Mơ hình 1– hồi quy ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố trong công việc ảnh hưởng đến thỏa mãn cân bằng công việc gia đình của nhân viên ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Kiểm định giả thuyết

4.3.2.1 Mơ hình 1– hồi quy ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc

Mơ hình 1 nhằm kiểm định các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, hồi quy ảnh hưởng trực tiếp của yêu cầu – nguồn lực công việc đền thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình (SWFB). SWFB = β0 + β1*OTE + β2*PJ + β3*JI + β4*JC + β5*SS + 𝜺 Trong đó: β0: hằng số tự do β1, β2, β3, β4, β5: các trọng số hồi quy ε: sai số

Sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 21.0 với phương pháp đồng thời (Enter) để xem xét ảnh hưởng của yêu cầu – nguồn lực công việc đến thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình. Kết quả được trình bày chi tiết trong phụ lục 8 – kết quả phân tích mơ hình hồi quy 1.

Bảng 4.12: Kết quả hệ số hồi quy mơ hình 1 Mơ hình Hệ số chuẩn Mơ hình Hệ số chuẩn

hóa

Hệ số chưa chuẩn hóa

t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta VIF 1 Hằng số 5.613 0.443 12.680 0.000 OTE -0.217 0.065 -0.214 -3.332 0.001 1.253 PJ -0.273 0.061 -0.281 -4.447 0.000 1.216 JI -0.171 0.062 -0.169 -2.771 0.006 1.127 JC 0.147 0.052 0.169 2.832 0.005 1.086 SS 0.168 0.051 0.204 3.315 0.001 1.151 a. Biến phụ thuộc: SWFB

 Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy:

- Hệ số xác định R2 (R-square) là 0.362 và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R-square) là 0.345, nghĩa là mơ hình tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 32,3% (hay mơ hình đã giải thích được 32,3 % sự biến thiên của biến phụ thuộc SWFB).

- Trị giá thống kê F= 21,978 được tính từ trị giá R –square của mơ hình đầy đủ với giá trị Sig. = 0.000 là rất nhỏ, cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu được sử dụng.

 Dị tìm các vi phạm giả định cần thiết trong phân tích hồi quy:

- Giá trị d tra bảng Durbin – Watson bằng 2.05 nằm trong khoảng (1; 3) cho thấy không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

- Các biến đều có hệ số VIF < 2: khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

- Đồ thị phân tán Scatterplot cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0 (Phụ lục 8 - Đồ thị phân tán Scatterplot mơ hình 1) nên phương sai của phần dư khơng đổi và khơng vi phạm quan hệ tuyến tính. Biểu đồ tần số Histogram cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn: Mean=0, Std. Dev = 0,987 (Phụ lục 8 - Biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hóa mơ hình 1), P-P Plot cho thấy các điểm quan sát phân tán xung quanh đường kỳ vọng (Phụ lục 8 - Biểu đồ tần số P-P Plot của phần dư chuẩn hóa mơ hình 1) nên các phần dư có phân phối chuẩn.

Như vậy, kết quả hồi quy ở mơ hình 1 là đáng tin cậy. Kết quả từ bảng hệ số hồi quy cho thấy tất cả 3 nhân tố của yêu cầu công việc và 2 nhân tố của nguồn lực cơng việc đều có ảnh hưởng đến thỏa mãn cân bằng cơng việc và cuộc sống (do Sig. của các trọng số hồi quy đều đạt mức ý nghĩa 5%). Đối với các nhân tố trong yêu cầu công việc, các hệ số β đều âm nên các nhân tố này ảnh hưởng tiêu cực đến thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình, ngược lại các nhân tố trong nguồn lực công việc các hệ số β đều dương nên các biến trong nguồn lực cơng việc ảnh hưởng tích cực đến thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình.

SWFB = -0,214*OTE - 0,281*PJ - 0,169*JI + 0,169*JC + 0,204*SS hay:

Thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình = 0,214 * (Thời gian làm việc tổ chức mong đợi) - 0,281 * (Áp lực công việc) - 0,169 * (Sự không ổn định nghề nghiệp) + 0,169*(Kiểm sốt cơng việc) + 0,204* (Hỗ trợ tại nơi làm việc)

Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố OTE, PJ, JI, JC, SS đến SWFB chúng ta căn cứ vào hệ số Beta. Nếu Beta càng lớn thì mức độ ảnh hưởng đến SWFB càng cao và ngược lại. Trong điều kiện yếu tố PJ (áp lực công việc) và JI (sự không ổn định nghề nghiệp), JC (kiểm sốt cơng việc) và SS (hỗ trợ tại nơi làm việc) không đổi, yếu tố OTE (thời gian làm việc tổ chức kỳ vọng) tăng 1 đơn vị theo thang đo Likert thì SWFB (thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình) sẽ giảm xuống 0,214 đơn vị theo thang đo Likert. Như vậy thời gian làm việc tổ chức mong đợi ảnh hưởng ngược chiều đến SWFB, do đó giả thuyết H1 được chấp nhận.

Lập luận tương tự đối với các nhân tố PJ (áp lực công việc) và JI (sự không ổn định nghề nghiệp), JC (kiểm sốt cơng việc) và SS (hỗ trợ tại nơi làm việc), tác giả có được kết quả:

- Áp lực công việc ảnh hưởng ngược chiều đến SWFB với hệ số Beta bằng -0.281 - Sự không ổn định nghề nghiệp ảnh hưởng ngược chiều đến SWFB với hệ số Beta

bằng – 0.169

- Kiểm sốt cơng việc ảnh hưởng cùng chiều đến SWFB với hệ số Beta bằng 0.169 - Hỗ trợ tại nơi làm việc ảnh hưởng cùng chiều đến SWFB với hệ số Beta bằng

0.204

Vì vậy, các giả thuyết H2, H3, H4, H5 được chấp nhận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố trong công việc ảnh hưởng đến thỏa mãn cân bằng công việc gia đình của nhân viên ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)