TẠO ĐỘNG LỰC BẰNG BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân viên tại Công ty cổ phần sợi Phú Nam – Thừa Thiên Huế (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.5.2. TẠO ĐỘNG LỰC BẰNG BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH TÀI CHÍNH

a. Xây dựng, thực hiện chế độ lương

Một trong những chức năng của tiền lương là chức năng kích thích, tác động, tạo ra động lực trong lao động. Trong hoạt động kinh tếthì lợi ích kinh tế là động lực

cơ bản, nó biểu hiện trên nhiều dạng, có lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, có lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.

Tiền lương là bộphận thu nhập chính của người lao động nhằm thỏa mãn phần lớn các nhu cầu vềvật chất và tinh thần của người lao động. Do vậy, sửdụng các mức tiền lương khác nhau là đòn bẩy kinh tế quan trọng để định hướng sự quan tâm và

động cơ trong lao động của người lao động dựa trên cơ sởlợi ích cá nhân. Các yêu cầu của việc xây dựng chế độ lương:

- Tiền lương đảm bảo mức tái sản xuất lao động, tức là tiền lương phải đảm

bảo mức chi tiêu tối thiểu cho người lao động

- Tiền lương trả theo khối lượng công việc và chất lượng công việc mà người

lao động đã cống hiến cho tổchức, đây còn là cơ sở đểso sánh mức độthực hiện công việc giữa các nhân viên với nhau.

- Tiền lương phải phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền lươn phải đơn giản, dễ tính, giúp người lao động có thể tự tính được mức lương của mình, qua đó người lao động có thểhiểu được các yếu tố làm tăng hay giảm lương.

- Tiền lương phải có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, muốn vậy tổ chức phải sử dụng các biện pháp địn bẩy kích thích vật chất gắn liền với các tiêu chí

tăng năng suất lao động.

b. Xây dựng và thực hiện chế độ thưởng

Tiền thưởng là sốtiền bổ sung ngồi lương và tiền cơng được thưởng cho người lao động nhằm khuyến khích người lao động.

Tiền thưởng ngoài khả năng tăng thêm thu nhập cho người lao động, nó cịn thể hiện sựcơng nhận của tổchức đối với người lao động, là công cụ để đánh giá cao cơng sức và đóng góp của người lao động đối với tổchức.

Vì vậy khi xây dựng chế độ thưởng cho người lao động cần đảm bảo các yếu tốsau: - Tiền thưởng phải gắn liền với kết quảthực hiện công việc của người lao động - Tiền thưởng phải công bằng và hợp lý

- Tiền thưởng phải gắn liền với các chỉ tiêu thưởng cụ thể và có mức chênh lệch nhauTrường Đại học Kinh tế Huế

c. Xây dựng và thực hiện các chế độphúc lợi

Phúc lợi là phần thu lao gián tiếp được chi trả cho người lao động dưới hình thức hỗtrợcuộc sống cho người lao động.

Việc thực hiện các chế độphúc lợi hợp lý thểhiện sựquan tâm của tổchức đến cuộc sống của người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất tình thần cho

người lao động.

Ngồi việc thực hiện các đầy đủ các phúc lợi bắt buộc theo pháp luật quy định, tổchức cần quan tâm các dạng phúc lợi tựnguyện với mục đích hỗ trợ người lao động, khuyến khích họ n tâm và làm việc có hiệu quả như: chương trình mua nhà giá rẻ

cho người lao động, tổchức các hoạt động thể thao, du lịch... Các doanh nghiệp thực hiện tốt các chương trình phúc lợi sẽ thể hiện sự quan tâm đến người lao động, góp phần yên tâm, tạo động lực cho người lao động. Vì vậy, tổchức cần xây dựng hệthống phúc lợi rõ ràng, công bằng, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của người lao động từ đó kích thích, tạo động lực lao động cho nhân lực trong tổchức.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân viên tại Công ty cổ phần sợi Phú Nam – Thừa Thiên Huế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)