2.3.2.1. Về giới tính
Cơ cấu giới tính của cán bộ, cơng chức tỉnh Hủa Phăn nói chung giống như các tỉnh khác trong cả nước, số lượng cán bộ, công chức nam, nữ có sự chênh lệch nhau khá lớn. Tỉnh Hủa Phăn có 6.456 cán bộ, cơng chức, trong đó:
- Nam: 3.750 người, chiếm 58,08%. - Nữ: 2.706 người, chiếm 41,92%.
Qua số liệu cán bộ, công chức tỉnh Hủa Phăn nêu trên cho ta thấy cán bộ, cơng chức nam giới vẫn cịn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới khá nhiều, điều này sẽ dẫn đến sự hạn chế trong những chính sách dành cho nữ giới, đồng thời cũng cho thấy sự hạn chế trong việc sử dụng tài năng của nữ giới cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung và góp phần xây dựng tỉnh Hủa Phăn nói riêng.
Do có sự chênh lệch tỷ lệ về giới như vậy nên trong thời gian qua Đảng và Nhà nước Lào nói chung và tỉnh Hủa Phăn nói riêng ln quan tâm, tạo điều kiện ưu tiên nhất định cho nữ giới. Hiện tại Nhà nước đang có chủ trương cân bằng trong sử dụng và đào tạo cán bộ, công chức nam và nữ, nhằm tạo điều kiện cho nữ có thể có cơ hội phát triển tài năng, có thể khẳng định được năng lực của bản thân mình.
Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ, cơng chức nữ cịn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, như: đối với nữ phụ thuộc nhiều vào hồn cảnh gia đình, vào tinh thần và ý chí của bản thân.Vì những lý do đó mà từ trước đến nay cán bộ, công chức nam giới và nữ giới vẫn có sự chênh lệch nhau cả về số lượng và chất lượng.
2.3.2.2. Về độ tuổi
có các thế hệ cán bộ ở các độ tuổi khác nhau trong các cơ quan để nhằm có sự kế thừa và phát triển các tầng lớp cán bộ một cách hợp lý. Độ tuổi của đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Hủa Phăn phân bố như sau:
Bảng 2.1: Phân bố theo độ tuổi của cán bộ, công chức ở tỉnh Hủa Phăn Đơn vị: người ĐỘ TUỔI SỐ LƯỢNG TỶ LỆ % NA M NỮ TỔNG SỐ Từ 30 tuổi trở xuống 1.48 4 1.065 2.549 39,48 Từ 31 đến 50 tuổi 1.73 2 1.333 3.065 47,48 Từ 51 đến 60 tuổi 518 308 826 12,79 Từ 61 trở lên 16 0 16 0,25 Tổng cộng 3.75 0 2.706 6.456 100
Nguồn: Ban Tổ chức Cán bộ tỉnh Hủa Phăn
Như vậy, số lượng án bộ, công chức đang ở độ tuổi có nhu cầu đi học hoặc bắt buộc phải được đi học, đi bồi dưỡng chiếm tỷ lệ rất cao. Ở nhóm tuổi 30 trở xuống chiếm tỷ lệ là 39,48%. Nếu xét độ tuổi từ 50 trở xuống thì tỷ lệ này chiếm tới 86,96%, đây là độ tuổi có thể học tập và tiếp tục học tập, bồi dưỡng... Nói chung hiện nay tỉnh Hủa Phăn đã thực hiện tốt việc trẻ hóa cán bộ, cơng chức, như số liệu trên ta thấy điều đó, thực trạng này khiến tỉnh Hủa Phăn có nhu cầu lớn về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức nhằm nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn và năng lực công tác, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức trẻ tuổi, ít kinh nghiệm.
Tỷ lệ cán bộ, cơng chức có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 39,48% tức hơn một phần ba tổng số cán bộ, công chức, đây là tỷ lệ khá cao phản ánh chủ trương thu hút nguồn nhân lực trẻ, có tài năng vào tỉnh cơng tác của Hủa Phăn. Đó cũng là chủ trương của Nhà nước nói chung nhằm đạt được mục tiêu trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức trong cả nước.
Tỷ lệ cán bộ cơng chức khơng có nhu cầu hoặc khơng muốn tiếp tục học tập, bồi dưỡng chiếm tỷ lệ rất thấp, nếu lấy mức tuổi này là từ 51 trở lên thì
chỉ chiếm 13,04%. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ cán bộ, cơng chức có nhu cầu tiếp tục học tập hoặc cần được bồi dưỡng chiếm tỷ lệ rất cao so với những người không muốn tiếp tục học tập, bồi dưỡng.
2.3.2.3. Về trình độ đào tạo
Ngồi việc phân loại cán bộ, cơng chức theo độ tuổi, theo giới tính chúng ta cịn có thể phân loại theo các trình độ đào tạo như: trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, cụ thể như sau:
Về trình độ chuyên môn: Đây là yếu tố rất cần thiết vì nó ảnh hưởng trực
tiếp đến việc giải quyết các công việc cũng như hiệu quả thực hiện công việc được giao của các cán bộ cơng chức trong tồn tỉnh. Trình độ chun mơn cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đánh giá cán bộ cũng như sắp xếp cán bộ, công chức vào những cơ quan cụ thể và hợp lý nhằm phát huy đầy đủ các khả năng của các cán bộ và công chức trong thực tiễn.
Bảng 2.2: Trình độ chun mơn của cán bộ, cơng chức ở tỉnh Hủa Phăn Đơn vị: người TRÌNH ĐỘ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ % NAM NỮ TỔNG SỐ Tiến sĩ 3 0 3 0,05% Thạc sĩ 68 6 74 1,15% Đại học 761 173 934 14,47 % Cao đẳng 1.816 1.160 2.976 46,09 % Trung cấp 225 1.009 1.234 19,11 % Dưới trung cấp 859 350 1.209 18,72 % Khơng có trình độ chun mơn 18 8 26 0,41%
Tổng cộng 3.750 2,706 6.456 100%
Nguồn: Ban Tổ chức Cán bộ tỉnh Hủa Phăn
Như vậy, theo thống kê số liệu cán bộ, cơng chức tồn tỉnh Hủa Phăn thì 99,59% số cán bộ, công chức của tỉnh Hủa Phăn có trình độ chun mơn nghiệp vụ nhất định. Nếu xét tỷ lệ cán bộ, cơng chức có trình độ chun mơn nghiệp vụ từ Trung cấp trở lên thì chiếm 80,87%, khá cao so với mức độ chung, mặt bằng chung cả nước.
Tuy nhiên, cán bộ, cơng chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ Đại học trở lên chỉ chiếm tỷ lệ 15,67%, điều này cho thấy nhu cầu tiếp tục học tập hoặc cần được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức rất lớn, chừng nào tỷ lệ cán bộ, cơng chức có trình độ chun mơn nghiệp vụ từ Đại học trở lên phải chiếm từ 65-75% mới chấp nhận được, có như vậy mới đảm bảo thực thi công việc uyển chuyển, trơi chảy, hài hịa, thuận lợi...
Điều đặc biệt hơn nữa, đó là cán bộ, cơng chức có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao như thạc sĩ, tiến sĩ chỉ chiếm tỷ lệ quá thấp, khoảng 1,2%. Do đó, có thể khẳng định rằng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh Hủa Phăn rất cao, khơng chỉ ở trình độ đại học mà ở trình độ cao hơn đại học. Lực lượng cán bộ, cơng chức có trình độ cao từ thạc sĩ trở lên là tiền đề và điều kiện cho sự phát triển chung của xã hội, bởi nó sẽ tạo ra những sản phẩm xã hội tốt, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của cả nước nói chung và của tỉnh Hủa Phăn nói riêng.
Do sự thiếu hụt những cán bộ, cơng chức có trình độ cao từ đại học trở lên, đặc biệt là thạc sĩ và tiến sĩ khiến cho mặt bằng chung về kiến thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ, cơng chức trong cả tỉnh Hủa Phăn còn thấp và hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay, đồng thời, gây khơng ít khó khăn cho việc sắp xếp, bố trí, phân cơng cán bộ, công chức đảm nhiệm những chức vụ cao hoặc quan trọng trong Tỉnh.
Về trình độ Lý luận chính trị - hành chính: Đối với trình độ này địi hỏi
các cán bộ, công chức cần phải nắm được các vấn đề về chính trị, các hoạt động, sự kiện, ảnh hưởng cũng như tác động của các vấn đề chính trị trong nước cũng như nước ngoài đến cơ quan cũng như đến với tỉnh của mình nói chung. Trình độ này cũng là một trong những yếu tố để xây dựng các cán bộ nguồn giỏi về chuyên môn nghiệp vụ cũng như về lý luận chính trị nhằm hình thành nên đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý của các cơ quan.
Bảng 2.3: Trình độ Lý luận chính trị - hành chính của cán bộ, cơng chức ở tỉnh Hủa Phăn Đơn vị: người TRÌNH ĐỘ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ % NAM NỮ TỔNG SỐ Tiến sỹ 2 0 2 0,03% Thạc sỹ 4 1 5 0,08% Đại học 62 19 81 1,25% Cao đẳng 71 25 96 1,48% Trung cấp 179 45 224 3,47% Dưới trung cấp 397 154 551 8,53% Tổng cộng 715 244 959 14,85%
Nguồn Ban Tổ chức - Cán bộ tỉnh Hủa Phăn
Cán bộ, cơng chức ngồi việc có chun mơn, nghiệp vụ thì có trình độ Lý luận chính trị - hành chính là lực lượng lãnh đạo hoặc nguồn lãnh đạo của tỉnh và cả nước. Đây là nguồn cán bộ, cơng chức giữ vai trị quan trọng trong quản lý nhà nước và xã hội, là những người thường nắm giữ các chức vụ, vị trí quan trọng ở mỗi cơ quan Đảng và Nhà nước Lào. Để giữ vững định hướng chính trị và mơ hình phát triển kinh tế - xã hội của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, nhất thiết nguồn cán bộ, công chức lãnh đạo cơ quan Đảng và Nhà nước phải được đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị - hành chính, coi đó là điều kiện tiên
quyết để giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và đảm bảo sự điều hành, quản lý ổn định, hiệu quả của Nhà nước đối với nền kinh tế, văn hoá và xã hội.
Tuy nhiên, từ bảng thống kê trên của Ban Tổ chức - cán bộ tỉnh Hủa Phăn ta thấy số lượng cán bộ, cơng chức có trình độ lý luận chính trị - hành chính ở các trình độ dù là thấp nhất chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ 959 người so với tổng số cán bộ, công chức của tỉnh là 6.456 người, tương đương với 14,85%, đặc biệt, số lượng cán bộ, cơng chức có trình độ lý luận chính trị - hành chính từ đại học trở lên chỉ có 88 người, chiếm 1,36% tổng cán bộ, cơng chức của tỉnh, hoặc chiếm 9,17% lượng cán bộ, cơng chức có trình độ lý luận chính trị - hành chính
Với số lượng ít như vậy, lượng cán bộ, cơng chức có trình độ lý luận chính trị - hành chính chưa đủ đáp ứng nhu cầu bố trí sắp xếp vào các vị trí lãnh đạo cơ bản, chủ chốt, quan trọng, đồng thời cịn nhiều vị trí lãnh đạo khác tuy khơng quá quan trọng nhưng cũng cần những cán bộ, cơng chức có trình độ lý luận chính trị - hành chính thì càng thiếu.
Trong số các cán bộ, cơng chức có trình độ lý luận chính trị - hành chính thì số người có trình độ dưới trung cấp là 551 người trên tổng số 959 người, chiếm 57,45%. Điều này cho thấy, tỷ lệ cán bộ, cơng chức có trình độ lý luận chính trị - hành chính vừa ít so với tổng số cán bộ tồn tỉnh, vừa thấp vì trình độ dưới trung cấp chiếm tới 57,45%. Có thể nói, trình độ lý luận chính trị - hành chính của cán bộ, cơng chức của tỉnh cịn rất thấp so với nhu cầu của thực tiễn địi hỏi.
Thực tế đó khẳng định rằng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức của tỉnh Hủa Phăn rất cao, không chỉ đào tạo, bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ mà cả về trình độ lý luận chính trị - hành chính. Riêng về trình độ lý luận chính trị - hành chính thì tỉnh Hủa Phăn cịn thiếu nhiều và bản thân các cán bộ, cơng chức cũng có nhu cầu học tập cao, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị - hành chính.
Hủa Phăn như sau:
* Ưu điểm:
Phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Hủa Phăn có tuổi đời cịn rất trẻ (tuổi đời dưới 50 chiếm 86,96%, tuổi đời dưới 30 chiếm 39,48%), đa phần có trình độ chun mơn tuy chưa cao nhưng khá đồng đều, do đó trong cơng tác quy hoạch, ln chuyển, nâng ngạch, nâng bậc, bố trí phân cơng công việc cho cán bộ, công chức dễ dàng hơn vào những chức vụ phù hợp với chun mơn, trình độ, năng lực cán bộ, công chức.
Các cán bộ và cơng chức của tỉnh đều có đạo đức tốt, có niềm tin vào công việc cũng như vào các chủ trương và chính sách của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Lào trong con đường xây dựng đất nước theo con đường XHCN hiện nay.
Các cán bộ, cơng chức đều có tinh thần học hỏi và tiếp thu những cái mới nhằm giải quyết các cơng việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
* Hạn chế:
Số lượng cán bộ, cơng chức có trình độ cao từ thạc sĩ trở lên chiếm tỷ lệ q nhỏ, do đó trong cơng tác sắp xếp bổ nhiệm cán bộ chủ chốt, lịng cốt sẽ gặp một số khó khăn. Ngồi ra, khơng chỉ trình độ chun mơn, nghiệp vụ mà cả trình độ lý luận chính trị - hành chính của các cán bộ, cơng chức cịn thấp, đa phần chỉ là trình độ cao đẳng trở xuống, chiếm 84,33% với trình độ chun mơn, chiếm 90,82% (871 người trong số 959 người) với trình độ lý luận chính trị - hành chính.
Ngồi ra, trình độ ngoại ngữ và tin học của cán bộ, cơng chức rất thấp, vì vậy rất khó khăn trong q trình giao tiếp hành chính, tiếp cận với thơng tin và gây khơng ít khó khăn cho cơng tác tin học hố thủ tục hành chính và giải quyết những công việc của nhà nước, cũng như trong công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ năng lực chun mơn cho cán bộ, công chức.