TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)

Một phần của tài liệu Bản tin Khoa học Trẻ: Số 1 (2), 2015 (Trang 33 - 35)

NCS.ThS. Bùi Võ Anh Hào

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF)

Email: haobva@uef.edu.vn

(Ngày nhận bài: 26/11/2015; Ngày duyệt đăng: 18/12/2015)

TÓM TẮT

Thời điểm Cộng đồng Kinh tế ASEAN (gọi tắt là AEC) chính thức đi vào hoạt động đã đến rất gần. Tham gia AEC sẽ mở ra rất nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt vị thế của Việt Nam trước vô vàn thách thức. Nhận diện được những cơ hội, thách thức đó mới là điều cốt lõi, nhưng quan trọng hơn nữa là phải tìm ra các biện pháp giúp đất nước tận dụng được những cơ hội, vượt qua những thách thức của vận hội này. Nâng cao năng lực đổi mới của quốc gia và của các doanh nghiệp chính là động lực giúp Việt Nam tham gia AEC thành cơng. Trong khn khổ có hạn của bài viết này, tôi - tác giả bài viết tập trung luận bàn về các khái niệm đổi mới, năng lực đổi mới và vai trò của đổi mới; Đánh giá năng lực đổi mới của Việt Nam và đề xuất một số khuyến nghị giúp nâng cao năng lực đổi mới.

Từ khóa: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), đổi mới, năng lực đổi mới.

ABSTRACT

It is almost time for the ASEAN Economic Community (AEC) to officially coming into operation . Joining the AEC will open up many opportunities and at the same will allow Vietnam to face many challenge. Identifying opportunities and new challenges is essential but it is also important to find measures to help the country take advantage of opportunities and overcome challenges. Enhancing the ability for the nation and businesses to innovate is the driving force to help Vietnam join the AEC successfully. In the limited scope of this article,I the author of this article, focuses on discussing concepts of changes for good and recommendations to enhance innovation capacity.

Keywords: ASEAN Economic Community (AEC), innovate , innovation capacity.

GIỚI THIỆU

Đúc kết từ quá trình nghiên cứu về kinh tế học hành vi, phân tích lợi thế cạnh tranh, phân tích hệ thống kinh tế quốc gia và chế độ xã hội... (Greenacre et al., 2012), lý thuyết đổi mới (Innovation theory) được khởi xướng bởi Joseph Schumpeter (1911), đã không ngừng phát triển trong suốt hơn một thế kỷ qua, với nhiều tác giả, nhiều trường phái

nghiên cứu. Xung quanh khái niệm “Đổi mới” (Innovation) tồn tại nhiều cách trình bày, diễn giải khác nhau. Theo OECD (2005): “đổi mới là một quá trình giới thiệu ra thị trường những sản phẩm, những quy trình mới hoặc được cải thiện đáng kể, ngồi ra bao gồm cả sự phát triển đổi mới trong tổ chức và các kỹ thuật Marketing” (Oslo Manual, 2005, p.15). Theo dự án “Tăng

cường hệ thống thông tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới của các nước Bắc-Nam Mỹ”, đổi mới là một quy trình của những nỗ lực để hình thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và duy trì cạnh tranh (Lugones, 2012). Theo Fagerberg, đổi mới liên quan

đến “sự kết hợp giữa kiến thức, năng lực, kỹ năng và nguồn lực” (Fagerberg, 2003) trong việc tìm kiếm lợi thế cạnh tranh thơng qua việc giảm chi phí sản xuất hoặc phát triển sản phẩm mới hoặc thay đổi những sản phẩm hiện có… Nội hàm của Đổi mới cũng dần thay đổi. Theo hệ thống phân loại của Schumpeter (1934, 1939), có 5 loại hình đổi mới: sản phẩm mới, phương pháp sản xuất mới, nguồn cung ứng mới, khai thác thị trường mới hoặc cách thức mới để tổ chức kinh doanh. Theo Lugones (2012), đổi mới bao gồm: đổi mới sản phẩm (Product innovation), đổi mới quy trình (Process innovation), đổi mới trong tổ chức (Innovation in organisation) và đổi mới trong

thương mại (Innovation in

commercialisation). Cịn theo OECD (2005), có 4 loại đổi mới cần phân biệt: đổi mới sản phẩm (Product innovation), đổi mới quy trình (Process innovation), đổi mới Marketing (Marketing innovation) và đổi mới tổ chức (Organisational innovation)… Dù trình bày theo cách nào chăng nữa, thì tất cả các tác giả, các trường phái đều có cùng chung nhận định, đổi mới giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, vì nó góp phần cải thiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành và quốc gia. Đổi mới thành công được xem là một nỗ lực chiến lược nhằm tạo nên sự khác biệt của tổ chức và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững

(Huizenga, 2000).

Cùng với sự phát triển của Lý thuyết đổi mới, khái niệm “Năng lực đổi mới” (Innovation capacity) cũng dần được hoàn thiện. Theo trường phái “năng lực cốt lõi” (Core competences), Gary Hamel và C.K Prahalad (1994) cho rằng, năng lực đổi mới được thể hiện ở 3 khía cạnh: Giá trị mang lại cho khách hàng cuối cùng; Tương đối độc đáo trong ý tưởng mà đối thủ cạnh tranh không dễ dàng nắm bắt được và khó có khả năng sao chép và tạo rào cản gia nhập ngành. Còn theo trường phái “năng lực động” (Dynamic capabilities), Teece and Pisano (1994) định nghĩa: “năng lực đổi mới của một tổ chức là khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng thuộc về nội lực và ngoại lực của doanh nghiệp để đáp ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh”. Szeto (2000) định nghĩa năng lực đổi mới là sự cải tiến liên tục về khả năng (Capabilities) và nguồn lực (Resources) mà doanh nghiệp sở hữu để khám phá và khai thác nhiều cơ hội cho sự phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Vượt ra ngoài phạm vi của một tổ chức, Kühne và các cộng sự (2013) định nghĩa năng lực đổi mới trong sự liên kết giữa các tác nhân của một chuỗi giá trị. Định nghĩa được phát biểu như sau: “Trong phạm vi chuỗi, năng lực đổi mới bao gồm tồn bộ q trình đổi mới xảy ra trong và giữa các thành viên của chuỗi. Q trình này được mơ tả bằng cách sử dụng hai chỉ số nguyên nhân của năng lực đổi mới: nỗ lực, các hoạt động và một chỉ số kết quả. Chỉ số nỗ lực nhằm phản ảnh những đầu tư vào nguồn nhân lực, tài chính, thơng tin. Chỉ số hoạt động thể hiện những nỗ lực được ứng dụng nhằm nâng cao xác suất hoặc xu hướng đổi mới đối với sản phẩm, thị trường... Cuối cùng, chỉ số kết quả đo lường dưới dạng vơ

hình hoặc hữu hình. Kết quả hữu hình thể hiện tốc độ tăng trưởng của thị phần và lợi nhuận, trong khi đó kết quả vơ hình đề cập đến sự tăng cường ổn định, hiệu quả và danh tiếng của doanh nghiệp...”. Như vậy, có thể hiểu năng lực đổi mới chính là mức độ hoặc khả năng mà một doanh nghiệp, một ngành hoặc một quốc gia sử dụng các nguồn lực để tiến hành các hoạt động đổi mới của mình như thế nào, năng lực đó có thể hướng đến đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức hoặc đổi mới Marketing. Về tầm quan trọng của năng lực đổi mới, các nhà nghiên cứu cùng chung nhận định với Higgins, khi cho rằng: “Một tổ chức chỉ có thể tồn tại và phát triển thịnh vượng trong thế kỷ 21 nếu như họ biết đánh giá năng lực đổi mới và có hành động chiến lược để nâng cao năng lực đó” (Higgins, 1995, pp 34-35). Kể từ khi lý thuyết đổi mới ra đời, phương pháp đo lường năng lực đổi mới luôn được quan tâm nghiên cứu (Tidd et al., 1993). Trải qua quá trình sàng lọc, các chỉ số chi tiêu R&D (R&D expenditures), số lượng bằng sáng chế (Patent counts) và chất lượng nguồn nhân lực… được xem là những chỉ tiêu cơ bản để đo lường năng lực đổi mới. Kết quả của quá trình cộng tác giữa Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và Mạng lưới kinh tế INSEAD đã hình thành bảng phân tích “Chỉ số đổi mới toàn cầu” (Global Innovation Index - GII). Bộ chỉ số GII gồm

hơn 60 chỉ tiêu, trong đó ba chỉ số vừa nêu được xem là cốt lõi. Giá trị của GII được tính

tốn dựa trên sự đánh giá của các tổ chức uy tín, như: Ngân hàng thế giới (World Bank),

UNESCO, OECD, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),

Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngân

hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank - ADB), đại học Yale, đại học

Columbia (Hoa Kỳ)...

Nâng cao năng lực đổi mới là biện pháp quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm và quốc gia, là giải pháp “cứu cánh” giúp Việt Nam vượt qua thách thức cam go nhất khi tham gia AEC – cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu không vượt qua được các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thua ngay trên sân nhà!

Vậy, năng lực đổi mới của Việt Nam đang ở đâu trong bảng tổng sắp của ASEAN, chúng ta thực sự có những điểm mạnh, điểm yếu gì trong lĩnh vực này?

Một phần của tài liệu Bản tin Khoa học Trẻ: Số 1 (2), 2015 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)