Tầm quan trọng của việc cắt giảm chi phí tuân thủ thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 26 - 27)

7. Kết cấu của đề tài

1.1 Tổng quan về chi phí tuân thủ thuế

1.1.4 Tầm quan trọng của việc cắt giảm chi phí tuân thủ thuế

Vấn đề nghiên cứu làm sao cắt giảm bớt chi phí tuân thủ thuế là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học và ngay cả các quốc gia quan tâm. Một số lý do mà các nhà nghiên cứu khoa học và các quốc gia tập trung đến vấn đề này như sau: Thứ nhất, có thể nói, chi phí tn thủ thuế có tác động hai mặt đến NNT. Mặt lợi là tạo ra các lợi ích quản lý, lợi ích dịng tiền và lợi ích khấu trừ thuế như đã trình bày ở phần 1.1.2. Tuy nhiên, những lợi ích này khá nhỏ so với những tiêu tốn mà DN bỏ ra. Những chi phí này chỉ phát sinh do luật thuế, do các chính sách để thu thuế của nhà nước; khơng có luật thuế, khơng thu thuế thì chi phí này sẽ biến mất. Có thể nói, chi phí tn thủ thuế là phần lớn là những chi phí khơng hữu ích, khơng góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội, chi phí này tồn tại là do những quy định của luật thuế. Tuy nhiên, thuế đã tồn tại rất lâu đời, việc khơng có luật thuế là khơng tưởng nên chi phí này vẫn bắt buộc phát sinh nhưng vấn đề đặt ra là kiểm sốt chi phí này một cách có hiệu quả, giảm thiểu những chi phí phát sinh khơng cần thiết, giảm lợi ích kinh tế.

Thứ hai, theo Christina M.Ritsema (2003), chi phí tuân thủ thuế là một trong những yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của NNT, chi phí tuân thủ thấp sẽ dẫn đến mức độ tự nguyện tuân thủ thuế của NNT tăng lên và ngược lại. Thật vậy, nếu nhà nước không quan tâm đến gánh nặng của NNT, NNT phải gánh chịu chi phí tn thủ tăng cao thì NNT sẽ tìm cách trốn thuế, làm thất thu ngân sách nhà nước. Vì vậy, có thể thấy rằng, chi phí tn thủ thuế tỷ lệ nghịch với hành vi tuân thủ của NNT. Chi phí tuân thủ thấp sẽ khuyến khích NNT tự nguyện chấp hành các quy định thuế, ngược lại, chi phí tuân thủ cao sẽ cản trở tuân thủ tự nguyện của NNT, hoặc là không tuân thủ hoặc tuân thủ khơng đầy đủ u cầu của quy định, thậm chí thực hiện trốn thuế.

Theo The World Bank Group (2011), Lewis (1982) nhấn mạnh rằng hệ thống thuế phải đơn giản. Trong một hệ thống thuế đơn giản, chi phí quản lý thuế của cơ quan thuế và chi phí tuân thủ thuế của NNT phải giữ ở mức thấp nhất và một khi tiết kiệm chi phí quản lý thuế thường dẫn tới việc gia tăng chi phí tuân thủ thuế và

ngược lại. Chính phủ cần tính tốn mức cân bằng giữa hai chi phí này, tránh đẩy gánh nặng về phía NNT.

Thứ ba, Sandford (1995), khi có sự cạnh tranh quốc tế về đầu tư nước ngồi thì gánh nặng thuế có thể là yếu tố trong quyết định nơi đầu tư. Chi phí tuân thủ thuế làm tăng hiệu quả của thuế suất biên, cũng làm bóp méo hoặc cản trở quyết định đầu tư trong và ngoài nước. Nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong nước đứng trước một quyết định đầu tư, bên cạnh việc cân nhắc về hiệu quả của dự án đầu tư, họ sẽ quan tâm đến môi trường kinh doanh của nước đó, tìm hiểu mơi trường pháp lý có tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó chi phí tn thủ thuế là một vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy, để có thể cạnh tranh trong thị trường tồn cầu, thu hút đầu tư nước ngồi thì Chính phủ phải nghiên cứu cắt giảm chi phí tuân thủ thuế ở mức bình quân trong khu vực và thế giới.

Như vậy, để đảm bảo tăng cao tính tuân thủ của NNT, việc nghiên cứu để đưa ra các chính sách cắt giảm chi phí tuân thủ thuế là rất quan trọng. Mặc dù, khơng thể đưa chi phí này về bằng khơng nhưng phải đảm bảo ở một mức độ nào đó các DN có thể tự nguyện tn thủ thuế, khơng có động cơ trốn thuế, khuyến khích đầu tư nước ngồi, tăng lợi ích của tồn xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 26 - 27)