Dùng hạy học:

Một phần của tài liệu GA Toán L4HKI. NT2.CKT(Mới) (Trang 113 - 118)

- Bảng phụ ghi bảng nhân 9 để hướng dẫn HS chưa thuộc bảng nhân 9.

III/ Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV: Hoạt động của HS:

A. Ổn định lớp:

- GV cho HS cả lớp cùng hát vui. B. Bài cũ:

- GV gọi HS đọc lại bảng nhân 9; gọi 2HS lên bảng làm bài 1,2 trong VBT.

- GV nhận xét tiết kiểm tra. C. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Tiết toán hôm nay các em học luyện tập kiến thức đã học và llam2 bài tập theo yêu cầu.

2. Thực hành Bài 1

- GV cho HS vận dụng bảng nhân để tính nhẩm - GV gọi HS đọc kêt quả và tính chất giao hoán của phép nhân.

Bài 2

- Nhằm củng cố một cách hình thành bảng nhân GV cho HS làm bài và gọi HS lên bảng làm

- Ví dụ: 9 x 3 + 9 = 27 + 9 = 36 Bài 3

- Giải bài toán bằng hai phép tính. GV gợi ý + Muốn tìm số xe của 4 đội, đã biết số xe mỗi đội, phải tìm số xe của 3 đội kia.

+ Tìm số xe của 4 đội

- GV tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài. Bài 4

- GV hướng dẫn và cho HS làm (dòng 3,4) rồi chữa bài

D. Củng cố:

- GV gọi vài em đọc lại bảng nhân 9

- Cả lớp cùng hát vui.

- 1HS đọc bảng nhân 9, 2HS lên bảng làm bài trong VBT.

- Nghe GV giới thiệu bài

- HS tự làm bài cá nhân, vài HS đọc kết quả bài làm của mình, lớp nhận xét bổ sung.

- HS tự làm bài cá nhân vài HS lên bảng làm.

- HS theo dõi và trả lời + 9 x 3 = 27 (xe)

+ 10 + 27 = 37 (xe).

- HS tự làm bài và chữa bài. - HS làm bài theo yêu cầu GV rồi chữa bài.

- Vài HS đọc lại bảng nhân 9. 113

E. Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Về xem lại bài và làm bài trong VBT. - Chuẩn bị bài: gam.

Bài: GAM I/ Mục tiêu:

- Biết Gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa ki-lô-gam và gam. - Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng hai cân đĩa và cân đồng hồ.

- Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam. - Làm được bài tập 1,2,3,4.

II/ Đồ dùng dạy - học:

- Cân đĩa và cân đồng hồ cung các quả cân và một gói hàng nhỏ để cân.

III/ Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV: Hoạt động của HS:

A. Ổn định lớp:

- GV cho HS cả lớp cùng hát vui B. Bài cũ:

- GV gọi HS lên làm bài tập 1,2 trong VBT. - GV nhận xét tiết kiểm tra.

C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:

- Tiết toán hôm nay các em học về khối lượng là gam.

2. Giới thiệu cho HS về gam

- GV cho HS nêu khối lượng đã học ki-lô-gam. Để đo các vật nhẹ hơn 1kg. Ta còn có các đơn vị đo nhỏ hơn kg. GV nêu: "Gam là một đơn vị đo khối lượng” : Gam viết tắt là g

1000 = 1kg

- GV cho HS nhắc lại một vài lần để ghi nhớ đơn vị đo này.

- GV giới thiệu các quả cân thường dùng (cho HS nhìn thấy).

- GV giới thiệu đĩa cân, cân đồng hồ. Cân mẫu (cho HS quan sát) gói hàng nhỏ bằng hai loại cân đều ra cùng kết quả.

3. Thực hành Bài 1

- GV cho HS quan sát tranh vẽ cân hộp đường trong bài để trả lời câu hỏi: " hộp đường cân nặng 200g"...

- Cho HS trao đổi cặp tự làm bài và nêu kết quả. Bài 2

- Cả lớp cùng hát vui.

- 2HS lên bảng làm bái,2 trong VBT.

- Nghe GV giới thiệu bài.

- Theo dõi GV hướng dẫn và trả lới câu hỏi.

- Vài HS nhắc lại, cả lớp nhắc lại.

- HS quan sát GV thực hành cân

- HS quan sát mẫu sau đó tự làm bài và nêu kết quả.

- GV cho HS quan sát hình vẽ cân quả đu đủ bằng cân đồng hồ. GV lưu ý HS chiều quay của kim chỉ khối lượng trùng với chiều quay của kim đồng hồ. HS có thể đếm nhẩm: 200. 300, 400, 600, 800, rồi nêu kết quả: " Quả đu đủ cân nặng 800g".

- GV cho HS tự làm phần còn lại rồi cho HS đổi chéo vở nhau chữa bài.

Bài 3

- GV cho HS tự làm bài sau đó gọi HS lên bảng làm. Gv chữa bài chung ở lớp hai câu: chẳng hạn

100g + 45g + 26g = 119g 96 g : 3 = 32g

Bài 4

- GV cho HS đọc kĩ bài toán rồi phân tích: Số gam cả hai hộp sữa gồm số gam vỏ sữa và số gam sữa chứa trong hộp. Từ đó HS nêu cách tính số gam sữa. Sau đó GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài

- Cả lớp và GV nhận xét chữa bài đúng Bài giải

Trong hộp có số gam sữa là: 455 - 58 = 397 (g)

Đáp số: 397 g D. Củng cố:

- GV gọi HS nhắc lại bài học.

- Qua bài học hôm nay các em vận dụng được trong việc giúp đỡ cha, mẹ đi mua những thứ nhỏ hơn 1kg...

E. Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và làm bài trong VBT. - Chuẩn bị bài: luyện tập

- HS theo dõi và trả lời sau đó tự làm các phần còn lại rồi đổi chéo vở nhau kiểm tra bài của bạn.

- HS làm bài cá nhân. 2HS lên bảng làm lớp nhận xét bổ sung.

- HS đọc yêu cầu bài suy nghĩ tìm và tự làm bài

- 1HS lên bảng làm lớp nhận xét bổ sung.

- Vài HS nhắc lại bài học.

Tuần 14

Bài: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu:

- Biết so sánh các khối lượng.

- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng vào việc giải toán. - Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.

- Làm được bài tập 1,2,3,4.

II/ Đồ dùng dạy - học:

- Một quả cân đồng hồ loại nhỏ (2kg hoặc 5kg).

III/ Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV: Hoạt động của HS:

A. Ổn định lớp:

- GV cho HS cả lớp cùng hát vui. B. Bài cũ:

- GV hỏi tiết toán trước các em đã học bài gì? - GV gọi HS lên bảng làm bài tập 1,2 trong VBT.

- GV nhận xét tiết kiểm tra. C. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Tiết toán hôm nay các em học luyện tập kiến thức các em đã học.

2. Thực hành Bài 1

- GV cho HS tự làm câu thứ nhất rồi GV thống nhất kết quả so sánh

74g > 47g

- Sau đó GV cho HS tự làm các phần còn lại rồi lần lượt nêu kết quả.

Bài 2

- GV yêu cầu HS đọc kĩ bài toán rồi gọi HS nêu cách làm. GV chốt lại cách làm sau

+ Tính xem 4 gói kẹo nặng bao nhiêu gam.

+ Tính xem mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh.

- Cho HS tự làm bài cá nhân; sau đó cả lớp và GV nhận xét chữa bài đúng

Bài giải

- Cả lớp cùng hát vui. - 1HS trả lời bài cũ.

- 2HS lên bảng làm bài mỗi em làm một bài.

- Nghe GV giới thiệu bài.

- HS tự làm phần thứ nhất sau đó so sánh thống nhất kết quả và làm các phần còn lại rồi nêu kết quả.

- 2HS đọc yêu cầu bài trao đổi nhau tìm cách giải và tự làm bài.

- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét bổ sung.

Cả 4 gói kẹo cân nặng là: 130 x 4 = 520 (g) Cả kẹo và bánh cân nặng là: 520 + 175 = 695 (g) Đáp số: 695 g Bài 3

- GV cho HS đọc kĩ tóm tắt bài, nêu lại bài toán đã cho gì và bài toán hỏi gì, từ đó HS nêu cách làm bài. GV chốt lại sau:

+ Tìm số đường cón lại nặng bao nhiêu gam. + Tìm mỗi túi nặng bao nhiêu gam.

- GV hỏi HS: Khi tìm số đường còn lại phải thực hiện phép tính 1kg - 400g thì phải làm thế nào? - Sau đó cho HS tự làm bài rồi chữa bài

- Cả lớp và GV nhận chữa bài đúng Bài giải

1kg = 1000g

Số đường còn lại cân nặng là: 1000 - 400 = 600 (g) Mỗi túi đường nhỏ cân nặng là:

600 : 3 + 200g

Đáp số: 200g Bài 4

- GV chia lớp thành 3 nhóm và cử đại diện nhóm làm 1 thư kí ghi các vật cân sau đó cho HS so sánh khối lượng cân và xếp theo thứ tự từ nhẹ đến nặng

- Cả lớp và GV nhận xét tuyên dương nhóm có cách ghi chính xác.

D. Củng cố:

- Qua bài học các em vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày tiếp gia đình đi mua vật dụng cần thiết.

E. Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và làm bài trong VBT. - Chuẩn bị bài: bảng chia 9

- HS đọc yêu cầu bài toán và tìm hiểu xem bài toán cho gì và hỏi tìm gì.

- HS trả lời:phải đổi từ 1kg = 1000g rồi mới làm phép trừ - HS tự làm bài; 1HS lên bảng làm lớp nhận xét bổ sung.

- Các nhóm cử đại diện làm thư kí và tiếp tục cân và báo kết quả

- HS nghe, ghi nhớ.

Bài: BẢNG CHIA 9 I/ Mục tiêu:

- Bước đầu thuộc bảng chia 9 vận dụng trong giải toán (có một phép chia 9) - Làm được bài tâp 1 (cột 1,2,3), 2 (cột 1,2,3), 3,4.

Một phần của tài liệu GA Toán L4HKI. NT2.CKT(Mới) (Trang 113 - 118)