Mơ hình 2 hồi quy ảnh hưởng của biến độc lập lên biến trung gian

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố trong công việc ảnh hưởng đến thỏa mãn cân bằng công việc gia đình của nhân viên ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Kiểm định giả thuyết

4.3.2.2 Mơ hình 2 hồi quy ảnh hưởng của biến độc lập lên biến trung gian

Mục đích của mơ hình hồi quy 2 là kiểm tra điều kiện thứ nhất của biến trung gian theo thủ tục Baron và Kenny (1986). Mơ hình 2 hồi quy ảnh hưởng của yêu cầu – nguồn lực công việc đến xung đột cơng việc - gia đình. Trong đó nhân tố OTE, PJ, JI, SS là biến độc lập và WHI là biến phụ thuộc.

Trong đó:

β0: hằng số tự do

β6, β7, β8, β9, β10: các trọng số hồi quy ε’ : sai số

Kết quả phân tích hồi quy được thể hiện như bảng 4.13 dưới đây: Bảng 4.13: Kết quả hệ số hồi quy mơ hình 2

(Nguồn: kết quả hồi quy bằng phần mềm SPSS – Phụ lục 8)

 Kết quả hồi quy tuyến tính bội mơ hình 2 cho thấy:

- Hệ số xác định R2 (R-square) là 0.429 và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R-square) là 0.414, nghĩa là mơ hình tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 41.4 % (hay mơ hình đã giải thích được 41.4 % sự biến thiên của biến phụ thuộc SWFB).

- Trị giá thống kê F= 29.115 được tính từ trị giá R –square của mơ hình đầy đủ với giá trị Sig. = 0.000 là rất nhỏ, cho thấy mơ hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu được sử dụng.

 Dị tìm các vi phạm giả định mơ hình hồi quy: Mơ hình Hệ số chưa chuẩn

hóa

Hệ số chuẩn hóa

t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta VIF H ă n g Hằng số 0.727 0.452 1.608 0.110 OTE 0.313 0.067 0.286 4.708 0.000 1.253 PJ 0.429 0.063 0.410 6.845 0.000 1.216 JI 0.151 0.063 0.138 2.398 0.017 1.127 JC -0.094 0.053 -0.100 -1.765 0.079 1.086 SS -0.070 0.052 -0.079 -1.352 0.178 1.151 a. Biến phụ thuộc: WHI

- Giá trị Durbin – Watson bằng 1.986 nằm trong khoảng (1; 3) cho thấy khơng có hiện tượng tự tương quan.

- Các biến đều có hệ số VIF < 2: khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

- Đồ thị phân tán Scatterplot cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0 (Phụ lục 8 - Đồ thị phân tán Scatterplot mơ hình 2) nên phương sai của phần dư không đổi và khơng vi phạm quan hệ tuyến tính. Biểu đồ tần số Histogram cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ phân phối chuẩn: Mean=0, Std. Dev = 0,987 (Phụ lục 8 - Biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hóa mơ hình 2), P-P Plot cho thấy các điểm quan sát phân tán xung quanh đường kỳ vọng (Phụ lục 8 - Biểu đồ tần số P-P Plot của phần dư chuẩn hóa mơ hình 2) nên các phần dư có phân phối chuẩn.

Như vậy mơ hình hồi quy tuyến tính bội đưa ra là phù hợp với mơ hình và dữ liệu nghiên cứu. Kết quả hồi quy cho thấy rằng: Thời gian làm việc mà tổ chức mong đợi, áp lực công việc, sự không ổn định nghề nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến WHI (biến trung gian) tại mức ý nghĩa 5%, ngược lại hai nhân tố: Hỗ trợ tại nơi làm việc và kiểm sốt cơng việc khơng ảnh hưởng đến WHI tại mức ý nghĩa 5%. Kiểm tra với điều kiện thứ nhất của biến trung gian, trong trường này WHI khơng thỏa điều kiện vai trị trung gian trong mối quan hệ giữa hỗ trợ tại nơi làm việc, kiểm sốt cơng việc đến thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình. Đối với biến kiểm sốt cơng việc, dựa vào bảng 4.11, bảng hệ số tương quan thì kiểm sốt cơng việc và xung đột cơng việc có mối tương quan cùng chiều, nghĩa là càng có sự kiểm sốt trong cơng việc thì sẽ giảm bớt xung đột cơng việc - gia đình. Tuy nhiên kết quả hồi quy cho thấy ở mức ý nghĩa 5%, trọng số hồi quy khơng có ý nghĩa thống kê nghĩa là sự kiểm sốt cơng việc ảnh hưởng không rõ rệt đến xung đột cơng việc - gia đình. Điều này có thể do trong mẫu khảo sát đa số là nhân viên trẻ, ý thức kỷ luật bản thân chưa cao do đó ngay cả khi có sự tự chủ trong cơng việc thì việc cắt giảm xung đột cơng việc - gia đình cũng chưa rõ ràng, thậm chí trong một vài trường hợp nếu nhân viên khơng có kiểm sốt được bản thân thì xung đột cơng việc - gia đình có thể tăng lên. Đối với biến sự hỗ trợ tại

nơi làm việc có mối tương quan ngược chiều với WHI và áp lực cơng việc. Do đó khi hồi quy với các biến trong yêu cầu công việc, ảnh hưởng của sự hỗ trợ tại nơi làm việc đến biến phụ thuộc WHI đã được giải thích bởi biến áp lực cơng việc.

Do đó WHI khơng đóng vai trị trung gian trong mối quan hệ giữa nguồn lực công việc (kiểm sốt cơng việc và hỗ trợ tại nơi làm việc) vì vậy giả thuyết H8a và H8b bị bác bỏ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố trong công việc ảnh hưởng đến thỏa mãn cân bằng công việc gia đình của nhân viên ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)