Các giai đoạn huy động vốn

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN LÝ DỰ ÁN (Trang 71)

M. Tài liệu hóa các vấn đề về kỹ thuật

O. Hoạt động tại hiện trường

10.1. Các giai đoạn huy động vốn

Vốn góp ban đầu

Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải đầu tư một số vốn nhất định. Đối với doanh nghiệp nhà nước (thuộc sở hữu nhà nước) nguồn vốn tự có ban đầu chính là vốn đầu tư của ngân sách nhà nước.

Trong công ty tư nhân, chủ doanh nghiệp phải có đủ vốn pháp định cần thiết để xin đăng kí thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ đơng đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành cơng ty. Mỗi cổ đơng là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ. Tuy nhiên, các cơng ty cổ phần cũng có một số hình thức khác nhau, do đó cách thức huy động vốn cổ phần cũng khác nhau.

Trong thực tế, vốn tự có của chủ doanh nghiệp thường lớn hơn nhiều so với vốn pháp định, nhất là sau một thời gian hoạt động và mở rộng kinh doanh.

Ưu điểm của vốn góp ban đầu là doanh nghiệp hồn tồn chủ động sử dụng vốn, khơng bị phụ thuộc vào bên ngồi. Nhưng nó cũng có nhược điểm là thường vốn góp ban đầu khơng lớn, trong doanh nghiệp nguồn vốn tự có chỉ chiếm khoảng 20% - 30% tổng vốn của doanh nghiệp.

Vốn từ lợi nhuận khơng chia để tái đầu tư

Hình thức huy động vốn này được hiểu là lợi nhuận của công ty sau thuế sẽ được giữ lại một phần cho việc tái đầu tư. Tức là, số lợi nhuận phát sinh sẽ không được dùng để chia lãi cổ phần cho các các cổ đơng. Do đó các cổ đơng sẽ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng thêm trong công ty.

Huy động vốn bằng lợi nhuận không chia là một phương thức khá hấp dẫn giúp tạo nguồn vốn nội lực. Điều này giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí và sự phụ thuộc vào bên ngồi.

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận giữ lại. Do đó, họ thường đặt ra áp lực đảm bảo có khối lượng lợi nhuận giữ lại đủ lớn. Từ đó, tự đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngày càng tăng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN LÝ DỰ ÁN (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)