Xúc tiến đầu tư nói chung

Một phần của tài liệu chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí của việt nam giai đoạn 2010 - 2025 (Trang 72 - 75)

II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH

4. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư

4.1. Xúc tiến đầu tư nói chung

Kho¸ ln tèt nghiƯp

4.1.1. Thành lập cơ quan chun trách về xúc tiến đầu tư của quốc gia

Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đảm nhận thực thi chương trình xúc tiến đầu tư cấp quốc gia. Tại các cấp địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh và Ban quản lý các khu chế xuất, khu cơng nghiệp có được sự tham gia nhất định vào các hoạt động xúc tiến ở các mức độ khác nhau. Tuy các cơ quan này đã nỗ lực rất nhiều để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, nhưng thực tế hiện nay cho thấy vẫn cịn rất nhiều bất ổn trong những chính sách và dịch vụ cung cấp cho cả những nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng. Chính điều này đã phần nào làm giảm tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam.

Trước tình hình này, để thực hiện được vai trị là một cơng cụ hiệu quả đối với quá trình phát triển kinh tế, hoạt động xúc tiến đầu tư cần thiết phải có được một cơ quan chuyên trách ở cấp quốc gia có thể đặt tên là Uỷ ban xúc tiến đầu tư quốc gia tại Việt Nam giống như ở một số nước châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản... và gọi tắt là VNIPA ( Vietnam Investment Promotion Agency). Cơ quan này sẽ đóng vai trị phối hợp, giúp đỡ và quản lý các hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan xúc tiến cấp địa phương nhằm nâng cao tính ổn định và hiệu quả của hoạt động này. Mặt khác, cơ quan chuyên trách này cũng cần giữ vai trị là người quyết định chính và đưa ra định hướng rõ ràng trong công tác quản lý cũng như trong hoạt động của mình thơng qua những kế hoạch tầm quốc gia.

Về chức năng, VNPIA cần có chức năng của một cơ quan xúc tiến đầu tư trung ương. Ngồi ra, cần thành lập các văn phịng đại diện của cơ quan này cần được thành lập ở cả miền Bắc, Trung, Nam để có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu của từng khu vực. Những văn phịng này có thể thực hiện phối hợp, quản lý các hoạt động xúc tiến của các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân và Ban quản lý của các khu cơng nghiệp và địa phương.

Kho¸ luËn tèt nghiƯp

Về khn khổ pháp lý, để VNIPA có thể hoạt động hiệu quả, cần có một khn khổ pháp lý rõ ràng và hợp lý, trong đó quy định quyền hạn, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức cũng như mối quan hệ của VNIPA đối với Chính phủ. Qui định nghĩa vụ của VNIPA cần đơn giản, rõ ràng, chỉ hạn chế ở những công tác liên quan tới việc tăng cường nguồn vốn FDI và hỗ trợ cho những nhà đầu tư hiện tại và tương lai. VNIPA cũng cần có trách nhiệm trong các cơng việc có liên quan tới hoạch định chính sách tương ứng nhằm cải thiện môi trường đầu tư và đối với Việt Nam, việc này bao gồm cả những đề xuất nhằm đơn giản hố thủ tục hành chính, hỗ trợ cho việc thực thi những luật lệ, quy chế rõ ràng đối với đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, VNIPA cũng cần phải có quyền hạn trong việc đưa ra những quyết định có đủ tin cậy đối với các nhà đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó, hoạt động của VNIPA cũng chỉ nên tập trung vào những công việc liên quan đến đầu tư nước ngồi mà khơng liên quan tới bất kỳ hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước hay hoạt động thương mại nào khác. Cuối cùng, vị trí pháp lý của VNIPA phải được xác định rõ ràng đối với những ban ngành khác của chính phủ với một đội ngũ nhân viên và ngân sách riêng biệt. VNIPA cũng cần phải có một mức độ tự chủ nhất định về mặt tài chính để tiến hành các cơng việc của mình và tuyển dụng được những nhân viên có năng lực.

4.1.2.Cải tạo nguồn quỹ và ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư

Hạn chế về nguồn lực đang là vấn đề chung của bất cứ cơ quan xúc tiến đầu tư nào, đặc biệt là các cơ quan xúc tiến đầu tư tại các nước đang và chậm phát triển. Tuy nhiên nếu thiếu nguồn tài chính đảm bảo thì thành cơng của chương trình rất khó đạt được nên vấn đề cải tạo ngân quỹ cho hoạt động xúc tiến đầu tư cần được quan tâm hơn nữa trong quá trình lập dự thảo sử dụng ngân sách quỗc gia hàng năm. Ngồi ra, có thể lấy từ những nguồn viện trợ nước ngồi, đóng góp từ những khu vực tư nhân hay các khoản phí dịch vụ thu trước của các nhà đầu tư. Đồng thời các cơ quan xúc tiến đầu tư cũng phải

Kho¸ ln tèt nghiƯp

tự nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ để bổ sung cho ngân quỹ hoạt động của mình. Có như thế nguồn ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư mới được bảo đảm và đem lại hiệu quả thực sự cho hoạt động này.

4.1.3. Cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư.

Có rất nhiều kỹ thuật xúc tiến đầu tư khác nhau nhưng có thẻ phân làm 3 dạng chính:

- Kỹ thuật tạo dựng hình ảnh. Đây là những kỹ thuật nhằm xây dựng hình ảnh và thay đổi những ấn tượng đầu tư vào một quốc gia.

- Kỹ thuật vận động các nhà đầu tư tiềm năng. Đây là những kỹ thuật tập trung xúc tiến đầu tư trực tiếp.

- Dịch vụ đầu tư. Đây là những kỹ thuật nhằm nâng cấp dịch vụ dành cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng.

Cơ quan xúc tiến đầu tư nhìn chung sẽ đảm nhiệm cả ba hoạt động này. Tuy nhiên, xác định khâu nào cần ưu tiên hơn cả trong quá trình xúc tiến lại phụ thuộc vào từng quốc gia, các yêu cầu đầu tư, nguồn lực, chính sách và thể chế của quốc gia đó cũng như các điều kiện thị trường trong nước và quốc tế. Mức độ ưu tiên đó cũng thay đổi theo thời gian và tuỳ vào giai đoạn phát triển của quốc gia đó.

Một phần của tài liệu chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí của việt nam giai đoạn 2010 - 2025 (Trang 72 - 75)