CỦA VIỆT NAM SO VỚI CÁC QUỐC GIA ASEAN
Theo báo cáo GII trong 2 năm 2013 và 2014, Việt Nam chỉ ở vị trí “trung bình” trong bảng tổng sắp. Nếu năm 2013 có 142 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia xếp hạng thì Việt Nam ở vị trí thứ 76; năm 2014 trong danh sách 143 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam đứng thứ 71. Trong các nước ASEAN, Việt Nam cũng giữ vị trí tương tự (xem bảng
Bảng 1. Chỉ số đổi mới toàn cầu của các quốc gia ASEAN năm 2013-2014
Quốc gia 2013 2014
Xếp hạng (142 quốc gia) Điểm số Xếp hạng (143 quốc gia) Điểm số
Singapore 8 59,4 7 59,2 Malaysia 32 46,9 33 45,6 Thái Lan 57 37,6 48 39,3 Việt Nam 76 34,8 71 34,9 Indonesia 85 32,0 87 34,9 Brunei 74 35,5 88 31,7 Philippine 90 31,2 100 29,9 Campuchia 110 28,1 106 28,7 Myanmar - - 140 19,6
Bảng 1 cho thấy, trong bảng xếp hạng năng lực đổi mới của ASEAN, Việt Nam ln ở vị trí “tầm tầm bậc trung”, tồn tại một khoảng cách khá xa giữa chúng ta với các nước phát triển trong khối, cụ thể: nếu Singapore nằm trong tốp 10, Malaysia trong tốp 30, Thailand đã “chen chân” vào được tốp 40, thì chúng ta vẫn quẩn quanh ở tốp 70. Trừ Lào, chưa tham gia xếp hạng, năng lực cạnh tranh của Việt Nam gần tương đương với Indonesia và Brunei; chúng ta chỉ đứng trên Philippine, Campuchia và Myanmar. Điều này cho thấy, khi tham gia AEC, nếu không tạo ra được sự “bứt phá” về năng lực đổi mới, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các nước trong khối.
Để có thể đánh giá chính xác hơn năng lực đổi mới của đất nước, dưới đây sẽ đi sâu phân tích một số chỉ số cơ bản, cụ thể:
Chỉ số nghiên cứu - phát triển (R&D)
R&D (Research and Development) được định nghĩa là những hoạt động nghiên cứu, sáng tạo nhằm gia tăng nguồn tri thức, bao gồm nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và thử nghiệm để tạo ra sản phẩm/quá trình/thiết bị mới. Chi tiêu R&D là chi phí đầu tư cho những hoạt động trên và được tính tốn theo tỷ lệ phần trăm so với GDP (World Bank, WDI, 2013). Chi tiêu R&D là chỉ số quan
trọng nhất để đánh giá năng lực đổi mới. Một số quốc gia trên thế giới xem R&D như nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh; Trong khu vực Châu Á, năm 2014 Hàn Quốc là quốc gia chi ngân sách cho R&D cao nhất – chiếm đến 4,36% GDP, tiếp theo là Nhật Bản – 3,34%, Singapore – 2,23%, Trung Quốc – 1,98 Trong khi đó, tỷ lệ này ở Việt Nam chỉ dừng ở con số xấp xỉ 0,2% GDP (xem bảng 2). Bảng 2. Chi tiêu R&D của Việt Nam so với các quốc gia Châu Á giai đoạn 2011-2014
Quốc gia 2011 2012 2013 2014 Giá trị Xếp hạng Giá trị Xếp hạng Giá trị Xếp hạng Giá trị Xếp hạng Hàn Quốc 3.21 5 3.36 5 3.74 3 4.36 1 Nhật Bản 3.44 4 3.45 4 3.26 5 3.34 5 Singapore 2.52 12 2.66 11 2.09 16 2.23 16 Trung Quốc 1.44 24 1.47 25 1.76 21 1.98 19 Malaysia 0.64 46 0.63 49 0.63 49 1.07 34 Thái Lan 0.25 65 0.21 82 0.21 81 0.25 81 Việt Nam 0.19 73 0.19 87 0.2 85 0.21 87
Số liệu bảng 2 cho thấy, so với các nước trong khu vực, chi tiêu cho hoạt động R&D của Việt Nam rất thấp. Chi từ ngân sách Nhà nước đã rất hạn chế, ít ỏi, cịn nếu xét dưới góc độ doanh nghiệp, thì mức chi tiêu này lại càng ít hơn, chỉ khoảng 0,01% doanh thu. Một điển hình là 28 tổng công ty 90 - 91, mặc dầu chiếm tới 60% tổng vốn đầu tư khoa học công nghệ của các doanh nghiệp cả nước, nhưng tỷ lệ đầu tư cho R&D chỉ chiếm 0,05-0,1% doanh thu (Trần Văn Tùng, 2011). Năng lực đổi mới khơng tự nhiên có được, mà là kết quả của quá trình đầu tư, tích lũy dài lâu, chỉ khi nào các nhà lãnh đạo (quốc gia, địa phương, ngành, doanh nghiệp) nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của R&D, nỗ lực tìm kiếm và khai phá các tri thức mới thì quá trình đổi mới mới có thể thành cơng, hy vọng nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi sản xuất/chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu mới có thể trở thành hiện thực. Nhưng đáng tiếc, hiện nay phần lớn các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò của R&D, nên chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động này.
Mức chi tiêu cho nghiên cứu khoa học quá ít ỏi, cách cấp vốn mang nặng tính bao cấp, dàn trải, manh mún (mỗi đề tài cấp cơ sở trung bình được cấp 1 – 1,5 nghìn USD, đề tài cấp Bộ, tỉnh trung bình được cấp 7 – 15 nghìn USD, chỉ đủ để thu thập số liệu, điều tra khảo sát theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện hoặc tiến hành thí nghiệm, khơng đủ kinh phí để triển khai ứng dụng, kiểm chứng… Dẫn đến chất lượng bị hạn chế), cộng thêm quy trình chọn, phê duyệt đề tài, cấp vốn nặng nề, phức tạp, chậm chạp và cách quản lý tài chính máy móc, làm khơng ít nhà nghiên cứu tâm huyết nản lòng.
Điểm yếu đặc biệt của hoạt động R&D của Việt Nam là chuỗi hoạt động R&D bị đứt gãy. Việt Nam khơng thiếu những người có khả năng nghiên cứu sáng tạo, nhưng tại sao một bộ phận không nhỏ lại cống hiến ở nước ngồi hoặc lui về ở ẩn? Có lẽ là do cơ chế và cách sử dụng, đãi ngộ các nhà nghiên cứu. Sau khi được đào tạo ở trong và ngoài nước, đội ngũ nghiên cứu của Việt Nam phần lớn được tập trung ở các trường, viện. Do hoàn cảnh lịch sử, các trường, viện rất ít gắn kết với các cơ quan thực tế, các viện nghiên cứu chủ yếu để làm công tác “đối ngoại”, các trường tập trung làm nhiệm vụ đào tạo (các trường đại học của Việt Nam đều là trường đào tạo, gần đây mới có một số trường chuyển sang định hướng nghiên cứu, trong tương lai mới có trường đại học nghiên cứu). Nghiên cứu chay, không gắn với thực tế, kết quả nghiên cứu được xếp trong tủ kính chỉ để tính điểm cơng trình, làm cho chất lượng các cơ sở nghiên cứu ngày càng mai một. Việt Nam hiện có 2.200 cơ sở thực hiện chức năng R&D cùng với hơn 200 trường đại học có khả năng nghiên cứu khoa học, được Nhà nước cấp kinh phí. Từ nhiều năm nay năng lực R&D, đổi mới công nghệ của các cơ sở này còn hạn chế và phân tán, dẫn đến tình trạng hiệu quả đầu tư của nhà nước thấp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển. Theo đánh giá của WIPO và INSEAD, trong giai đoạn 2011-2014, chất lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa học ở nước ta chỉ đạt mức trên trung bình trong thang đo 7 cấp độ (từ 1: rất nghèo nàn đến 7: rất tốt) trong lĩnh vực nghiên cứu và được quốc tế công nhận (xem
bảng 3). Bảng 3 cung cấp những số liệu rất
đáng báo động về chất lượng các tổ chức nghiên cứu khoa học của nước nhà. Nếu trong 4 năm gần đây, chất lượng các tổ chức
nghiên cứu khoa học của Nhật Bản không ngừng được cải thiện cả về thứ hạng lẫn điểm đánh giá – năm 2011 xếp hạng 15 với điểm đánh giá là 5,32; năm 2014 tăng 5 hạng, xếp hạng 10 với điểm đánh giá là 5,59. Tình hình của Malaysia và Hàn Quốc cũng tương tự, đặc biệt Malaysia trong 4 năm tăng 10 bậc. Các nước Singapore, Trung Quốc, Thái Lan
trụ vững hoặc tụt hạng đôi chút, nhưng điểm đánh giá tăng; Riêng chất lượng các tổ chức nghiên cứu khoa học của Việt Nam vốn đã bị đánh giá thấp - năm 2011 xếp hạng 59 với điểm đánh giá 3,77 - những năm gần đây lại bị tụt hạng khá xa với điểm đánh giá cũng bị suy giảm.
Bảng 3. Chất lượng tổ chức nghiên cứu khoa học của Việt Nam so với các quốc gia châu Á giai đoạn 2011-2014 Quốc gia 2011 2012 2013 2014 Giá trị Xếp hạng Giá trị Xếp hạng Giá trị Xếp hạng Giá trị Xếp hạng Nhật Bản 5.32 15 5.54 11 5.58 11 5.59 10 Singapore 5.54 11 5.53 12 5.56 13 5.56 13 Malaysia 4.67 31 4.86 23 4.87 21 4.86 21 Hàn Quốc 4.82 24 4.82 24 4.86 22 4.85 22 Trung Quốc 4.32 36 4.31 36 4.34 36 4.34 36 Thái Lan 3.83 55 3.86 56 3.87 57 3.88 55 Việt Nam 3.77 59 3.55 71 3.54 71 3.54 71
Nguồn: tổng hợp báo cáo GII từ năm 2011-2014 của WIPO và INSEAD
Năng lực R&D không chỉ chịu ảnh hưởng của chất lượng các tổ chức nghiên cứu khoa học, mà còn chịu tác động của mức độ hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu và ứng dụng. Để đo lường mức độ cộng tác nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển giữa các trường đại học và doanh nghiệp ứng dụng, Carlos và
Mata (2010) sử dụng thang đo 7 cấp độ (từ 1: không liên kết cho đến 7: cộng tác chuyên sâu) để đánh giá hoạt động trao đổi và ứng dụng tri thức khoa học của các nước. Cường độ hợp tác càng cao càng thể hiện năng lực đổi mới được xây dựng trên nền tảng vững chắc (Xem bảng 4).
Bảng 4. Mức độ hợp tác R&D giữa trường đại học và doanh nghiệp tại một số quốc gia
Quốc gia 2011 2012 2013 2014 Singapore 5.44 5.47 5.59 5.62 Malaysia 4.7 4.91 4.98 5.02 Nhật Bản 4.86 5.06 5.03 4.96 Hàn Quốc 4.68 4.66 4.7 4.69 Trung Quốc 4.59 4.53 4.37 4.41 Thái Lan 4.07 4.15 4.01 3.92 Việt Nam 3.66 3.4 3.24 3.34
Quá trình hợp tác không diễn ra tự nhiên, mà đòi hỏi phải có sự nỗ lực gắn kết và chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia, tạo điều kiện cho dòng ý tưởng, tri thức mới lan tỏa qua nhiều kênh. Trường đại học hoặc viện nghiên cứu được ví là nơi sản sinh tri thức và đội ngũ nhân lực phục vụ cho công tác R&D, trong khi doanh nghiệp rất cần nguồn lực đó để khai thác, ứng dụng và thương mại hóa cơng nghệ. Số liệu bảng 4 cho thấy, chỉ số về mức độ hợp tác của Việt Nam rất thấp, chỉ xấp xỉ 3,5 điểm/7 và có hiện tượng suy giảm qua các năm. Hay nói cách khác giữa trường đại học/viện nghiên cứu và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung, phản ánh hiện trạng “đào tạo/nghiên cứu một đằng, ứng dụng một nẻo”. Đây chính là điểm yếu cốt tử của giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học nước nhà.
Chi tiêu cho R&D hạn hẹp, chưa nhận thức được vai trò quan trọng của R&D, cộng thêm khả năng tổ chức còn nhiều yếu kém, chuỗi hoạt động R&D bị đứt gãy…, làm cho hiệu quả hoạt động R&D đã kém lại càng kém hơn.
Chỉ số chất lượng nguồn nhân lực
Chỉ số chất lượng nguồn nhân lực kết hợp với chỉ số R&D tạo thành cặp chỉ số cơ bản để đánh giá năng lực đổi mới. Nguồn nhân lực phục vụ cho đổi mới bao gồm những người phục vụ cho công tác R&D, các nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật viên hoạt động trong lĩnh vực khoa học-công nghệ và nguồn nhân lực tiềm năng trong tương lai... Chất lượng nguồn nhân lực quyết định khả năng đổi mới. Điều đáng lo ngại là chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho đổi mới của Việt Nam còn thiếu và yếu. Thực tế cho thấy, lao động giá rẻ là lợi thế
cạnh tranh của Việt Nam, nhưng nguồn nhân lực với chất lượng không cao đã kéo theo năng suất thấp (thấp hơn Singapore gần 15 lần, bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan). Hiện nay, nguồn nhân lực khoa học
và công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 7,25% lực lượng lao động; chất lượng nguồn nhân lực cũng còn thấp và có khoảng cách khá lớn so với các nước trong khu vực. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm...) (Mạc Văn
Tiến, 2015).
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt lực lượng nghiên cứu, một số quốc gia đã áp dụng các giải pháp: đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo, tăng cường khuyến khích học sinh, sinh viên đăng ký theo học các ngành công nghệ. Ở trình độ trên đại học, nhiều nước đang rút ngắn thời gian nghiên cứu, bổ sung tính hữu ích của chương trình khi gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất. Ngồi ra, chính phủ cịn có nhiều biện pháp khuyến khích chiêu mộ nhân lực R&D tại doanh nghiệp thông qua tạo việc làm trong các ngành nghề sử dụng nhiều nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó, để tăng sự hấp dẫn trong lĩnh vực công nghệ, nhiều nước đã tăng lương, học bổng cho nghiên cứu sinh và nghiên cứu sau tiến sỹ, tăng phúc lợi xã hội, cải thiện điều kiện tuyển dụng… (Nguyễn Bích Thủy, 2011). Nhưng cho đến, Việt Nam vẫn chưa thực sự triển khai hiệu quả những biện pháp này, chính vì vậy sẽ phải đối phó với thách thức kép – thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng
thời sẽ bị chảy máu chất xám khi tham gia AEC.
Chỉ số kết quả tương tác tri thức: bằng sáng chế
Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), bằng sáng chế là một văn bản được ban hành bởi một cơ quan của chính phủ, cấp các hình thức độc quyền (chế tạo, bán, sử dụng, nhập khẩu) cho một nhà phát minh hoặc người ủy quyền trong một thời hạn nhất định để đổi lấy việc công bố hoặc mơ tả sáng chế đó. Số bằng sáng chế có khả năng dự báo năng lực đổi mới, vì nó chính là kết quả của q trình tương tác tri thức, của R&D và quyết định tính mới của một sản phẩm. Bằng sáng chế không chỉ phản ánh hiệu quả thực tiễn của các kết quả nghiên cứu lý thuyết, mà còn cho biết tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Thực tế cho thấy, những nước có nhiều bằng sáng chế thì thường xuất khẩu những sản phẩm cơng nghệ cao và thu nhiều lợi nhuận.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới về mọi mặt, trong đó có cả khoa học và công nghệ, nhưng số liệu thống kê về số bằng sáng chế được cấp đã gióng lên hồi chng báo động về kết quả đáng lo ngại cho nền khoa học nước nhà. Việc khan hiếm bằng sáng chế đăng ký tại Mỹ (USPTO) đồng nghĩa với nghiên cứu cơ bản cịn rất yếu kém và tình hình ứng dụng cịn tệ hơn, vì người nghiên cứu ứng dụng sẽ công bố kết quả nghiên cứu dưới dạng bằng sáng chế. Báo cáo của USPTO về số bằng sáng chế của các nước ASEAN được cấp đầu thế kỷ 21 cho thấy, Singapore là nước có nhiều bằng sáng chế nhất với 2.496 bằng, gấp khoảng 3 lần nước đứng thứ hai về thành tích này - Malaysia. Một quốc gia tương đương về dân số và trình độ phát triển với Việt Nam như Philippines thì cũng có đến 27 bằng sáng chế quốc tế. Còn với Việt Nam số lượng bằng sáng chế chỉ đếm trên đầu ngón tay. (Xem bảng 5).
Bảng 5. Số lượng bằng sáng chế được cấp
Năm
Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam