KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Bản tin Khoa học Trẻ: Số 1 (2), 2015 (Trang 25 - 26)

Kiểm định sự tương tác giữa thuế của các quốc gia Đông Nam Á

Do giới hạn về mặt số liệu, bài nghiên cứu thực hiện kiểm định Granger về tác động nhân quả có thể có cho từng cặp biến. Trước khi kiểm định nhân quả Granger, bài nghiên cứu thực hiện kiểm định tính dừng các biến chuỗi thời gian đo lường số thu thuế ở các quốc gia để tránh hiện tượng hồi quy giả mạo trong q trình phân tích dữ liệu. Bài nghiên cứu kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu bằng kiểm định nghiệm đơn vị - Augmented Dickkey Fuller (ADF). Các chuỗi gốc không dừng, sẽ được lấy sai phân cho đến khi chuỗi dừng trước khi đưa vào mơ hình. Thêm vào đó, bài viết sử dụng phương pháp Johansen và Juselius (1990) để thực hiện kiểm định giả thuyết về mối quan hệ đồng liên kết giữa số thu thuế của các quốc gia Đông Nam Á, củng cố thêm cho kết quả kiểm định nhân quả Granger.

Bảng 3: Kết quá kiểm định sự tương tác giữa thuế của các quốc gia Đông Nam Á

(3a) Kiểm định tính dừng Biến Gía trị t-stat I(0) Giá trị t-stat I(1) TaxIndo -1.913 -6.497*** TaxLao -0.378 -4.738 *** TaxMalay -1.882 -4.987*** TaxPhi -1.807 -3.725*** TaxThai -1.546 -4.214*** TaxVN -5.047*** (3b) kiểm định Granger

Chiều tác động Chi-square stat

TaxThai  TaxVN 2.97*

TaxPhi  TaxVN 0.80

TaxMalay  TaxVN 0.54

TaxLao TaxVN 2.82*

TaxIndo TaxVN 0.23

(3c) Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen Giả thuyết H0 Giá trị riêng cực đại của ma trận Giá trị Trace Giá trị ý nghĩa (α =5%) không đồng liên kết 120.6007 94.15 R 1 0.80439 81.4409 68.52 R 2 0.69343 53.0658 47.21 R 3 0.66481 26.8324** 29.68 R 4 0.43859 12.9771 15.41

(***: tương ứng với mức ý nghĩa 1%, **: tương ứng với mức ý nghĩa 5%, * tương ứng với mức ý nghĩa 10%,)

Nguồn : do tác giả tính tốn

Như vậy, kết quả kiểm định tính dừng chỉ ra, chỉ có chuỗi dữ liệu thuế ở Việt Nam là dừng ngay chuỗi gốc [I(0)]. Trong khi đó, các chuỗi dữ liệu thuế ở những quốc gia còn lại dừng ở sai phân bậc 1 [I(1)]. Kiểm định Granger cho từng cặp biến kiểm định cho thấy, số thu từ thuế của Thái Lan và Lào có tác động có ý nghĩa đến số thu thuế của Việt Nam. Trong khi đó, chưa có bằng chứng thống kê về tác động của các nước còn lại đến số thu thuế của Việt Nam. Kết quả kiểm định vết ma trận (Trace) theo phương pháp Johansen cũng chỉ ra có ít nhất 3 mối quan hệ đồng liên kết giữa số thu thuế của các quốc gia Đông Nam Á. Như vậy, có thể kết luận rằng, tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa số thu thuế của các các quốc gia Đông Nam Á. Do giới hạn về chuỗi thời gian, bài nghiên cứu thực hiện các kiểm định với dữ liệu bảng nhằm củng cố hơn kết quả kiểm định. Kết quả kiểm định sự độc lập của các đơn vị chéo theo phương pháp của Perasan (2004), được hiệu chỉnh bởi Sarafidis & De Hoyos (2006) được trình bày trong bảng dưới đây:

Biến CD-test hệ số tương quan

Ycapitagrowh 6.57*** 0.333 TaxonGDP 2.12** 0.107

(***: tương ứng với mức ý nghĩa 1%, **: tương ứng với mức ý nghĩa 5%, * tương ứng với mức ý nghĩa 10%,)

Nguồn : do tác giả tính tốn

Như vậy, kết quả kiểm định của Perasan (2004), được hiệu chỉnh bởi Sarafidis & De Hoyos (2006) cho thấy cả hai biến số đều có hiện tượng các đơn vị chéo phụ thuộc ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả kiểm định này lần nữa đã chỉ ra sự tương tác của thuế và cả tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Đông Nam Á.

Như vậy, phân tích cho thấy dường như xu thế cạnh tranh thuế đang diễn ra trong khu vực, số thu thuế của một số quốc gia trong khu vực tương tác lẫn nhau. Có thể thấy rằng, chính sách thuế của mỗi quốc gia cần phải được đặt trong mối quan hệ với các quốc gia khác, đặc biệt các quốc gia trong khu vực. Việc xem xét chính sách thuế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay là rất cần thiết và cấp bách. Vì vậy, chính sách thuế của Việt Nam cần phải được xem xét cẩn trọng và có những bước cải cách mạnh mẽ nếu không muốn tụt hậu trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Kiểm định mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế

Phần tiếp theo của bài viết trình bày kết quả kiểm định Westerlund (2007) về mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Nam Á trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trước khi thực hiện kiểm định đồng liên kết, kiểm định tính dừng cho dữ liệu bảng bằng phương pháp kiểm định của Pesaran (2007) được thực thi. Đây là phương pháp kiểm định thuộc thế hệ hai, xem xét dựa trên giả định các đơn vị chéo không độc lập.

Bảng 5: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng

(5a) Kiểm định ính dừng CIPS* Mơ hình khơng có xu hướng Mơ hình có xu hướng

biến/chỉ số CIPS CIPS

Ycapitagrowth -3.692*** -4.357***

TaxonGDP -1.907 -2.775* (5b) Kiểm định đồng liên kết

Westerlund Mơ hình khơng Mơ hình có

có xu hướng xu hướng chỉ số giá trị giá trị Gt -5.029*** -4.974*** Ga -18.639*** -32.475*** Pt -9.568*** -12.631*** Pa -18.667*** -29.796*** (***: tương ứng với mức ý nghĩa 1%, **: tương ứng với mức ý nghĩa 5%, * tương ứng với mức ý nghĩa 10%,).

Nguồn : do tác giả tính tốn

Như vậy, kết quả kiểm định cho thấy, biến ycapitagrowth đều có tính dừng trong tất cả các kiểm định. Tuy nhiên, kết quả tính dừng của biến TaxonGDP chưa cho kết quả thống nhất. Ở phương pháp của Perasan (2007), biến TaxonGDP không dừng ở mơ hình khơng xu hướng và có tính dừng với mức ý nghĩa 10% ở mơ hình có xu hướng. Do chưa thể kết luận về tính dừng ở biến số TaxonGDP, các kiểm định về đồng liên kết cần được thực thi. Do đó, bài nghiên cứu thực hiện kiểm định đồng liên kết của Westerlund (2007). Kết quả kiểm định đồng liên kết cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa ycapitagrowth và TaxonGDP. Như vậy, có thể kết luận rằng, tồn tại một mối quan hệ dài hạn giữa thuế và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Đông Nam Á trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu Bản tin Khoa học Trẻ: Số 1 (2), 2015 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)