Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 88 - 91)

7. Kết cấu của đề tài

3.4.1Đối với nhà nước

3.4 Các kiến nghị

3.4.1Đối với nhà nước

(1) Sửa đổi luật quản lý thuế về thuế TNDN theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho các DNNVV

Áp dụng việc tính thuế khốn theo doanh thu thuần với các DN có mức doanh thu dưới ngưỡng quy định. Ngưỡng doanh thu được quy định dựa theo tình hình kinh tế và khảo sát thực tế NNT.

Giảm tần suất kê khai thuế TNDN xuống thành nửa năm một lần hoặc một năm một lần với các DN nhỏ.

Sửa đổi chế độ kế toán cho DNNVV theo hướng đơn giản hóa việc hạch toán sổ sách kế toán.

Giảm bớt số lượng báo cáo mà DNNVV phải nộp cho cơ quan nhà nước. Xem xét giảm bớt các quy định về phạt vi phạm hành chính và tiền phạt chậm nộp, để giảm bớt gánh nặng của NNT và giảm sự căng thẳng lo lắng của NNT.

Tiếp tục triển khai mở rộng đối với DN đủ điều kiện áp dụng hình thức hóa đơn, chứng từ điện tử. Cần tập trung nghiên cứu và học hỏi để có thể quản lý được hóa đơn điện tử. Nếu hóa đơn điện tử được áp dụng phổ biến hơn, DNNVV có thể giảm khá nhiều chi phí và thời gian cho việc tập hợp hóa đơn chứng từ, lưu trữ chứng từ. Tuy nhiên, việc này cần có thời gian áp dụng thí điểm và theo dõi sát sao vì việc áp dụng hóa đơn điện tử có thể giảm chi phí tn thủ thuế nhưng mặt trái sẽ góp phần gia tăng việc không tuân thủ thuế của DN như: giả mạo hóa đơn chứng từ, xuất hóa đơn khống, mua bán hóa đơn chứng từ…

(2) Sửa đổi luật thuế TNDN theo hướng giảm chi phí tuân thủ thuế cho các DNNVV

Xây dựng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thuế TNDN chỉ dành riêng cho các DNNVV nhằm giảm bớt thời gian tìm hiểu luật thuế, giảm bớt các trường hợp hiểu sai quy định dẫn tới các khoản phạt cho DN.

Đơn giản hóa các quy định liên quan đến thuế TNDN đối với DNNVV, cố gắng giảm bớt các thủ tục hành chính khơng cần thiết gây mất thời gian cho NNT.

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ cho các DNNVV trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ cho các DNNVV cần được quy định rõ ràng dễ áp dụng.

(3) Thường xun tính tốn các chi phí tn thủ các thủ tục hành chính thuế TNDN.

Dựa theo hướng dẫn của công văn 7416/VPCP-TCCV ngày 15/10/2010 “Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động quy định về thủ tục hành chính”, tính tốn lợi ích của việc thực hiện các giải pháp để cắt giảm các thủ tục hành chính. Từ đó, xem xét đánh giá giữa lợi ích có được và những lợi ích mất đi hoặc chi phí bỏ ra để quyết định áp dụng những quy định mới hay không. Gồm các bước sau:

 Phân rõ quy trình thực hiện các thủ tục hành chính về thuế chi tiết theo từng bước công việc.

 Tính tốn các chi phí thực hiện cho từng bước công việc trên bằng thước đo thời gian lẫn thước đo tiền tệ.

 Tổng hợp kết quả tính tốn chi phí tn thủ các thủ tục hành chính về thuế

 Phối hợp với các đơn vị có liên quan rà sốt lại các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính hiện có. Lựa chọn các thủ tục hành chính có phạm vi tác động lớn, chi phí tuân thủ cao để nghiên cứu, đưa ra phương án đơn giản hóa triệt để nhất.

ngồi ngành thuế để đảm bảo tính khách quan, phân tích theo nhiều chiều của từng phương án đối với từng nhóm thủ tục như : đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, chứng từ khấu trừ thuế.  So sánh chi phí tuân thủ thuế sau khi đã thực hiện cải cách hành chính

về thuế với chi phí của các quốc gia trong khu vực.

(4) Tạo điều kiện thuận lợi phát triển lực lượng đại lý thuế và các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán thuế:

Dịch vụ đại lý thuế sẽ là cầu nối giữa cơ quan thuế và NNT. Thông qua hoạt động tư vấn, DN đã được tuyên truyền và hiểu rõ hơn quy định về thuế, nâng cao tính tuân thủ, lập và lưu trữ hồ sơ chứng từ tốt hơn cho mục đích thuế, tránh những vướng mắc không cần thiết đối với cơ quan thuế về sau này. Đồng thời, khi sử dụng dịch vụ đại lý thuế, DN sẽ cắt giảm được nhiều chi phí lẫn nhân lực cho việc tự tìm hiểu, cập nhật kiến thức về thủ tục thuế. Về phía cơ quan thuế cũng giảm được gánh nặng trong công tác tuyên truyền và hướng dẫn NNT.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiện nay các quy định liên quan đến hoạt động đại lý thuế mới chỉ được quy định trong thông tư 117/2012/TT-BTC “Hướng dẫn về hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế” ban hành ngày 19/7/2012, Luật Quản lý thuế hiện hành và thông tư hướng dẫn luật quản lý thuế số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013. Do đó, việc hồn thiện khn khổ pháp lý về quản lý nhà nước đối với việc hành nghề đại lý thuế và hoạt động kinh doanh của các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán thuế, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế là hết sức cần thiết. Hành lang pháp lý đầy đủ, hợp lý là điều kiện quan trọng nhằm củng cố và thúc đẩy sự phát triển của lực lượng đại lý thuế và các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán thuế; làm cho số người sử dụng dịch vụ ngày càng tăng. Từ đó góp phần nâng cao tính tn thủ tự nguyện và giảm chi phí tuân thủ pháp luật thuế của NNT, giảm chi phí quản lý hành chính thuế của cơ quan thuế. Đây chính là những yếu tố tiền đề của một môi trường quản lý thuế văn minh, hiện đại.

Nhà nước nên có cơ chế khuyến khích NNT sử dụng dịch vụ đại lý thuế thông qua ưu đãi về mặt thủ tục cho NNT sử dụng dịch vụ đại lý thuế và cơ chế để đại lý thuế tham gia giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng hoá đơn đối với NNT mới thành lập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 88 - 91)