Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp làm
phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Phương pháp này được sử dụng để khảo sát và chọn lọc tư liệu, từ đó tổng hợp thành những nội dung cốt yếu để tiến hành phân tích và rút ra những định hướng cần thiết.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Căn nguyên văn hóa của phát triển kinh tế
Bằng việc nghiên cứu lịch sử kinh tế thế giới, Gregory Clark (Giáo sư Lịch sử Kinh tế, Đại học California ở Davis – tác giả cuốn A farewell to alms: A brief economic history of the world) cho rằng yếu tố tạo hình nền kinh
tế của một quốc gia là văn hóa và sự tiến hóa xã hội của quốc gia ấy chứ không phải yếu tố thể chế.
Clark đã đưa ra hai ví dụ cực đoan trong lịch sử loài người để chứng tỏ rõ ràng vai trò khống chế của văn hóa. Ví dụ đầu tiên về nền công nghiệp sợi ở Bombay (Ấn Độ). Từ năm 1857 đến 1947, công nghiệp tơ sợi ở Bombay đã phát triển trong một môi trường hết sức tự do, hơn nữa, tổn phí sản xuất hầu như là thấp nhất hồn cầu. Thế nhưng cơng nghiệp tơ sợi ở Bombay không cạnh tranh nổi với Anh, dù lương ở Anh cao gấp 5 lần. Ví dụ thứ hai là trường hợp các nước Bắc Âu. Ở Bắc Âu nổi tiếng là thuế cao và hoạt động kinh tế thì bị kiềm chế khá chặt chẽ bởi nhiều thứ luật lệ, quy định… Nhưng các nước ấy lại rất phồn vinh, năng suất đầu người khơng thua gì Mỹ và tăng trưởng đều đặn. Clark tóm lại, mức độ giàu nghèo của một quốc gia không do sự khác biệt ở thể chế khích lệ, song ở cách con người đáp ứng các khích lệ ấy. Dù khích lệ có thể là yếu ớt, song nếu người dân làm việc năng nổ, tích lũy, có tinh thần canh tân, thì kinh tế sẽ phồn thịnh. Ngược lại, dù thể chế có thúc đẩy mạnh mẽ đến đâu, nhưng người dân biếng nhác, ít tiết kiệm, và không chịu vứt bỏ những cơng nghệ lỗi thời, thì nền kinh tế sẽ thất bại. Từ kết luận này, Clark đề xuất, để những xã hội nghèo có thể tăng trưởng, thì phải thay đổi văn hóa bằng cách giúp những người ở các xã hội hậu tiến tiếp cận với các xã hội tiền tiến bởi vì khơng có xã hội nào có thể phát triển mà khơng trải qua biến thể văn hóa. Đồng thời, vì cho rằng văn hóa chứ khơng phải thể chế, mới là chìa khóa của tăng trưởng, Clark khuyến nghị các tổ chức quốc tế không nên cố gắng cải tổ thể chế các quốc gia chậm tiến bằng viện trợ vì những
biện pháp ấy chỉ làm giàu các quan chức tham nhũng ở các nước đó mà thơi. Tốt hơn, theo Clark, là cho phép tự do di dân, cho họ cơ hội tiến thân ở các nước tiên tiến.
Từ lý thuyết của Clark, chúng ta có thể thấy rằng văn hóa là nền tảng, là phương thức cơ bản để mỗi dân tộc lựa chọn cung cách đi ra khỏi quá khứ của mình. Văn hóa với tư cách là động lực của sự phát triển thì phải là văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa tổng thể, bao gồm toàn bộ các hoạt động và các giá trị sáng tạo còn lại qua lịch sử, thể hiện trên các lĩnh vực lao động, sinh hoạt vật chất và tinh thần. Văn hóa tác động đến hiệu quả kinh tế bằng các cách thức sau:
Một là, văn hóa thúc đẩy các giá trị được chia sẻ trong cộng đồng, những giá trị này quy định hành vi mà thành viên của cộng đồng thực hiện trong các quá trình sản xuất mang tính kinh tế. Truyền thống đóng một vai trị lớn lao đối với cung cách làm việc, và điều đó đến lượt mình sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động, nhất là trong giai đoạn tích luỹ ban đầu.
Hai là, văn hóa có thể ảnh hưởng đến tính
cơng bằng, mà tính cơng bằng này lại được xem xét trong các quyết định liên quan đến phân phối các nguồn lực để đạt được thành quả chung của cộng đồng.
Ba là, văn hóa là nhân tố quyết định đến mục
tiêu kinh tế và xã hội. Văn hóa góp phần định hướng nhu cầu tiêu dùng, thơng qua đó kích thích phát triển sản xuất và khoa học kỹ thuật.
Bốn là, việc tăng trưởng kinh tế thuần túy
cũng cần đến những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của văn hóa.
Năm là, nếu xem phát triển là một quá trình
tổng thể thì trong đó, văn hóa là tiêu chí hàng đầu.
Tóm lại, theo Nguyễn Trần Bạt (2011), văn hoá là động lực của sự phát triển chính là q trình trong đó con người được và tự trang bị cho mình những kiến thức, những hệ giá trị để có thể trở thành một nhân tố tạo ra sự phát triển
Văn hóa và phát triển kinh tế ở Việt Nam
Trong mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển kinh tế ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy mấy đặc trưng như sau:
Thứ nhất, theo Trần Quốc Vượng (2000), văn
nền văn hóa xóm làng, sức mạnh hay điểm yếu của truyền thống Việt Nam cũng từ đó mà ra. Nền văn hóa này dựa trên một cơ sở kinh tế tiểu nơng và cơ cấu xã hội làng xóm. Ở Việt Nam, cho đến đầu thế kỉ XVI, chỉ có một “kẻ chợ”, một đơ thị là Thăng Long, cịn tất cả là “kẻ quê” với một hệ thống chợ quê và những luồng buôn bán nhỏ, chứ hầu như khơng có những luồng thương mại lớn. Trí thức Việt phần lớn nằm ở làng quê, là các sư sãi, thầy đồ, thầy lang, thầy cúng, thầy bói… gắn với nơng dân. Ít sách vở, ít lý luận khái quát. Bởi những đặc điểm trên đã hình thành nên một cơ cấu tâm lý dân tộc tiểu nông, hạn hẹp, chủ tình, ưa dung hịa, làm ăn nhỏ, biện pháp nửa vời.
Thứ hai, xã hội tiểu nông với nền kinh tế tự
cung tự cấp, đồng thời lại phải thường xuyên chống lại ách xâm lăng nên hầu như trên dưới vua dân đều có tâm lý nghi kị người nước ngồi, điều đó đưa tới chính sách bế quan tỏa cảng. Về trật tự xã hội thì trọng Sĩ, về kinh tế xã hội thì trọng Nơng, Cơng – Thương thì chỉ là hạng ba, hạng tư. Mọi hoạt động của người dân đều xoay quanh mục tiêu “An cư lạc nghiệp”, tính di động, lưu động, lãng du là nền móng của một nền kinh tế đơ thị hầu như khơng tồn tại.
Thứ ba, thành phần chính yếu trong xã hội là
nông dân, mà nơng dân thì phải lo toan mọi điều, từ thiên tai, thủy lợi đến vua quan, thuế má nên phát sinh tâm lý cần kiệm, để dành, an phận thủ thường, có của thì chơn giấu khơng dám đưa ra kinh doanh. Trong đời sống thường nhật, người dân cố kết nơi làng xóm, mối quan hệ như vậy có cái tốt là mọi người gắn bó, cộng cảm, tương trợ đỡ đần lẫn nhau, nhưng cũng có mặt xấu là hay đố kỵ, xét nét lẫn nhau. Chính bởi thế, sự dấu lén phát sinh và dẫn tới buôn lậu – căn tính của xã hội nông nghiệp. Hơn nữa, giới tinh hoa của xã hội là Sĩ, Sư thì lại có tâm lý “nhà nho thanh bạch”, vui với cảnh nghèo, cá tính làm giàu hầu như khơng có. Làm kinh tế thị trường thì cần phiêu lưu và có tầm nhìn dài hạn, nhưng rủi thay, cái gốc xã hội nông nghiệp của Việt Nam thì khơng khuyến khích điều đó.
Thứ tư, một trong những điểm khiến cho
kinh tế Việt Nam chưa thể cất cánh là thiếu sự hỗ trợ và ủng hộ hiệu quả cho các công ty khởi nghiệp, cả về mặt cơ chế chính sách lẫn
nhận thức xã hội. Nhận thức xã hội kiềm chế ở đây chính là lịng đố kỵ, thói quen chê bai và “bới lơng tìm vết”. Những tật xấu đó có nguồn gốc từ nền kinh tế tiểu nông cục bộ, ngắn hạn; từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Hai nguyên nhân này, đến lượt nó thì cũng là những yếu tố cản trở rất lớn sự phát triển của kinh tế Việt Nam như đánh giá của Ban Kinh tế Trung ương tại Hội thảo Kinh tế Việt Nam 2016 – 2020 tổ chức vào ngày 4/9/2015 vừa qua: “Việt Nam vẫn là nền kinh tế khuyến khích nhập khẩu để gia cơng lắp ráp và mang tính đầu cơ. Vẫn mang đậm chất nền kinh tế tiểu nơng, nhỏ bé, “đóng kín”, thiếu liên kết, chưa có tầm nhìn tồn cầu. Cơng nghiệp nội địa vẫn nặng về khai thác tài nguyên và gia công, lắp ráp. Chưa thốt được nền hành chính “hành hạ” doanh nghiệp”
Thứ năm, vì chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Nho
giáo và cơ chế bao cấp nên giáo dục ở Việt Nam là giáo dục nặng về nhồi nhét và khơng khuyến khích sự sáng tạo – một trong những đặc tính để phát triển. Việc du nhập khơng có chọn lọc văn hóa ngoại lai cùng với cơ chế thị trường đã tạo ra ở Việt Nam nhiều biểu hiện lệch lạc về giá trị đạo đức như thói sĩ diện hảo, thói vơ trách nhiệm, bệnh vơ cảm, bệnh thành tích, tham ơ, hối lộ, tham nhũng, văn hóa “phong bì”, văn hóa “chạy”. Tất cả những tệ nạn này đã làm nền kinh tế - xã hội Việt Nam không thể phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của đất nước.
Bên cạnh những đặc tính văn hóa gây cản trở cho sự phát triển của xã hội, vẫn có những biểu tượng đặc trưng văn hóa Việt Nam phù hợp với sự nghiệp phát triển. Chủ nghĩa Mác – Lênin, một tinh hoa văn hóa – văn minh phương Tây đã được truyền bá vào Việt Nam, kết hợp với tinh hoa văn hóa phương Đơng mà chủ yếu nhất là tinh hoa văn hóa truyền thống Việt Nam đã tạo nên tư tưởng Hồ Chí Minh, dẫn tới những thắng lợi kỳ diệu của Cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Và, đã từ lâu trong xã hội Việt Nam, cái sự HIỆN ĐẠI là đồng nhất với CHỦ NGHĨA XÃ HỘI – con đường định hướng xã hội chủ nghĩa trở thành kim chỉ nam cho một sự tái cấu trúc xã hội muốn vươn tới hiện đại, bởi vì văn hóa Việt Nam truyền thống không chấp nhận một sự khác nhau quá sâu sắc giữa kẻ giàu và người nghèo. Nên chăng, chúng ta
hãy bắt đầu suy nghĩ đến nền kinh tế xã hội “kinh tế - văn hóa” mà nhà sử học Trần Quốc Vượng đã đề xuất.
Cơ sở hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam
Văn hóa là thành tố sâu xa nhất của sự phát triển. Nhưng điều gì đã quy định và hình thành nên văn hóa. Đứng trên quan điểm duy vật lịch sử, có thể luận giải cơ sở hình thành của bản sắc văn hóa ở Việt Nam dựa trên những thành tố sau:
Một là, yếu tố địa lý. Việt Nam nằm sát
Trung Quốc về phía Nam với một diện tích chỉ vào khoảng chừng một huyện của Trung Quốc, vì vậy hai biện pháp đã được áp dụng liên tục qua các triều đại trong quá trình giữ nước và dựng nước của Việt Nam là: (i) triệt để chống trả mọi xâm lăng quân sự, nhưng đồng thời (ii) chấp nhận và tiếp thu các khuôn mẫu văn hóa của Trung Quốc. Hai biện pháp trên có vẻ mâu thuẫn với nhau nhưng lại rất bổ sung cho nhau bởi ba lý do:
thứ nhất, điều kiện địa lý liền sông liền núi
của Việt Nam đối với Trung Quốc; thứ hai,
trong trật tự của thế giới Đông Á cổ truyền, tình hình bang giao với Trung Quốc thường mang ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của nước ta và thứ ba, Trung Quốc là trung tâm của văn minh Đông Á. Việc chấp nhận các khn mẫu văn hóa Trung Quốc có điểm tiêu cực là thế giới quan của người Việt bị giới hạn bởi thế giới quan Nho giáo và thể chế “triều cống” với Trung Quốc là trung tâm. Điều đó dẫn đến một nền giáo dục bảo thủ, trọng khoa cử, khơng khuyến khích sáng tạo. Hơn nữa, điều kiện thời tiết khí hậu và địa hình đất nước thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho việc trồng lúa nước, đã đưa đến sự hình thành một “bầu khí quyển tiểu nông” trong tâm lý xã hội Việt Nam. Và tâm lý tiểu nơng thì khơng phù hợp với việc phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.
Hai là, cơ sở kinh tế nông nghiệp trồng lúa
nước và mối quan hệ khăng khít nước – làng – nhà là một đặc điểm tiêu biểu tạo dựng nên nhiều đức tính riêng của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Như đã phân tích ở trên, bầu khí quyển tiểu nơng và cơ sở xã hội làng xóm có điểm hay nhưng cũng có điểm dở, và điểm dở này lại là lực cản rất lớn cho cơ chế thị trường.
Ba là, chủ nghĩa Mác – Lênin du nhập vào
Việt Nam và Việt Nam lựa chọn con đường phát triển chủ nghĩa xã hội. Đó khơng chỉ là sự tương xứng với căn tính quốc gia, dân tộc mà cịn đảm bảo được xu thế phát triển của nhân loại. Điều này đã được Shiba Ryotaro khẳng định trong buổi tọa đàm với chủ đề “Chiến tranh Nhật-Nga và chiến tranh Việt Nam”: “Nhằm cận đại hóa giai đoạn sản xuất ở Á châu, khơng có phương cách gì ngồi chủ nghĩa cộng sản không giáo điều, tức là chủ nghĩa cộng sản đã được Á châu hóa”.
Một số định hướng cơ bản
Từ việc nghiên cứu động lực của văn hóa đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và cội nguồn của nó, chúng tơi khuyến nghị một số định hướng nhằm xây dựng và phát triển ở Việt Nam một nền văn hóa phù hợp với xu thế và yêu cầu phát triển:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện Cuộc vận động
học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách hướng nó vào chiều sâu của việc thực hành trong đời sống và công việc hàng ngày;
Thứ hai, khuyến khích, cổ vũ và đi đến xây
dựng một nền giáo dục thực học thực dụng, thực nghiệp và sáng tạo bằng một sự đổi mới về nội dung và phương pháp học tập.
Thứ ba, hình thành và lan tỏa văn hóa đọc
trong dân chúng bằng việc dịch thuật các tác phẩm tiêu biểu của nhiều nền văn minh.
Thứ tư, trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại phải lấy tơn chỉ giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc làm đầu.
Thứ năm, xây dựng một nền văn hóa thực
hành bằng việc thiết lập các tiêu chuẩn, tiêu chí tương xứng với các lĩnh vực hoạt động và các vị trí xã hội khác nhau. Không hô vang bằng khẩu hiệu mà tập trung trọng tâm vào hành động thực tiễn.
Thứ sáu, xây dựng văn hóa doanh nghiệp,
văn hóa kinh doanh Việt Nam, nâng cao nhận thức của xã hội về giới doanh nhân.
Thứ bảy, nâng cao vai trò và vị thế, chăm lo
đời sống vật chất và tinh thần cho tầng lớp trí thức của nước nhà.
KẾT LUẬN
Tìm hiểu sự phát triển kinh tế từ giác độ văn hóa để có những chính sách đúng đắn nhằm giúp các quốc gia thốt nghèo là cơng việc đang được tiến hành mạnh mẽ và thu hút
chuyên gia từ nhiều ngành khác nhau. Trong giới hạn lý thuyết của Gregory Clark và thực tiễn vấn đề ở Việt Nam, chắc chắn là sẽ không đủ để hiểu đúng đắn và sâu sắc về động lực của văn hóa đối với tiến trình phát triển kinh tế nhưng sẽ góp phần làm sinh động thêm luận cứ cho mối tương quan văn hóa – kinh tế.
Việt Nam, đã, đang và sẽ đối mặt với những thách thức ghê gớm từ quá trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế, thiết nghĩ cần phải thực hiện những cuộc tiếp biến văn hóa để bồi bổ cho căn tính dân tộc những phẩm chất quý giá cần cho sự nghiệp phát triển bền vững và lâu dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. HUỲNH KHÁI VINH (2001). Những vấn đề văn hóa Việt Nam đương đại. Nxb Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội, 2001.