CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Kiểm định giả thuyết
4.3.1 Phân tích tương quan
Phân tích tương quan xem xét mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc, biến trung gian và từng biến độc lập, cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, biến trung gian càng lớn chứng tỏ mối quan hệ giữa các biến này càng cao, và như vậy phân tích hồi quy có thể phù hợp. Tuy nhiên, nếu giữa các biến độc lập có mối tương quan mạnh với nhau thì điều này lại có nghĩa là có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình hồi quy.
Hệ số tương quan Person được sử dụng để xem xét mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến với nhau. Phân tích tương quan được thực hiện giữa tất cả các biến trong mơ hình bao gồm 5 biến độc lập, 1 biến trung gian và 1 biến phụ thuộc. Sử dụng hệ số tương quan Pearson, kết quả phân tích tương quan bằng phần mềm SPSS được trình bày như Bảng 4.11.
Dựa vào bảng kết quả cho thấy các biến độc lập và trung gian đều có mối tương quan với biến phụ thuộc tại mức ý nghĩa 1%, trong đó tương quan giữa biến trung gian (WHI) và biến phụ thuộc (SWFB) khá mạnh (r = -0.724) tại mức ý nghĩa 1%. Tất cả các biến độc lập đều có tương quan với biến trung gian (WHI). Các thành phần trong yêu cầu công việc bao gồm thời gian làm việc tổ chức mong đợi, áp lực công việc và sự khơng ổn định nghề nghiệp có tương quan âm với nhân tố SWFB và tương quan dương WHI, ngược lại các thành phần nguồn lực cơng việc thì tương quan dương với SWFB và tương quan âm với WHI. Ngồi ra kết quả phân tích cũng cho thấy giữa một số biến độc lập cũng có mối tương quan với nhau, ví dụ như tương quan giữa thời gian làm việc tổ chức mong đợi và áp lực công việc là 0.323 tại mức ý nghĩa 1%. Do đó trong các mơ hình hồi quy tiếp theo sẽ kiểm tra có xảy ra hiện
Bảng 4.11: Hệ số tương quan
(Nguồn: Phân tích tương quan bằng phần mềm SPSS –Phụ lục 7)