III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀO NGÀNH CƠNG NGHIỆP DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAM
2. Những tồn tại và nguyên nhân
2.2. Những hạn chế về môi trường pháp luật
Hệ thống pháp luật và chính sách điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngồi vào ngành cơng nghiệp dầu khí ở Việt Nam hiện nay vẫn cịn chồng chéo, bị chắp vá và thường xuyên thay đổi (Luật Đầu tư nước ngoài kể từ khi được ban hành năm 1987 đến nay, đã được sửa đổi, bổ sung tới 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và đến năm 2005 thì được thay thế bằng Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006; Luật Dầu khí được ban hành từ năm 1993, đến năm 2000 thì sửa đổi lần thứ nhất và tiếp tục được bổ sung sửa đổi lần hai vào năm 2008). Những hạn chế của hệ thống pháp luật về đầu tư nói chung và vào ngành dầu khí nói riêng vẫn cịn tồn tại những bất cập như vậy là bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân thứ nhất, chúng ta chưa có phương án tổng thể mang tính chiến lược trong việc soạn thảo và hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, phần lớn các sửa đổi, bổ sung chỉ giải quyết vấn đề mang tính tình thế. Chính vì vậy, pháp luật đầu tư nước ngồi khơng có tính đồng bộ, mâu thuẫn với nhau và khó áp dụng; nhiều vấn đề không được điều chỉnh. Thực tế tồn tại một mâu thuẫn là càng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, càng chi tiết thì lại càng khó thi hành, nhiều trường hợp dẫn tới bế tắc, không xử lý được. Cuối cùng, người chịu thiệt vẫn là doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài.
Nguyên nhân thứ hai, nhiều luật khác có liên quan đến đầu tư nước ngồi được ban hành trước khi có hoạt động đầu tư nước ngồi, cho nên trong
Kho¸ ln tèt nghiƯp
các luật đó chưa dự liệu được các vấn đề có liên quan đến đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là một số luật khác được ban hành sau khi có hoạt động đầu tư nước ngồi lại khơng có quy định về đầu tư nước ngoài dẫn đến phải bổ sung, sửa đổi. Điều đó cho thấy cách làm luật của ta cịn mang tính cục bộ, khơng thống nhất. Luật liên quan đến ngành nào, thì ngành đó lập dự án có lợi cho ngành mình và khơng quan tâm, chú ý đúng mức đến lợi ích của các ngành khác. Đây là ngun nhân dẫn đến tình trạng khơng đồng bộ giữa pháp luật đầu tư nước ngoài với các đạo luật khác.
Nguyên nhân thứ ba, tiến trình hội nhập đòi hỏi pháp luật đầu tư nước ngồi cũng phải có tính hội nhập với pháp luật đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng thời gian qua, việc tổ chức nghiên cứu các quy định về đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực và trên thế giới cịn chắp vá, chưa chính xác, chưa mang tính hệ thống, cho nên còn thiếu những luận cứ khoa học về việc rút ra những giá trị hợp lý trong xây dựng pháp luật đầu tư nước ngồi để áp dụng có chọn lọc ở nưóc ta.
Nguyên nhân thứ tư, các văn bản pháp luật quy định nhiều chỗ không rõ ràng, khơng minh bạch, nên trên thực tế có tình trạng các cơ quan cấp dưới áp dụng rất khác nhau, có thể giải thích luật theo nhiều nghĩa khác nhau, thậm chí cịn mâu thuẫn với nhau.
Nguyên nhân thứ năm, một số bộ, ban ngành và địa phương thường sử dụng công văn để xử lý các vấn đề có liên quan đến đầu tư nước ngồi, nhiều trường hợp giải thích pháp luật hoặc đưa ra chủ trương không đúng thẩm quyền, thu hẹp hoặc mở rộng các quy định của pháp luật, làm cho các quy định của pháp luật khơng được thực hiện một cách nghiêm túc. Điều đó thể hiện sự tùy tiện và phương pháp làm việc thiếu khoa học, không tôn trọng pháp luật Việt Nam và thơng lệ quốc tế.
Kho¸ ln tèt nghiƯp
Hiện tượng chồng chéo, không đồng bộ song song với việc thay đổi và bổ sung liên tục nhiều lần hệ thống pháp luật liên quan đã thực sự khơng chỉ gây khó khăn trong q trình hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư vào Việt Nam mà còn là một yếu tố rất quan trọng làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngồi có ý định đầu tư vào ngành dầu khí. Hệ quả là một số cơng ty dầu khí hàng đầu của Tây Âu và Hoa Kỳ như Shell, Taxaco, British Gas, Statoil… đã rút khỏi Việt Nam. Một số tập đồn dầu khí lớn đã sáp nhập và đang điều chỉnh chiến lược đầu tư ra nước ngoài, chuyển hướng sang các khu vực khác. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành cơng nghiệp dầu khí Việt Nam trong bối cảnh chúng ta phải chịu sức ép cạnh tranh quyết liệt từ các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia,... cũng sở hữu nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào song song những biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả.
Bên cạnh đó, cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi nói chung và vào ngành cơng nghiệp dầu khí nói riêng vẫn cịn nhiều lúng túng, khơng chỉ khơng nắm được nhưng thông tin cần thiết về thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngồi, mà cịn kém về khả năng xử lý các vấn đề tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư giữa phía doanh nghiệp Việt Nam và chủ đầu tư nước ngoài cũng như những tranh chấp khác. Ngoài ra, thời gian thẩm định dự án lâu do những thủ tục hành chính phức tạp rườm rà, phải qua quá nhiều cửa làm mất nhiều thời gian của nhà đầu tư và nghiêm trọng hơn là làm chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Mặc dù đã có rất nhiều biện pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính nhưng dường như các biện pháp này vẫn chưa đem lại hiệu quả. Có thể nói, đây cũng là một rào cản rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào ngành cơng nghiệp dầu khí của Việt Nam.
Kho¸ ln tèt nghiƯp
Chương III