Đặc điểm của chi phí tuân thủ thuế TNDN của DNNVV tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 41 - 49)

7. Kết cấu của đề tài

2.1 Đặc điểm chi phí tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt

2.1.2 Đặc điểm của chi phí tuân thủ thuế TNDN của DNNVV tại Việt Nam

Ở Việt Nam, nghiên cứu gần đây nhất của CIEM (2007) cho thấy chi phí tuân thủ thuế TNDN của DNNVV còn cao hơn của doanh nghiệp lớn. Kết quả ở bảng 2.2:

Bảng 2.2: Thời gian cho tuân thủ thuế TNDN theo quy mơ DN

Đơn vị tính: Giờ

DN nhỏ DN vừa DN lớn

Việc chuẩn bị cho thuế TNDN 91.3 82.5 72

Trong đó

-Tập hợp chứng từ:

Thu thập, phân loại, viết và lưu trữ hóa

đơn 68.7 50.6 50.4

-Chuẩn bị làm tờ khai thuế TNDN 14.3 20.1 13.5

-Điều chỉnh thuế TNDN 11.8 16.7 11.6

-Lập hồ sơ quyết toán năm 19.9 20.9 16

-Thực hiện việc miễn giảm thuế TNDN 7.1 10.7 11.8

Thời gian cho tuân thủ thuế TNDN 45.5 57.3 42.6

Như đã trình bày ở chương 1, DN lớn có lợi thế về quy mơ hơn các DNNVV, dẫn tới một số chi phí phát sinh trong hoạt động tuân thủ thuế TNDN thì đối với các DN lớn không là gánh nặng nhưng đối với DNNVV là gánh nặng lớn.

2.2 Đánh giá chung về chi phí tuân thủ thuế TNDN của DNNVV tại Việt Nam

2.2.1 Các quy định pháp lý liên quan đến việc tuân thủ thuế TNDN của DNNVV

Quy định liên quan đến thuế TNDN được hướng dẫn chi tiết qua các văn bản của nhà nước như luật quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn luật quản lý thuế, luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn luật thuế TNDN.

Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn luật quản lý thuế quy định về việc khai thuế TNDN như trách nhiệm nộp tờ khai, cách thức khai thuế, mẫu biểu hồ sơ, khai quyết toán thuế TNDN,…

Luật thuế TNDN bao gồm các quy định liên quan đến đối tượng nộp thuế, cách tính thuế TNDN, thu nhập chịu thuế TNDN, thu nhập được miễn thuế, ưu đãi thuế TNDN, chuyển lỗ…

Như vậy, chúng ta có thể thấy các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thuế TNDN là khá nhiều, phức tạp và liên tục thay đổi theo thời gian. Để tuân thủ các quy định này, đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ thời gian tìm hiểu và cập nhật thông tin liên quan. Đây là một trong những khó khăn khơng nhỏ đối với DNNVV do hạn chế về nguồn nhân lực và trình độ chun mơn.

2.2.1.1 Các quy định liên quan đến việc kê khai thuế TNDN trong luật quản lý thuế

Do pháp luật về thuế của Việt Nam đang trong q trình hồn thiện nên luật quản lý thuế và luật thuế TNDN thay đổi theo thời gian. Trong năm 2013, trước ngày 1/7/2013, vẫn áp dụng luật quản lý thuế được hướng dẫn bởi thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011; nhưng kể từ ngày 1/7/2013 áp dụng luật quản lý thuế mới theo nghị định 83/2013/NĐ-CP ban hành ngày 22/7/2013, gần đây đã có thơng tư hướng dẫn là thơng tư 156/2013/TT-BTC ban hành ngày 06/11/2013.

Tại thời điểm thực hiện khảo sát, luật quản lý thuế có sự thay đổi, vì vậy, tác giả xin trình bày cả luật quản lý thuế mới và cũ.

Những quy định về việc khai thuế TNDN trong thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 và thông tư 156/2013/TT-BTC ban hành ngày 06/11/2013 có sự khác biệt khơng đáng kể. Có thể tóm tắt các quy định về việc khai thuế TNDN như sau: (nguồn trích dẫn từ thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 và thông tư 156/2013/TT-BTC ban hành ngày 06/11/2013)

(1) Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế TNDN cho cơ quan thuế: a) NNT nộp hồ sơ khai thuế TNDN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

b) Trường hợp NNT có đơn vị trực thuộc hạch tốn độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế TNDN phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

c) Trường hợp NNT có đơn vị trực thuộc nhưng hạch tốn phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó khơng phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN; khi nộp hồ sơ khai thuế TNDN, NNT có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.

d) Trường hợp NNT có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế TNDN, NNT có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.

e) Đối với các tập đồn kinh tế, các tổng cơng ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế TNDN với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.

g) Trường hợp đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh chung của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế TNDN với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.

Trường hợp cần áp dụng khai thuế khác với hướng dẫn tại điểm này thì tập đồn kinh tế, tổng cơng ty phải báo cáo với Bộ Tài chính để có hướng dẫn riêng.

(2) Tần suất kê khai thuế TNDN:

Khai thuế TNDN là loại khai tạm tính theo quý, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp. Một số trường hợp cụ thể được thực hiện kê khai như sau:

- Khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

- Khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh áp dụng đối với tổ chức nước ngồi kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngồi) mà tổ chức này khơng hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn.

- Khai thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TNDN mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng khơng hạch tốn và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh (không bao gồm trường hợp khai thuế TNDN tạm tính quý dành cho NNT khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu).

Theo thơng tư 156/2013/TT-BTC, có điểm mới là bổ sung thêm việc khai thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ áp dụng cả đối với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp.

(3) Hồ sơ khai thuế TNDN

a) Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý:

Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý là Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý theo mẫu số 01A/TNDN (xem phụ lục số 4).

Trường hợp NNT khơng kê khai được chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế thì áp dụng Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý theo mẫu số 01B/TNDN

(xem phụ lục số 4).. Căn cứ để tính thu nhập doanh nghiệp trong quý là tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu của năm trước liền kề.

Trường hợp NNT đã được thanh tra, kiểm tra và tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu theo kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế khác với tỷ lệ NNT đã kê khai, thì áp dụng theo kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.

Trong năm tính thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ được chọn một trong hai hình thức kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý ổn định cả năm theo mẫu 01A/TNDN hoặc 01B/TNDN. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập hoặc năm trước bị lỗ thì phải kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý theo mẫu 01A/TNDN.

b) Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:

Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm hoặc khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.

Hồ sơ khai quyết tốn thuế thu nhập doanh nghiệp theo thơng tư 28/2011/TT- BTC bao gồm:

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thơng tư này.

- Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.

- Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư (tuỳ theo thực tế phát sinh của NNT) như Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN; Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN;…

Ngoài ra, các hồ sơ khai thuế khác liên quan đến việc khai thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, hoạt động chuyển nhượng vốn, khai thuế

trong thông tư 28/2011/TT-BTC và thông tư 156/2013/TT-BTC. Tuy nhiên, đây là những trường hợp kê khai đặc thù, chỉ có một số DN gặp các trường hợp này, các DNNVV thường chỉ phải nộp hồ sơ tạm tính theo quý và năm. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu quan tâm đến những chi phí tuân thủ thuế TNDN phát sinh trong quá trình nộp hồ sơ tạm tính theo q và năm.

2.2.1.2 Các quy định liên quan đến việc kê khai thuế TNDN trong luật thuế TNDN:

Bên cạnh luật quản lý thuế, luật thuế TNDN sẽ quy định cụ thể về phương pháp, căn cứ tính thuế, và các chính sách liên quan đến thuế TNDN. Những nội dung cơ bản của luật thuế TNDN có thể được trình bày như sau: (Nguồn: thơng tư 123/2012/TT-BTC ban hành ngày 27/07/2012 hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, nghị định 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011; và luật số 32/2013/QH13 ban hành ngày 19/06/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế TNDN)

(1)Người nộp thuế TNDN:

NNT thu nhập DN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là DN), bao gồm:

a) DN được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật DN, Luật Đầu tư, Luật Tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khốn, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Cơng ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; DN tư nhân; Doanh nghiệp Nhà nước; Văn phòng Luật sư, Văn phịng cơng chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Cơng ty điều hành chung.

b) Đơn vị sự nghiệp cơng lập, ngồi cơng lập có sản xuất kinh doanh hàng hố, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực.

c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

là DN nước ngồi) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

e) Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu tại các điểm a, b, c và d có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hố hoặc dịch vụ và có thu nhập chịu thuế.

(2)Phương pháp và căn cứ tính thuế TNDN:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau: Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và cơng nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ ) x Thuế suất thuế TNDN

Thu nhập tính thuế được xác định theo cơng thức sau:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tồn bộ tiền bán hàng hố, tiền gia

cơng, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà DN được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Chi phí được trừ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

Thu nhập Tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN;

b) Khoản chi có đủ hố đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Như vậy, các quy định về thuế TNDN được áp dụng chung cho cả DN lớn và DNNVV. Có nhiều vấn đề các DNNVV không bao giờ gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn được quy định chung với DN lớn, điều này gây khó khăn và phức tạp cho DNNVV trong việc tìm hiểu luật thuế.

2.2.1.3 Các chính sách thuế liên quan thuế TNDN với mục đích hỗ trợ cho các DNNVV

Ngồi các quy định trong luật quản lý thuế và luật thuế TNDN, nhằm mục đích hỗ trợ cho các DNNVV, trong những năm nền kinh tế gặp khó khăn, chính phủ sẽ ban hành một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các DNNVV.

 Năm 2009, Bộ tài chính ban hành thơng tư 03/2009/TT-BTC hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế TNDN theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; DNNVV được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009 và được gia hạn nộp thuế TNDN 9 tháng kể từ ngày hết hạn nộp thuế.

 Năm 2011, gia hạn nộp thuế trong thời gian 01 năm, kể từ ngày đến thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế đối với số thuế TNDN phải nộp năm 2011 của DNNVV theo Quyết định 21/2011/QĐ- TTg ngày 06/04/2011 của Thủ tướng Chính Phủ.

 Năm 2012, gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN Quý I, quý II năm 2011 theo Quyết định 04/2012/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 của Thủ tướng Chính Phủ; gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN năm 2010 theo Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 của Chính Phủ: gia hạn 09 tháng thời hạn nộp thuế TNDN đối với số thuế TNDN phải nộp của năm

2010 trở về trước mà đến ngày 10/05/2012 DN chưa nộp Ngân sách Nhà nước của các DNNVV.

 Năm 2013, Bộ Tài Chính có ban hành Thơng tư 16/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, thời gian gia hạn nộp thuế là 06 tháng kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế TNDN đối với số thuế TNDN phát sinh phải nộp quý I năm 2013 và 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế TNDN đối với số thuế TNDN phát sinh phải nộp quý II năm 2013 và quý III năm 2013 theo quy định của Luật Quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 41 - 49)