Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố trong công việc ảnh hưởng đến thỏa mãn cân bằng công việc gia đình của nhân viên ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 33)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Nghiên cứu định tính

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy đa số các đáp viên đều hiểu rõ khái niệm trong bài nghiên cứu bao gồm: thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình, xung đột cơng việc - gia đình, các u cầu – nguồn lực cơng việc. Các ý kiến đều cho rằng các thành phần của yêu cầu – nguồn lực trong công việc cũng như xung đột công việc - gia đình đều có ảnh hưởng đến thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình. Bên cạnh đó, khi được hỏi về hai khái niệm thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình và xung đột cơng việc - gia đình thì họ đều đồng tình rằng đây là hai cấu trúc khác nhau và xung đột cơng việc - gia đình tác động tiêu cực đến thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình.

Tiếp theo, bảng phỏng vấn sơ bộ được phát ra cho các thành viên tham gia nhằm khẳng định đáp viên hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ ngữ các biến trong thang đo. Nhìn chung các đáp viên đều hiểu về phần lớn các câu hỏi trong bảng khảo sát. Tuy nhiên, có hai thang đo sự khơng ổn định nghề nghiệp và hỗ trợ tại nơi làm

việc được hiệu chỉnh so với thang đo nháp (thang đo gốc ban đầu) mà theo nhóm thảo luận thì hai thang đo này chứa các biến trùng lắp ý nghĩa (được trình bày cụ thể trong kết quả chi tiết phát triển thang đo). Thêm vào đó có một số câu hỏi được điều chỉnh từ ngữ cho dễ hiểu đối với đáp viên nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên ý nghĩa nội dung thang đo.

Kết quả chi tiết phát triển thang đo như sau:

 Thang đo thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình

Thỏa mãn cân bằng cơng việc – gia đình, kí hiệu SWFB được đo lường qua năm biến quan sát. Các biến quan sát đo lường về thỏa mãn cân bằng cơng việc – gia đình dựa trên thang đo của Valcour (2007). Thang đo này đã được sử dụng trong những nghiên cứu trước trong nhiều ngành nghề khác nhau (dịch vụ tài chính, cơng nghệ thông tin, bán lẻ…) với hệ số Crobach alpha từ 0.89 đến 0.96 (Beham và Drobnic, 2010; Beham và cộng sự, 2012; MC namara, 2012; Abendroth và Dulk, 2011). Do đó, việc áp dụng thang đo Valcour (2007) vào nghiên cứu này là đáng tin cậy.

Sau khi điều chỉnh từ ngữ thơng qua nghiên cứu định tính, các biến trong thang đo thỏa mãn cân bằng công việc được điều chỉnh như trong bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1: Thang đo thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình (SWFB)

Biến quan sát

Nội dung

SWFB1 Tơi hài lịng với cách sử dụng thời gian cho công việc và cuộc sống cá nhân, gia đình

SWFB2 Tơi hài lòng với cách phân chia sự quan tâm giữa cơng việc và gia đình SWFB3 Tơi có thể cân bằng nhu cầu công việc và cuộc sống cá nhân, gia đình SWFB4 Tơi phối hợp tốt giữa công việc và cuộc sống cá nhân

SWFB5 Tơi có cơ hội để thực hiện tốt cơng việc và cũng có thể thực hiện tốt các vấn đề liên quan đến gia đình

 Thang đo thời gian làm việc tổ chức mong đợi

Có ba biến quan sát mô tả thời gian làm việc tổ chức mong đợi, kí hiệu từ OTE1 đến OTE3. Các biến quan sát này dựa vào thang đo của Geurts và cộng sự (2007). Thang đo này cũng được Beham và Drobnic (2010) sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng và công nghệ thông tin tại Đức với hệ số Crobach alpha là 0.85.

Bảng 3.2: Thang đo thời gian làm việc tổ chức mong đợi (OTE)

Biến quan sát

Nội dung

OTE1 Để dẫn dầu trong công ty tôi, nhân viên nên thường xuyên làm việc ngoài giờ

OTE2 Để được đánh giá cao trong công ty tôi, nhân viên nên làm việc chăm chỉ và sẵn sàng trong mọi thời gian

OTE3 Công ty tôi mong đợi nhân viên đặt công việc trước cuộc sống cá nhân trong trường hợp cần thiết

 Thang đo áp lực cơng việc

Có bốn biến quan sát mơ tả áp lực cơng việc, kí hiệu từ PJ1 đến PJ4. Các biến quan sát đo lường về áp lực công việc dựa trên thang đo của Sanne và cộng sự (2005). Beham và Drobnic (2010) sử dụng thang đo này trong lĩnh vực ngân hàng và công nghệ thông tin với hệ số Crobach alpha là 0.75. Sau khi thảo luận nhóm thang đo vẫn được giữ nguyên 4 biến quan sát, kết quả thể hiện trong bảng 3.3:

Bảng 3.3 : Thang đo áp lực công việc (PJ)

Biến quan sát

Nội dung

PJ1 Yêu cầu công việc của tôi là làm việc thật nhanh PJ2 Yêu cầu công việc của tôi là làm việc thật chăm chỉ PJ3 Yêu cầu công việc của tôi là phải nỗ lực rất nhiều

 Thang đo sự không ổn định nghề nghiệp

Sự khơng ổn định nghề nghiệp, kí hiệu JI được đo lường dựa vào thang đo của O’Neill and Peter Sevastos (2013) với 6 biến quan sát. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy có hai nhóm biến quan sát được cho là trùng lắp ý nghĩa, đó là:

Nhóm 1: “Khả năng mất việc ln xuất hiện liên tục trong suy nghĩ của tôi”

và “Tơi lo sợ mất cơng việc của mình”

Nhóm 2: “Tơi khơng chắc chắn cơng việc của mình sẽ kéo dài bao lâu” và

“Tôi không chắc chắn về tương lai cơng việc của mình với tổ chức này”

Do đó trong từng nhóm trùng lắp ý nghĩa loại một biến và giữ lại một biến. Ý kiến của các thành viên trong nhóm khảo sát định tính thống nhất giữ lại hai biến đo lường là:

Nhóm 1: “Tơi lo sợ mất cơng việc của mình” và

Nhóm 2: “Tơi khơng chắc chắn cơng việc của mình sẽ kéo dài bao lâu” Như vậy sau khi điều chỉnh, thang đo sử dụng trong nghiên cứu định lượng còn lại bốn biến quan sát, kí hiệu từ JI1 đến JI4.

Bảng 3.4: Thang đo sự không ổn định nghề nghiệp (JI)

Biến

quan sát Nội dung

JI1 Mặc dù làm việc rất chăm chỉ nhưng khơng có gì đảm bảo rằng tơi được tiếp tục cơng việc của mình

JI2 Tơi lo sợ mất cơng việc của mình

JI3 Tơi khơng chắc chắn cơng việc của mình sẽ kéo dài bao lâu JI4 Xác suất tôi bị mất việc là rất cao

 Thang đo kiểm sốt cơng việc

Có bốn biến quan sát mơ tả kiểm sốt cơng việc, kí hiệu từ JC1 đến JC4. Các biến quan sát đo lường về kiểm sốt cơng việc dựa trên thang đo của Sanne và cộng sự (2005). Thang đo này tập trung vào cảm nhận của một cá nhân trong việc tự chủ về địa điểm, thời điểm và phương pháp thực hiện cơng việc của mình. Sau khi thảo

luận nhóm, thang đo được điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp và kết quả giữ nguyên 4 biến quan sát như bảng 3.5:

Bảng 3.5: Thang đo kiểm sốt cơng việc (JC)

Biến

quan sát Nội dung

JC1 Tôi thường tự quyết định cách thức thực hiện cơng việc của mình JC2 Tơi thường tự quyết định nên làm những gì trong cơng việc của mình JC3 Tơi thường tự quyết định địa điểm thực hiện cơng việc của mình JC4 Tôi thường tự quyết định thời điểm thực hiện cơng việc của mình

 Thang đo hỗ trợ tại nơi làm việc

Hỗ trợ nơi làm việc, kí hiệu SS được đo lường dựa trên thang đo của Sanne và cộng sự (2005). Thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu Beham và Drobnic (2010) trong lĩnh vực ngân hàng và công nghệ thông tin với giá trị Cronbach Alpha bằng 0.84. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy có 2 biến quan sát được cho là trùng lắp ý nghĩa, đó là:

“Mọi người nơi tơi làm việc đều hịa đồng với nhau” và “Bầu khơng khí nơi

tơi làm việc thoải mái và dễ chịu”

Biến được giữ lại trong thang đo là “Mọi người nơi tơi làm việc đều hịa đồng

với nhau”. Vậy thang đo sử dụng trong nghiên cứu định lượng còn lại năm biến quan

sát được trình bày như trong bảng 3.6:

Bảng 3.6: Thang đo hỗ trợ tại nơi làm việc (SS)

Biến quan sát

Nội dung

SS1 Mọi người nơi tơi làm việc đều hịa đồng với nhau SS2 Đồng nghiệp của tôi thường hỗ trợ cho tôi

SS3 Mọi người nơi tơi làm việc sẽ thơng cảm nếu tơi có một ngày “tồi tệ” SS4 Tơi có mối quan hệ tốt với người quản lý của mình

 Thang đo xung đột cơng việc - gia đình

Xung đột cơng việc - gia đình, kí hiệu WHI được đo lường qua chín biến quan sát. Các biến quan sát đo lường về xung đột cơng việc - gia đình từ SWING Work – Home Interaction Survey Nijmegen của Geurts và cộng sự (2007). Thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu của Beham và Drobnic (2010) với giá trị Cronbach alpha bằng 0.75. Qua phỏng vấn trực tiếp thì cho thấy rằng người được hỏi đều hiểu về phần lớn các câu hỏi, tuy nhiên cần phải điều chỉnh lại nội dung biến “Tôi thường

cảm thấy khó chịu ở nhà vì những địi hỏi trong cơng việc” thành “Những yêu cầu trong công việc thường khiến tơi cảm thấy khó chịu khi về nhà”.

Bảng 3.7: Thang đo xung đột cơng việc - gia đình (WHI)

Biến quan sát

Nội dung

WHI1 Những yêu cầu trong cơng việc thường khiến tơi thường cảm thấy khó chịu khi về nhà

WHI2 Tơi thường khơng hưởng thụ cuộc sống đầy đủ với vợ (chồng) / gia đình / bạn bè bởi những lo lắng về công việc

WHI3 Tơi thường thực hiện nghĩa vụ gia đình một cách khó khăn bởi vì tơi khơng ngừng suy nghĩ về công việc

WHI4 Tôi thường phải hủy các cuộc hẹn với vợ (chồng) / gia đình / bạn bè do sự tận tâm với cơng việc

WHI5 Tôi thường thực hiện nghĩa vụ trong gia đình khó khăn vì lịch trình làm việc khơng phù hợp

WHI6 Tơi thường khơng có đủ năng lượng để tham gia vào các hoạt động giải trí với chồng (vợ) / gia đình / bạn bè vì cơng việc

WHI7 Tôi phải làm việc chăm chỉ nên khơng có thời gian cho bất kỳ sở thích nào của mình

Biến quan sát

Nội dung

WHI8 Nghĩa vụ công việc làm cho tơi cảm thấy rất khó khăn để thoải mái ở nhà

WHI9 Công việc chiếm hết thời gian mà tôi muốn bên vợ (chồng)/ gia đình/ bạn bè

Tất cả các câu trả lời được cho điểm trên thang điểm Likert từ 1 (hoàn tồn khơng đồng ý) đến 7 (hồn tồn đồng ý). Trong đó điểm 4: trung lập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố trong công việc ảnh hưởng đến thỏa mãn cân bằng công việc gia đình của nhân viên ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)