm cải cách và mở cửa (kể từ năm 1979), Quảng Đơng đã có những biến đổi hết sức to lớn, không ngừng giành được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội: tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh giai đoạn 2000-2010 đạt 13,7%/năm; năm 2010, tổng giá trị sản phẩm của tỉnh đạt 3460,6 tỷ RMB, tăng 13,5% so với năm trước, chiếm 1/8 GDP cả nước, ngân sách tài chính nguồn từ Quảng Đông đạt 875 tỷ RMB, chiếm 1/7 cả
nước, kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 734 tỷ USD, chiếm 1/3 cả nước, v.v. [50]. Sự phát triển nổi bật của tỉnh Quảng Đông trong thời kỳ cải cách được lý giải gắn với
nhiều chính sách, trong đó có chính sách thu hút NLCLC vào bộ máy HCNN.
Chính sách thu hút NLCLC của tỉnh Quảng Đông hiện nay được thực hiện với một cơ chế mở, linh hoạt: không ràng buộc hộ khẩu, người được tuyển có thể cơng tác
thêm ở nơi khác để tăng thu nhập, miễn là không ảnh hưởng đến công việc tại cơ quan, việc tuyển người có tài năng không phân biệt văn bằng, địa vị xã hội hay quốc tịch.
Với một cơ chế mở trong việc thu hút NLCLC, tỉnh Quảng Đông đã tạo thuận lợi cho người tài chủ động tìm đến với bộ máy chính quyền của tỉnh, khắc phục được tình
trạng “chảy máu chất xám” sang khu vực tư nhân, nhất là các sang các tập đồn đa
quốc gia. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Đông đã và đang thực hiện thành cơng chính sách thu hút Hoa kiều tài năng từ khắp nơi trên thế giới. Trung Quốc hiện là quốc gia có lượng kiều bào sống ở nước ngồi nhiều nhất thế giới với hơn 30 triệu Hoa kiều, trong số đó, có rất nhiều người có tài năng vượt trội, đang là những nhà khoa học xuất sắc, nhà quản lý các tập đoàn đa quốc gia đầy kinh nghiệm, rất cần thiết cho sự phát triển
của một cường quốc như Trung Quốc hiện nay và trong tương lai. Nhận thức được
điều đó, nhiều địa phương ở Trung Quốc, trong đó có tỉnh Quảng Đơng đã có những
chiến lược dài hạn và những sách lược cụ thể để thu hút Hoa kiều tài năng về phục vụ cho bộ máy chính quyền của tỉnh. Cách là của tỉnh Quảng Đơng là thường xun cử những đồn tuyển dụng NLCLC với quy mô lớn đến các quốc gia châu Âu và Châu
Mỹ để tuyển dụng những người có tài năng là các lưu học sinh ưu tú. Kết quả là, từ
năm 1994 đến nay, với chính sách thu hút Hoa kiều tài năng, tỉnh Quảng Đông đã thu hút được hơn 600 học giả, chuyên gia ưu tú từ nước ngoài trở về làm việc cho bộ máy HCNN của tỉnh. Tất cả họ đều đang cống hiến cho tỉnh những nghiên cứu đột phá
trong các lĩnh vực quan trọng như: cơng trình hàng khơng vũ trụ, ngành truyền dẫn nhiệt độ cao, ngành sinh học- gien, v.v. Hiện nay, lớp các nhà khoa học được khuyến khích du học tại các quốc gia tiên tiến từ những năm 1980-1990 (thời kỳ bắt đầu tiến hành cải cách ở Trung Quốc), đã trở về ngày càng nhiều do điều kiện và cơ hội làm
việc trong nước tốt lên và họ đang tận tâm cống hiến tài năng cho bộ máy HCNN của trung ương cũng như của các địa phương Trung Quốc [17, tr.57].
Với cách làm linh hoạt trên, tỉnh Quảng Đông đang duy trì được một NLCLC trong bộ máy HCNN. Có thể nhận thấy, các nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Đông đã và đang biết phát huy tối đa sức mạnh của mỗi cá nhân, mỗi địa phương của một quốc gia đông dân nhất thế giới. Những bài học kinh nghiệm về việc thu hút NLCLC một cách mở rộng, minh bạch, công bằng cùng với những thành công trong việc thu hút kiều bào tài
năng của tỉnh Quảng Đơng là rất đáng quan tâm trong q trình xây dựng và thực hiện chính sách NLCLC cho bộ máy HCNN của các địa phương ở Việt Nam.