chức
1.3.2.1. Những yếu tố khách quan
Môi trường hoạt động: Môi trường làm việc của tổ chức là kết quả của sự
bố trí, sắp xếp các bộ phận, các yếu tố cấu thành tổ chức. Nếu sự sắp xếp các bộ phận bên trong của tổ chức hợp lý, khoa học; việc bố trí sử dụng cán bộ nhân viên phù hợp với năng lực, sở trường của họ thì tổ chức đó sẽ tạo ra mơi trường làm việc tốt. Mơi trường làm việc này là kết quả trực tiếp của các mối quan hệ tạo ra trong tổ chức, nó khơng ngừng vận động, biến đổi theo cả hai chiều thuận và nghịch. Đây là môi trường cho người cán bộ phát huy khả năng của mình trong thực hiện cơng việc. Nếu mơi trường hoạt động tốt sẽ kích thích khả năng lao động sáng tạo; nếu mơi trường làm việc khơng tốt sẽ kìm hãm, thậm chí triệt tiêu khả năng lãnh đạo, quản lý của chủ thể.
Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc: Cơ sở vật chất, phương tiện làm
việc là yếu tố cấu thành cơ cấu tổ chức. Tổ chức khơng thể hoạt động bình th- ường nếu thiếu các điều kiện vật chất tối thiểu như: trụ sở làm việc, phương tiện thông tin hỗ trợ, tiền lương và các loại phí chi trả cho cán bộ, nhân viên... Đầu tư cơ sở vật chất cho tổ chức là đầu tư điều kiện khách quan tất yếu để tổ chức thực hiện mục tiêu của nó cũng như giúp cho đội ngũ cán bộ hồn thành tốt các công việc.
Trách nhiệm của tổ chức: Con người cấu thành nên tổ chức nhưng khi
hoạt động trong tổ chức thì con người lại chịu sự ràng buộc của tổ chức thông qua các quy định, quy chế. Muốn người can bộ trong cơng tác của mình có thể phát huy được vai trị của mình thì tổ chức phải có trách nhiệm tạo ra những điều kiện thuận lợi để chủ thể lãnh đạo, quản lý hoàn thành nhiệm vụ.
Cơ chế chính sách: Hoạt động trong bất kỳ một xã hội nào thì con người
đó là những quy định của pháp luật; đối với cán bộ, đảng viên thì đó là những quy định trong Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của các cấp ủy Đảng có thẩm quyền. Tập hợp những vấn đề trên tạo thành cơ chế vận hành của xã hội. Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ thúc đẩy xã hội phát triển và những người cán bộ sẽ phát huy được khả năng của mình, đóng góp vào sự phát triển chung và ngược lại.
1.3.2.2. Những yếu tố chủ quan
Ngoài những yếu tố khách quan bên trên có ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ thì bên cạnh đó những yếu tố chủ quan cũng là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đội ngũ cán bộ.
Thứ nhất: Công tác cán bộ của Tỉnh ủy
Công tác cán bộ bao gồm nhiều khâu, từ phát hiện, tuyển chọn, nhận xét, đánh giá, đến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, bổ nhiệm, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ. Các khâu của công tác cán bộ là một thể thống nhất, có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, tác động, thúc đẩy lẫn nhau; khi thực hiện tốt khâu này sẽ là tiền đề và cơ sở để thực hiện tốt các khâu khác và ngược lại, nếu một khâu nào đó thực hiện chưa tốt, khơng đúng quy trình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khâu khác và kết quả chung của cơng tác cán bộ. Vì vậy, trong cơng tác cán bộ, phải kết hợp chặt chẽ và thực hiện đồng bộ tất cả các khâu, không được coi nhẹ hoặc bỏ qua một khâu nào.
Thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên về tiêu chuẩn cán bộ. Chỉ có xây dựng và thực hiện đúng tiêu chuẩn cán bộ thì mới sắp xếp, bố trí, đề bạt đúng cán bộ. Đây cũng là mục tiêu và động lực để cán bộ phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ để bảo đảm tiêu chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ.
Khi tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, việc bố trí, sắp xếp, đề bạt cán bộ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn cán bộ (tiêu chuẩn cấp uỷ viên, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý). Những cán bộ đương chức chưa đủ tiêu chuẩn phải có kế hoạch cụ thể phấn đấu vươn lên đạt chuẩn, cơ quan, đơn vị tạo điều kiện để cán bộ học tập nâng cao trình độ.
Cần xây dựng và hồn thiện nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bảo đảm đúng tiêu chuẩn, sát với thực tiễn của ngành và địa phương, khắc phục tình trạng cán bộ đào tạo một đằng, bố trí một nẻo. Quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống các trường.
Tổ chức tốt việc thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, thi tuyển công chức, viên chức, bảo đảm dân chủ, công khai, nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy chế. Khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong thi tuyển.
Cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ đạo thực hiện tốt việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn quy định. Kế hoạch phải hết sức cụ thể: ai học lý luận chính trị, ai học chun mơn nghiệp vụ, quản lý, ngoại ngữ, tin học; ai học tập trung, ai học tại chức; thời gian học trong bao lâu phải được công khai trong cơ quan, đơn vị và cá nhân cán bộ biết. Các cấp ủy, chi bộ phải thường xuyên quán triệt, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, bồi dưỡng động cơ phấn đấu, đồng thời phải quan tâm giúp đỡ, động viên đảng viên tự rèn luyện, tạo điều kiện để mỗi người xây dựng kế hoạch tự phấn đấu vươn lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Cùng với đó là xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ, khoa học; sắp xếp, nâng cao năng lực, chất lượng hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; biên soạn mới, nâng cao chất lượng chương trình bồi dưỡng; nâng cao năng lực quản lý cơng tác đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Chú trọng đào tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, phẩm chất đạo đức tốt. Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị cần được quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng riêng cho hệ thống các trường chính trị của Đảng và hệ thống các trường đại học, cao đẳng trong cả nước; gắn đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị với nghiên cứu thực tiễn. Các cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn của các bộ, ngành, đồn thể có trách nhiệm và kế hoạch tổ chức quản lý và kiểm tra chế độ học tập của can bộ, đảng viên.
Trong tình hình hiện nay, các cấp ủy cần xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng người có đức, có tài. Làm tốt cơng tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được bổ sung, lấy hiệu quả cơng tác thực tế và sự tín nhiệm của quần chúng, nhân dân làm cơ sở để đề bạt, bổ nhiệm chứ khơng nên vì cơ cấu. Khơng bổ nhiệm cán bộ không đủ đức đủ tài, cơ hội chủ nghĩa. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý xây dựng, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.
Thứ hai: Sự phấn đấu rèn luyện của đội ngũ cán bộ
Mọi chủ trương, biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ mà Đảng và Nhà nước ta triển khai thực hiện chỉ đem lại kết quả khi từng người cán bộ ý thức đúng đắn, đầy đủ về trách nhiệm của mình, tự giác và khơng ngừng rèn luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Để xứng đáng là công bộc của nhân dân, người cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước phải luôn chú trọng tự rèn luyện, tu dưỡng, khơng ngừng tự hồn thiện mình cả về phẩm chất và năng lực.
Trước hết, họ phải đấu tranh loại bỏ yếu tố căn bản làm mất tư cách của người cơng bộc, đó là chủ nghĩa cá nhân. Quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân phải được diễn ra trong từng người và ở mọi lúc, mọi nơi.
Mỗi cán bộ, công chức phải biết tự đấu tranh với cái sai, cái xấu trong chính bản thân mình. Bên cạnh đó, từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, rộng hơn là cả bộ máy công quyền, cả xã hội phải tạo ra được môi trường đấu tranh lành mạnh, mỗi biểu hiện nhận thức và hành động lệch lạc của người cán bộ, công chức phải được sớm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ.
Mặt khác, để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao trong tình hình mới, từng người cán bộ, công chức phải ra sức học tập, nâng cao trình độ, khơng bao giờ được thoả mãn với những kiến thức, kinh nghiệm đang có,phải ham học tập, ham tìm hiểu để mở rộng tầm hiểu biết, thành thạo một
việc và biết nhiều việc, không ngừng nâng cao năng lực cơng tác, hồn thành nhiệm vụ với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao.
Người cán bộ của dân, vì dân cũng phải ln chú trọng thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; nghiêm túc thực hành tự phê bình và phê bình, có như vậy mới khiến mình khơng ngừng tiến bộ, khơng chỉ xứng đáng là người đầy tớ trung thành của nhân dân, mà còn là người đầy tớ giỏi của nhân dân, được nhân dân tin yêu, quý trọng.
Mỗi cán bộ đảng viên cần thấy rằng, trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, chủ nghĩa cá nhân sẽ có nhiều điều kiện để phát triển, lối sống tư sản sẽ có nhiều cơ hội để thâm nhập vào nước Lào, tác động mạnh vào đội ngũ cán bộ, đảng viên. Những người bản lĩnh chính trị kém, khơng chịu tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng dễ bị sa ngã.
Vì thế, việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay là vấn đề thực sự cấp bách. Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh, dù ở cương vị cơng tác nào cũng khơng được bằng lịng với chính mình về trình độ hiểu biết, đạo đức và phong cách công tác.
Nước CHDCND Lào đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, với cả những mặt tích cực và tiêu cực. Đây là thử thách mới, quyết liệt đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đội ngũ này phải được đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản, trong đó đặc biệt coi trọng giáo dục, nâng cao bản lĩnh chinh trị, trung thành tuyệt đối với Đảng, với cách mạng; đồng thời cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Chương 2