CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.5. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TRONG
1.1.5.1. Tạo động lực lao động bằng biện pháp kích thích phi tài chính
a. Xây dựng tiêu chuẩn, vịtrí cơng việc
Hoạt động này sẽ giúp người lao động hiểu rõ bản chất công việc và những vấn
đề liên quan đến cơng việc mình làm. Đồng thời người lao động có thểbiết những tiêu
chí đánh giá về số lượng và chất lượng công việc để biết xem mình có hồn thành công việc hay không.
Hoạt động này là cơ sở cho rất nhiều hoạt động khác trong quản trị nhân sự tại daonh nghiệp như: Đánh giá thực hiện công việc là cơ sở để tính lương, thưởng… ngồi ra nó cịn giúp nâng cao động lực của người lao động, giúp họ làm việc năng suất và hiệu quả hơn.
công việc. Đây là cơ sở để đánh giá một cách chính xác mức độ thực hiện công việc của nhân viên, đông thời là cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp khuyến khích vật chất đối với nhân viên.
Để xây dựng tiêu chuẩn và vị trí cơng việc, các nhà quản trị phải giải quyết 2 vấn đềsau:
Xác định rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức và làm cho người lao động hiểu rõ mục tiêu đó. Đồng thời khiến người lao động hiểu rằng, việc hoàn thành mục tiêu của tổchức gắn liền với việc hoàn thành mục tiêu của bản thân.
Xác định vịtrí làm việc cho các bộphận cụthểcủa tổchức và tiêu chuẩn cụthể cho từng vịtrí làm việc, với vị trí đó, người lao động cần có những kỹ năng gì, trìnhđộ như thếnào là phù hợp.
b. Phân cơng, bố trí lao động hợp lý
Phân công công việc là quá trình giao cho ai đó quyền lực và trách nhiệm để
thực hiện cơng việc nào đó. Song song với việc phân công công việc, nhà quản trị cần phải cung cấp những phương tiện, nguồn lực hỗ trợ người lao động thực hiện công việc đó.
Những ngun tắc của phân cơng cơng việc:
Xem xét năng lực và trìnhđộ người lao động: Phân cơng cơng việc phải tạo điều
kiện, cơ sở, nền tảng cho người lao động phát huy được khả năng tư duy và sáng tạo của mình.
Nghiên cứu nhu cầu người lao động: Nghiên cứu nhu cầu người lao động đểxác
định mong muốn, nguyện vọng, định hướng phát triển của người lao động, từ đó phân
cơng cơng việc cho hợp lý và khoa học.
Phân công cơng việc phù hợp với trình độ, kỹ năng và khả năng phát triển của người lao động trong tương lai.
Trong phân cơng cơng việc, phải có tiến độ và mục tiêu cụ thể cũng như đánh giá theo tiến độvà mục tiêu đãđềra.
c. Công bằng trong đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc là hoạt động quản trị nhân sự quan trọng và luôn tồn tại trong các tổ chức. Mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc là khẳng định
năng lực, khả năng của nhân viên, đây là cơ sở giúp doanh nghiệp tuyển mộ, tuyển chọn, phát triển nguồn nhân lực hiện tại, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng các chế độ thù lao, thăng tiến, kỷ luật hợp lý, đưa ra quyết định quản lý về nhân sự một cách công bằng chính xác.
Đánh giá thực hiện cơng việc là một nội dung của tạo động lực lao động, mức độ hợp lý và đúng đắn của việc sử dụng các hệ thống đánh giá và thông tin phản hồi các kết quả đánh giá với người lao động có ảnh hưởng lớn tới việc xây dựng và phát
triển đạo đức, xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng, quy chế lương.
Việc xây dựng hệ thống đánh giá công khai minh bạch để người lao động cảm thấy cống hiến của mình cho doanh nghiệp được ghi nhận, được mọi người biết đến. Hình thức khen thưởng thông qua tiền thưởng, phần thưởng không những thỏa mãn một phần nào đó nhu cầu vật chất của người lao động mà cịn có tác dụng kích thích tinh thần của người lao động, thể hiện sự đánh giá, ghi nhận năng lực và những đóng góp của người lao động.
d. Khen thưởng và tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động
Trong tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện là những nhu cầu bậc cao. Việc khai thác có hiệu quả các khả năng, tiềm năng của người lao động và tạo cơ hội phát triển cho họ chính là để đáp ứng được nhu cầu
này, qua đó thúc đẩy động lực làm việc của người lao động. Nắm bắt được nhu cầu này, người quản lý nên vạch ra những nấc thang vị trí nghề nghiệp kế tiếp, tạo cơ hội
để người lao động thăng tiến.
Việc tạo những cơ hội thăng tiến cho người lao động giúp họkhẳng định và thể hiện mình, nhận ra những cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp và gắn bó hơn với tổ chức, có ý thức phấn đấu và nỗlực nhiều hơn trong thực thi nhiệm vụ. Minh bạch con
đường thăng tiến cho mọi người và thiết lập hướng thăng tiến rõ ràng cho tất cả cá nhân là yêu cầu của bất cứTrường Đại học Kinh tế Huếtổ chức nào. Muốn vậy, tổ chức cần quy định rõ ràng về
chính sách thăng tiến, đảm bảo thăng tiến phải dựa trên năng lực, hiệu quảcơng việc
và đảm bảo cơng bằng, bìnhđẳng trong việc tiếp cận cơ hội thăng tiến.
e. Tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi
Cách bài trí thiết bị, cơng cụ, dụng cụ làm việc, ánh sáng, vệ sinh... có ảnh hưởng rất lớn tới tâm trạng làm việc của người lao động. Môi trường vật chất phù hợp,
tiện lợi chắc chắn sẽ tạo điều kiện để người lao động tăng cường động lực lao động, giảm thiểu tai nạn lao động. Vì vậy, để nâng cao hiệu quảlàm việc, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, công cụ lao động, đồng thời, nơi làm việc cũng cần
được bốtrí khoa học.
Tạo động lực cho người lao động thơng qua bầu khơng khí làm việc tốt đẹp là một biện pháp rất quan trọng trong hệ thống biện pháp tạo động lực cho người lao
động thơng qua kích thích tinh thần.
f. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng dành cho người lao động
Đào tạo giúp người lao động tăng tính thỏa mãn trong cơng việc hiện tại, việc
nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên môn khiến cho các nhân rất tựtin và lạc quan vềcông việc. Mặt khác, khi được đào tạo, cá nhân sẽcảm thấy được tổchức quan tâm
và tin tưởng. Đây là một động lực đểcá nhân gắn bó với cơng ty và sẵn sàng đón nhận những thửthách nghềnghiệp mới. Vì thế, các doanh nghiệp phải kết hợp tạo động lực
thông qua đào tạo với các hình thức khác như chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động bằng các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thăm quan, du lịch...Chỉ khi đó mới có thể kết hợp kích thích sự thỏa mãn nhu cầu về mọi mặt cho
người lao động.