Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về năng lực đổi mới, phân tích đánh giá năng lực đổi mới của Việt Nam, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp nâng cao năng lực đổi mới, giúp đất nước tham gia AEC thành công và hiệu quả: (1) Năng lực đổi mới của Việt Nam nói chung, của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, chỉ có thể được nâng cao, một khi các cấp lãnh đạo thấu hiểu về đổi mới, tính cấp thiết, sống còn của việc nâng cao năng lực đổi mới, cùng cách quản lý hoạt động đổi mới một cách hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Để làm được điều này, trong các chương trình/khóa huấn luyện,
phổ biến kiến thức về hội nhập, cần bổ sung thêm kiến thức về Quản trị đổi mới. Về lâu dài, cần đào tạo bài bản kiến thức về Quản trị Đổi mới bằng cách đưa mơn học này vào chương trình đào tạo cao học về Quản trị kinh doanh và Chương trình bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ lãnh đạo. (2) Nhận thức đúng, sẽ dẫn đến hành động đúng. Trên cơ sở nhận thức đúng vai trò đặc biệt quan trọng của đổi mới, các cấp lãnh đạo sẽ có những quyết định đúng đắn trong việc xác định mức chi tiêu cho nghiên cứu khoa học, cùng cách chi tiêu và quản lý vốn đầu tư cho nghiên cứu sáng tạo một cách khoa học, hợp lý. Đặc biệt là cách trọng dụng, đãi ngộ đội ngũ các nhà nghiên cứu một cách xứng đáng.
(3)Gắn kết hoạt động của các viện nghiên cứu, trường đại học với hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và quốc tế, nhằm xóa đi những đứt gãy trong chuỗi hoạt động R&D, rút ngắn chu kỳ nghiên cứu - ứng dụng, nhanh chóng áp dụng các kết quả nghiên cứu đạt được.
(4) Phổ biến rộng rãi quy trình, cách thức đăng ký các bằng phát minh, sáng chế, công bố kết quả nghiên cứu trên trường quốc tế cho các nhà nghiên cứu Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi và có đãi ngộ xứng đáng cho các nhà nghiên cứu được cấp bằng sáng chế, được công bố kết quả nghiên cứu bởi các tổ chức quốc tế có uy tín. Bằng cách này sẽ giúp rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu sáng tạo.
(5)Năng lực đổi mới của Việt Nam chỉ có thể được phát triển bền vững, không ngừng, một khi có những “Con người Việt Nam chủ động, sáng tạo”. Chính vì vậy,
nhóm nghiên cứu cho rằng: Đào tạo, rèn luyện con người có tinh thần chủ động, sáng tạo và tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới là giải pháp nền tảng, xuyên suốt, vừa là giải pháp khẩn cấp, trước mắt, vừa là giải pháp cơ bản,lâu dài, phải thực hiện ngay và thực hiện mãi. Để xây dựng chương trình đào tạo “Con người Việt Nam chủ động, sáng tạo”, theo nhóm nghiên cứu, cần học tập kinh nghiệm của Mỹ và Đức, bắt đầu từ bậc giáo dục mầm non, cho đến đại học. Ngay từ nhà trẻ, mẫu giáo đã dạy cho các em biết chủ động trong ăn uống, vui chơi, ở các bậc học tiếp theo, thông qua môn “Giáo dục công dân” và các môn học khác dạy cho các em cách chủ động suy nghĩ, ra quyết định và hành động. Ở đại học và các bậc cao hơn, thông qua môn “Quản trị chiến lược” và các môn học quản trị
khác, dạy các kiến thức chuyên môn để các em có thể thực sự chủ động, dám đổi mới, thích đổi mới để có cuộc đời tốt đẹp hơn, trong mọi suy nghĩ và hành động của mình. Khơng chỉ học lý
thuyết mà còn yêu cầu các em thực hành, làm những công việc thiết thực, cụ thể để nâng cao tính chủ động, sáng tạo, ln đổi mới. Song song với việc đào tạo thế hệ trẻ, cần từng bước xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo, tái đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương, các doanh nhân, các bậc cha mẹ… về tính chủ động, sáng tạo và nâng cao khả năng chủ động, sáng tạo, để có thể kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để đào tạo “Con người Việt Nam chủ động, sáng tạo.