Xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí

Một phần của tài liệu chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí của việt nam giai đoạn 2010 - 2025 (Trang 75 - 79)

II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH

4. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư

4.2. Xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí

4.2.1. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm đối với ngành cơng nghiệp dầu khí

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia có tiềm năng về tài ngun dầu khí về việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào ngành cơng nghiệp dầu khí của nước mình, Việt Nam cần phải xây dựng một chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm đối với ngành cơng nghiệp dầu khí mà trong đó

Kho¸ ln tèt nghiƯp

phải xác định lĩnh vực nào là lĩnh vực cần được đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư và lĩnh vực nào có tiềm năng thu hút đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành để có thể nâng cao lợi thế của ngành dầu khí Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia...

Cụ thể, trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai xa hơn đến năm 2025, với vai trị là ngành cơng nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế và giữ vị trí quan trọng trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dầu khí Việt Nam, cần phải xác định rõ lĩnh vực tìm kiếm thăm dị và khai thác là lĩnh vực trọng điểm cần đẩy mạnh các biện pháp xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi bởi nó phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay khi mà chúng ta vẫn cịn tiềm năng dầu khí rất dồi dào cần được tăng cường khai thác nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng lớn. Cụ thể, chúng ta cần phải có các biện pháp nhằm hướng sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngồi vào các mỏ dầu và khí thiên nhiên nằm xa ngồi khơi ở độ sâu từ 200m - 1000m với trữ lượng lớn nhưng lại chưa được khai thác do yêu cầu về vốn và công nghệ cũng như mức độ rủi ro rất lớn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, lĩnh vực lọc dầu và hóa dầu cũng bắt đầu cần được chú trọng phát triển tiến tới trong tương lai xa hơn, lĩnh vực này cũng cần được phát triển đồng bộ với lĩnh vực tìm kiếm thăm dị và khai thác nhằm khơng chỉ sản xuất ra các sản phẩm lọc hóa dầu như các loại nhiên liệu, phân bón, nhựa đường... phục vụ cho các ngành kinh tế khác trong quá trình phát triển đất nước mà cịn làm tăng giá trị cũng như đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu của ngành dầu khí, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Song song với các lĩnh vực quan trọng là thăm dị khai thác và lọc - hóa dầu, một số lĩnh vực như tài chính dầu khí, vận tải dầu khí hay giáo dục đào tạo về chuyên ngành dầu khí... nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của ngành cũng cần có các biện pháp xúc tiến thu hút đầu tư thỏa đáng nhằm nâng

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

cao hiệu quả đầu tư của các dự án cũng như phát triển ngành dầu khí một cách tồn diện.

4.2.2. Tạo dựng hình ảnh cho ngành dầu khí

- Phát hành hàng năm sách giới thiệu về ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam trong đó có những thơng tin về tình hình phát triển cũng như các chính sách, các biện pháp nhằm xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành. Cụ thể, sách giới thiệu cần phải giới thiệu một cách chính xác và chuyên nghiệp những thơng tin về chính sách phát triển của ngành, những lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi hàng năm, những thơng tin về mơi trường đầu tư (GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động, tình hình chính trị - xã hội...) cũng như thơng tin về các chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành dầu khí.

- Hồn thiện các website của các cơ quan xúc tiến đầu tư như các trang web của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, của các cơ quan xúc tiến đầu tư cấp tỉnh hay của Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam thơng qua việc đưa ra thiết kế hấp dẫn hơn, nâng cao chất lượng thông tin (phong phú, đầy đủ, chính xác, cập nhật và đa ngơn ngữ...), có sự kết nối tới các website khác có nội dung liên quan, và quan trọng là phải duy trì sự hoạt động ổn định của website tránh tình trạng thơng tin bị cũ, khơng cập nhật gây thất vọng cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, việc xây dựng website chuyên biệt về hoạt động xúc tiến đầu tư về ngành dầu khí nhằm đưa đến một cái nhìn tồn diện và đầy đủ nhất về ngành và môi trường đầu tư của ngành cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi hiện nay internet là một trong những công cụ xúc tiến nhanh nhất, hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất.

- Thực hiện các chiến dịch quảng bá và quan hệ công chúng nhằm thu hút đầu tư vào Việt Nam nói chung và vào ngành cơng nghiệp dầu khí nói riêng thơng qua các phương tiện truyền thơng nước ngồi (báo chí, truyền

Kho¸ ln tèt nghiƯp

hình, internet...) hoặc qua các hội nghị hội thảo về đầu tư tại Việt Nam ở cả trong nước và nước ngồi nhằm góp phần xây dựng hình ảnh về mơi trường đầu tư vào ngành dầu khí của Việt Nam cũng như tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng.

4.2.3. Vận động những nhà đầu tư tiềm năng của ngành dầu khí

Mục tiêu của việc này là nhằm đưa những cơ hội đầu tư tới cho những nhà đầu tư tiềm năng của ngành dầu khí. Đây là khâu tiếp theo sau khâu tạo dựng hình ảnh của quy trình xúc tiến đầu tư bao gồm:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các nhà đầu tư tiềm năng để có thể giới thiệu một cách có hiệu quả về ngành dầu khí cùng những khu vực có tiềm năng thu hút đầu tư của ngành tại Việt Nam tới những nhà đầu tư nước ngoài; và các dữ liệu này phải chính xác, thường xuyên cập nhật, bổ sung và cần có sự phản hồi từ phía các nhà đầu tư.

- Tập trung vận động các nhà đầu tư giàu tiềm năng thông qua cơ sở dữ liệu đã xây dựng. Cơ quan xúc tiến đầu tư cần chủ động liên hệ trực tiếp với các nhà đầu tư tiềm năng thông qua nhiều phương tiện khác nhau như: gửi thư trực tiếp, thư điện tử, gọi điện, thuyết trình...và sau đó cần bám sát những đối tác có tiềm năng, cung cấp cho họ những thơng tin cần thiết và trả lời tất cả những thắc mắc của họ trong quá trình tiếp cận và thực hiện đầu tư vào Việt Nam.

4.2.4. Nâng cấp dịch vụ đầu tư đối với ngành dầu khí

- Dịch vụ trước cấp phép: Việc tổ chức các cuộc viếng thăm tới các địa điểm đầu tư, cung cấp các thông tin cần thiết để lựa chọn địa điểm đầu tư và giúp đỡ các nhà đầu tư chuẩn bị thủ tục đăng ký đầu tư cần phải được chú trọng nhằm tạo ấn tượng tốt đối với nhà đầu tư quan tâm đến ngành dầu khí Việt Nam. Để thực hiện tốt công việc này, sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan

Kho¸ ln tèt nghiƯp

xúc tiến đầu tư quốc gia và các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc đào tạo và nâng cao trình độ, kĩ năng của các cán bộ đảm nhiệm công tác xúc tiến đâu tư trở nên rất quan trọng để có thể gây ấn tượng tốt đối với các nhà đầu tư.

- Dịch vụ cấp phép: Đây là công đoạn mà các cơ quan xúc tiến đầu tư tại địa phương có các dự án thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài của ngành cơng nghiệp dầu khí có thể đảm nhận một cách tốt nhất. Đối với việc cấp phép đầu tư, chúng ta cần phải đẩy rút ngắn thời gian cấp phát giấy chứng nhận đầu tư thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan song song với việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại mà đặc biệt là máy tính và Internet.

- Dịch vụ sau cấp phép: Đây là khâu quan trọng nhất của dịch vụ đầu tư nhằm giúp đỡ nhà đầu tư giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho nhà đầu tư. Để nâng cao chất lượng dịch vụ sau cấp phép các cơ quan xúc tiến đầu tư cần phải : thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại với các nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ các khó khăn của họ và cũng là cơ hội để chính phủ và địa phương công bố rộng rãi chiến lược đầu tư của mình; thành lập trung tâm thơng tin tại từng địa phương có các dự án đầu tư để giúp đỡ các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn trong việc cập nhật những thơng tin chính xác về luật pháp, các dự án được cấp phép, tình hình xuất nhập khẩu, lạm phát, tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhằm phục vụ cho quá trình triển khai và thực hiện dự án được thuận lợi.

Một phần của tài liệu chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí của việt nam giai đoạn 2010 - 2025 (Trang 75 - 79)