1. Project management plan
5.1.2. Các hình thức kết thúc dự án
Một dự án có thể kết thúc khi đã giải quyết được các công việc, yêu cầu cơ bản của dự án, hoặc khi dự án đã ngừng hoặc giảm các hoạt động, hoặc khi dự án bị hỗn vơ thời hạn, khi các nguồn lực đã đƣợc chuyển qua dự án khác.
Có rất nhiều dấu hiệu và tín hiệu chỉ ra rằng dự án đang thực sự gặp trục trặc. Lúc đó, sẽ hợp lý khi xem xét cách thức dự án có thể kết thúc. Có ba cách chính để kết thúc một dự án: kết thúc hoàn toàn, bổ sung - sát nhập và bỏ rơi.
(1)Kết thúc hồn tồn
Dự án ngừng hoạt động. Nó có thể kết thúc vì nó đã thành cơng và đạt được mục tiêu. Sản phẩm mới đã đƣợc phát triển và chuyển giao cho khách hàng; việc xây dựng đã hoàn thành và được bên mua chấp nhận; hoặc phần mềm đã được cài đặt và đang hoạt động.
Dự án cũng có thể bị ngừng do khơng thành cơng hay bị loại bỏ: loại thuốc mới không vượt qua được xét nghiệm về hiệu quả mang lại; sẵn có những lựa chọn thay thế tốt hơn hơn; hoặc sẽ phải tốn quá nhiều tiền và thời gian để đạt đƣợc hiệu suất mong muốn. Những thay đổi của mơi trường ngoại cảnh cũng có thể giết chết dự án.
Một trường hợp cá biệt về kết thúc hoàn toàn dự án là “chấm dứt tức thời”. Có nhiều kiểu chấm dứt tức thời. Có thể phân loại từ chấm dứt vì lý do chính trị tới chấm dứt dự án một cách vơ tình. Dù có dự tính trƣớc hay khơng, hai đặc điểm quan trọng của chấm dứt dự án tức thời là tính đột ngột của việc dự án chấm dứt và thiếu những dấu hiệu rõ rệt cho thấy sự chấm dứt sắp xảy ra.
Khi quyết định chấm dứt hoàn toàn dự án, sự kiện đáng chú ý nhất là tất cả các hoạt động chính của dự án sẽ ngừng. Tuy nhiên nhiều hoạt động về mặt tổ chức vẫn tiếp tục được thực hiện. Bạn phải thu xếp để điều chuyển các thành viên của dự án và chỉ định phụ trách các hoạt động khác nếu họ vẫn thuộc tổ chức mẹ. Tài sản, thiết bị và nguyên vật liệu thuộc dự án phải được sử dụng hết theo quy định trong hợp đồng dự án hoặc những thủ tục đã được quy định của tổ chức mẹ. Cuối cùng, phải chuẩn bị báo cáo tổng kết của dự án. Vấn đề này sẽ đƣợc nói chi tiết hơn trong phần sau.
(2)Kết thúc dự án bằng cách bổ sung - sát nhập
Hầu hết các dự án đều mang tính “nội bộ”, tức là nó do một nhóm dự án trong tổ chức mẹ thực hiện. Ví dụ như khi một công ty khi sát nhập và tách ra khỏi
một cơng ty mẹ, thì các dự án cũ của công ty con sẽ được chuyển thành dự án nhánh của công ty mẹ, hoặc các dự án của cơng ty mẹ có thể được chuyển giao nhƣ một dự án độc lập của công ty con.
Khi thành công của dự án dẫn đến việc kết thúc dự án bằng cách bổ sung, quá trình chuyển đổi thực sự khác biệt với kiểu kết thúc hoàn toàn. Trong cả hai trường hợp dự án đều không tồn tại nữa. Nhân sự, tài sản và thiết bị của dự án được chuyển từ dự án đang kết thúc sang bộ phận mới thành lập. Khi chuyển đổi từ dự án sang một bộ phận, một dự án khác, bạn sẽ phải đối mặt với những sức ép và trở ngại từ hoạt động chuyển đổi. Khi sát nhập bạn cần chú ý đến kinh nghiệm, khả năng của tổ chức chính (hoặc khách hàng) về công nghệ, nhân sự...
(3)Kết thúc dự án bằng cách bỏ rơi
Có một biện pháp kết thúc dự án khác mà nói đúng ra thì đó khơng phải là “kết thúc dự án”. Đó là “bỏ rơi dần dần bằng cách giảm ngân sách”. Cắt hay giảm ngân sách không phải là hiếm thấy, khi các giai đoạn hoạt động đi xuống thì phải giải quyết vấn đề cắt giảm ngân sách. Đôi khi người ta dùng việc cắt giảm ngân sách để che đậy việc kết thúc dự án.
Có thể có nhiều lý do vì sao giới lãnh đạo cấp cao không muốn kết thúc một dự án không thành công hoặc lỗi thời. Chẳng hạn, ở một số trường hợp, ngƣời ta khơng muốn thừa nhận rằng một ai đó đã sai lầm khi lựa chọn thực hiện và quản trị một dự án thất bại như vậy, kết thúc cái dự án khơng đạt được các mục tiêu đó chính là lời thừa nhận thất bại. Trong trƣờng hợp như thế, ngƣời ta để dự án bị bỏ rơi một cách từ từ. Ngân sách của dự án có thể bị cắt rất nhiều, gây cản trở đến việc tiếp tục thực hiện dự án và bắt buộc phải sắp xếp lại nhân sự của nhiều ngƣời trong nhóm dự án. Thực chất dự án đã đóng, nhưng nó vẫn tồn tại như một thực thể pháp lý với lượng nhân viên ít ỏi để duy trì sự tồn tại.