Các giải pháp chung:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 75 - 78)

7. Kết cấu của đề tài

3.2Các giải pháp chung:

3.2.1 Tăng cường tính hiệu quả của quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của NNT luật của NNT

Theo quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 về việc phê duyệt chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng chính phủ, về công tác quản lý thuế liên quan đến chi phí tn thủ thuế được trình bày như sau:

“- Đẩy mạnh thực hiện nghiêm các nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục hành chính thuế; thực hiện cơ chế liên thơng giữa thủ tục hành chính thuế với một số thủ tục hành chính khác có liên quan, nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký khai thuế của DN và người dân.

- Sửa đổi, bổ sung luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, trong đó nghiên cứu, sửa đổi quy định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất kê khai, nộp thuế, chi phí của NNT, mở rộng diện kinh doanh đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế điện tử, qua mạng internet; thay đổi phương pháp tính thuế, mức thuế theo hướng đơn giản, tạo thuận lợi cho NNT kinh doanh dưới “ngưỡng tính thuế GTGT” và hộ gia đình, cá nhân thuộc diện nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, các khoản phí, lệ phí; chuẩn hóa quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thơng tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao; nghiên cứu bổ sung nhiệm vụ điều tra về thuế cho cơ quan thuế; xây dựng và áp dụng chế độ kế toán thuế đảm bảo ghi chép đầy đủ kịp thời nghĩa vụ thuế của NNT.

- Phân loại NNT để áp dụng hình thức tuyên truyền hỗ trợ thực thi pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm NNT; xây dựng triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ NNT thực hiện thủ tục hành chính thuế, chú trọng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ qua hình thức điện tử; cung cấp các dịch vụ tra cứu hoặc trao đổi thông tin điện tử về

tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT; khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục thuế.”

Về thuế TNDN, mục tiêu đưa ra của chính phủ: “Điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư tạo điều kiện để DN có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hóa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; bổ sung quy định về các khoản chi phí được trừ và khơng được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; bổ sung các quy định để bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế như hoạt động bán hàng đa cấp, thương mại điện tử, sự phát triển của các tập đoàn kinh tế, hiện tượng “vốn mỏng” khi xác định chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay, điều chuyển hoặc đánh giá lại tài sản khi tái cơ cấu DN, thỏa thuận trước về giá của các DN liên kết”

Như vậy, qua những văn bản trên, cho thấy quyết tâm của Chính Phủ trong việc cải cách thuế, các thủ tục thuế được cải cách theo hướng rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục thuế, luật quản lý thuế được cải cách theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thời gian và tiền bạc bỏ ra cho việc tuân thủ thuế của NNT và các chính sách thuế TNDN cải cách theo hướng cắt giảm thuế suất để kích thích kinh doanh. Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với khuynh hướng của thế giới, góp phần giúp mơi trường kinh doanh ở Việt Nam thơng thống và dễ dàng hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế.

3.2.2 Tăng cường tính minh bạch của hệ thơng tin kế tốn của các DNNVV

Đối với các DNNVV, chủ yếu các DN này không thuộc diện niêm yết trên thị trường chứng khốn, do đó các DN này thường tìm cách làm cách nào đó che giấu doanh thu hoặc khai tăng chi phí để lợi nhuận tính thuế ở mức thấp. Tuy nhiên, cách xử lý nhằm mục đích trốn thuế này của các DNNVV là con dao hai lưỡi. Có

thể, nhờ đó DN khơng phải đóng một khoản thuế nhưng sau này khi cơ quan thuế phát hiện ra thì DN phải tốn khoản tiền lớn hơn rất nhiều bao gồm tiền truy thu, tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp. Các giải pháp để tăng cường tính minh bạch của thơng tin kế tốn của các DNNVV:

- Hỗ trợ và khuyến khích các DNNVV hồn thiện hệ thống thơng tin kế tốn tại DN, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các DNNVV được đánh giá có rủi ro cao.

- Tuyên truyền nâng cao ý thức cho các DN tự giác đóng thuế, tránh những vi phạm luật thuế.

- Cố gắng xây dựng hệ thống thông tin kết nối giữa các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước và DN.

3.2.3 Tăng cường việc kiểm sốt tiết kiệm chi phí

Việc kiểm sốt tiết kiệm chi phí góp phần gia tăng phúc lợi xã hội, giảm thiểu những tổn thất cho xã hội. Việc này phải đứng ở hai góc độ nhà nước và DNNVV.

Đối với nhà nước, bất kỳ một quy định về thuế trước khi được ban hành đều được nhà làm luật phải xem xét so sánh giữa chi phí hoặc lợi ích bị mất đi và lợi ích mang lại để đưa ra quyết định. Chi phí xã hội bỏ ra đối với một quy định về thuế bao gồm chi phí quản lý thuế và chi phí tuân thủ thuế.

Ngay cả khi quy định đã được ban hành và đang được áp dụng, nhà làm luật vẫn phải đánh giá xem qua thời gian những quy định đó cịn phù hợp hay khơng và có phát sinh những chi phí khơng cần thiết làm tăng gánh nặng cho việc quản lý thuế và tuân thủ thuế hay không.

Đối với DNNVV, việc tự bản thân DN kiểm sốt và tiết kiệm chi phí là điều quan trọng. Có những chi phí tn thủ thuế TNDN phát sinh khách quan không thể tránh được nhưng cũng có những chi phí có thể kiểm sốt và tiết kiệm được.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 75 - 78)