II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH
2. Nhóm giải pháp về mơi trường pháp luật
Kho¸ ln tèt nghiƯp
Về hệ thống pháp luật, Luật Đầu tư 2005 ra đời và thay thế Luật Đầu tư nước ngồi và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước đã cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo một sân chơi bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư trong đó có có đầu tư trực tiếp nước ngồi. Cùng với đó, Luật Dầu khí đã được sửa đổi lần thứ hai và được ban hành vào năm 2008 với những điều sửa đổi liên quan đến hoạt động khuyến khích đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngồi vào các hoạt động dầu khí ở Việt Nam. Với những thay đổi đó, mơi trường pháp lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi vào ngành cơng nghiệp dầu khí Việt Nam đã phần nào ổn định và giữ được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải có những giải pháp nhằm tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật đầu tư để bảo đảm một khuôn khổ pháp luật hấp dẫn, thơng thống, rõ ràng, ổn định, phù hợp với xu thế chung nhằm tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngồi:
- Cần kiên quyết loại bỏ tình trạng những quy định, quyết định do các bộ, ngành hoặc địa phương cũng như các văn bản quy phạm pháp luật có sự chồng chèo mâu thuẫn với luật nhằm tạo ra một hệ thống pháp luật đầy đủ và thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến địa phương về hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi nói chung và vào ngành cơng nghiệp dầu khí nói riêng.
- Tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư nước ngồi.
Kho¸ ln tèt nghiƯp
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi vào ngành dầu khí song song với việc theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật đầu tư để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án của nhà đầu tư nước ngoài.
- Về hoạt động quản lý đầu tư, Việt Nam cần phải có những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn cơ chế phân cấp, uỷ quyền và thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi nói chung và vào ngành cơng nghiệp dầu khí nói riêng.
- Các bộ, ngành trung ương tiếp tục hướng dẫn cụ thể các địa phương về các vấn đề và xem xét, điều chỉnh các quy định không phù hợp thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thực hiện một cách đơn giản các chính sách, quy định của Nhà nước, điều chỉnh phương thức quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với cơ chế mới; chuyển giao quyền quản lý trực tiếp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho các địa phương, tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu cơ chế, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các địa phương và quản lý các doanh nghiệp FDI lớn thuộc thẩm quyền.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các ban quản lý khu công nghiệp cần thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, thống kê theo định kì về đầu mối quản lý thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài). Cần lấy ý kiến của các bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương...) về các dự án đầu tư nước ngoài: Từ khâu thẩm định, cấp giấy phép đầu tư đến theo dõi việc triển khai hoạt động.
- Trong phạm vi chức năng, thẩm quyền của mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp cùng các bộ, ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về các dự án đầu tư nước ngồi để hướng dẫn, nhắc nhở và có biện pháp điều chỉnh khi cần thiết.
Kho¸ ln tèt nghiƯp
- Đầu mối quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn hiện nay là uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cần xây dựng và công bố công khai đầu mối chịu trách nhiệm, quy trình, thời hạn giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, ngăn ngừa các hiện tượng tham nhũng, xách nhiễu, tiêu cực có thể xảy ra.
- Cần triệt để và kiên quyết hơn nữa trong việc quy định rõ ràng minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp, cơng khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý các thủ tục hành chính và kiên quyết giảm đầu mối, giảm các thủ tục hành chính khơng cần thiết nhằm tạo nên sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về cải cách hành chính; duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ đối thoại với hiệp hội các nhà đầu tư.