Các chi phí DNNVV bỏ ra để tuân thủ luật thuế TNDN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 52)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3 Các chi phí DNNVV bỏ ra để tuân thủ luật thuế TNDN

Các DNNVV bỏ ra các chi phí để tuân thủ luật thuế TNDN gồm chi phí về thời gian và tiền bạc.

Chi phí về thời gian có thể kể đến một số như sau:

 Thời gian để tìm hiểu luật thuế liên quan đến thuế TNDN: Để thực hiện các thủ tục cần thiết để tuân thủ thuế TNDN, đòi hỏi DN phải tìm hiểu, thường xun cập nhật thơng tin về các quy định liên quan thuế TNDN. Việc này giúp DN giảm thiểu được các sai sót khơng đáng có do thiếu kiến thức về luật thuế có thể gây nên những khoản phạt gây thiệt hại cho DN.

 Thời gian để làm tờ khai thuế TNDN tạm tính q: Như đã trình bày về quy trình lập tờ khai thuế TNDN tạm tính ở phần 2.2.3, nhân viên kế toán địi hỏi phải có thời gian để thu thập chứng từ, ghi chép sổ sách kế tốn để có số liệu làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý.

 Thời gian để làm tờ khai thuế TNDN năm: Để lập tờ khai quyết toán năm, địi hỏi phải tính tốn và tổng hợp số liệu, cơng việc này tốn khá nhiều thời gian.

 Thời gian tập hợp các thông tin và điền vào mẫu quy định.  Thời gian để lên phần mềm hỗ trợ kê khai IHTKK

 Thời gian gửi hồ sơ thuế qua mạng hoặc nộp hồ sơ bằng giấy: Hiện nay, hầu hết các hồ sơ khai báo thuế đều bắt buộc phải nộp qua mạng. Tuy nhiên, vẫn còn một số hồ sơ DN phải nộp bằng giấy như: công văn, tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế, bảng định mức…

 Thời gian để làm tờ khai điều chỉnh thuế TNDN: Thời gian này nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ sai sót và ảnh hưởng đến lợi nhuận tính thuế TNDN.

có thời gian để tìm hiểu các chính sách của nhà nước, để xác định xem DN có thuộc đối tượng được miễn giảm gia hạn thuế TNDN hay khơng. Sau đó, DN tiến hành điền thơng tin vào các biểu mẫu cần thiết để nộp cho cơ quan thuế.

 Thời gian hỏi thông tin để được giải đáp thắc mắc từ cơ quan thuế: Trong quá trình tuân thủ thuế TNDN, DN phát sinh vướng mắc cần được cơ quan thuế giải đáp. Hiện nay, DN có thể tiếp cận với cơ quan thuế thông qua: đội hỗ trợ tuyên truyền của các chi cục thuế và cục thuế, gửi công văn thắc mắc cho cơ quan thuế, các hội thảo đối thoại với NNT do cơ quan thuế tổ chức…

Các chi phí về tiền bạc gồm các chi phí sau:

 Chi phí tìm hiểu luật thuế liên quan đến thuế TNDN bao gồm chi phí tiếp cận luật thuế mới và cập nhật luật thuế.

 Chi phí thuê chuyên gia tư vấn và dịch vụ kế tốn bên ngồi: Việc thuê chuyên gia tư vấn và dịch vụ kế tốn bên ngồi nhằm tạo sự an tâm cho DN về số liệu sổ sách kế tốn, hạn chế những sai sót khơng đáng có do thiếu kiến thức về luật thuế hay chưa cập nhật kịp thay đổi của luật thuế. Ngoài ra, nhằn cắt giảm chi phí, một số DNNVV chỉ thuê một số ít nhân viên kế toán để theo dõi công việc bán hàng xuất hóa đơn, thu thập hóa đơn đầu vào, cịn việc làm sổ sách kế toán và báo cáo thuế giao cho các công ty dịch vụ kế tốn để giảm bớt chi phí cho DN.

 Chi phí th nhân viên kế tốn tại DN: nếu DN không sử dụng dịch vụ kế tốn bên ngồi, DN sẽ tổ chức một bộ máy kế toán hợp lý để cung cấp thông tin cho việc lập các báo cáo thuế và hệ thống sổ sách kế tốn. Chi phí bằng tiền bỏ ra chủ yếu là chi phí lương nhân viên kế toán.

 Chi phí quản lý liên quan như văn phịng phẩm, chữ ký số… 

 Các chi phí khác: Ngồi các chi phí kể trên, vẫn còn một số chi phí khác mà DN bỏ ra để tuân thủ thuế TNDN, những chi phí này khó có thể đo lường được như: chi phí tâm lý do căng thẳng thần kinh, lo lắng; chi phí hối lộ cho cơ quan thuế; chi phí đi lại để tiếp xúc với cơ quan thuế…

2.3 Thực trạng hệ thống thơng tin kế tốn và kiểm soát nội bộ tác động đến chi phí tuân thủ thuế TNDN của DNNVV tại Việt Nam

Như đã trình bày phần 1.1.5 của chương 1, thơng tin kế toán cung cấp cấp đầy đủ và chính xác số liệu thuế của DN có vai trị khơng nhỏ trong việc kiểm sốt chi phí và giảm bớt chi phí tn thủ thuế TNDN. Để có thơng tin kế tốn chính xác và đầy đủ như vậy, địi hỏi DN phải có hệ thống thông tin kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ và hữu hiệu. Hiện nay, hệ thống thơng tin kế tốn và kiểm soát nội bộ tác động đáng kể đến chi phí tuân thủ thuế TNDN của DNNVV tại Việt Nam. Một số thực trạng về hệ thống thơng tin kế tốn và kiểm soát nội bộ vẫn tồn tại. Sau đây, tác giả xin phân tích một vài thực trạng.

Thứ nhất, các DNNVV trong khu vực tư nhân chủ yếu xây dựng hệ thống thơng tin kế tốn theo hai mục đích khác nhau: mục đích nội bộ và mục đích thuế, hay cịn gọi là hệ thống hai sổ kế toán, nhằm giảm thiểu tiền nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Thậm chí, một số DN chỉ theo dõi sổ sách kế tốn cho mục đích thuế là chủ yếu, họ chỉ theo dõi một cách đơn giản cho mục đích nội bộ. Hệ quả của việc tồn tại hai hệ thống sổ sách kế toán là:

 Dẫn đến việc thông tin kế tốn trình bày trên Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan nhà nước bị bóp méo, khơng trung thực và hợp lý, hồn tồn khơng phản ánh đúng tình hình thực tiễn tại DNNVV.

 Gia tăng chi phí quản lý tại DN do phải theo dõi hai hệ thống sổ sách kế toán và tăng thêm mức độ phức tạp của nhà quản lý khi muốn theo dõi tình hình tài chính thực sự tại DN.

 Gia tăng chi phí tuân thủ thuế TNDN về chi phí quản lý, chi phí nộp phạt nếu có, chi phí th nhân viên theo dõi…

 Gia tăng rủi ro kinh tế khiến DN phải chịu các khoản phạt và truy thu thuế TNDN, rủi ro pháp lý nếu bị cơ quan nhà nước kết tội trốn thuế. Với những hệ quả có thể thấy được kể trên, DNNVV có thể gánh chịu những thiệt hại rất lớn trong việc không tuân thủ luật thuế.

Thứ hai, hệ thống thông tin kế tốn của DNNVV vẫn chưa cung cấp thơng tin chính xác cho việc ra quyết định và việc khai báo thuế mặc dù có một số chủ DN thực sự muốn tuân thủ đúng luật thuế TNDN. Nguyên nhân của thực trạng này là:

 Các DNNVV chưa sử dụng phần mềm hiệu quả để có thể quản lý hoạt động kinh doanh và quản lý thuế. Các DN đã có sử dụng máy tính trong hoạt động quản lý nhưng chưa thực sự hiệu quả. Các phần mềm chưa hỗ trợ cho các DN trong việc khai báo thuế qua mạng, chưa lưu lại được dấu vết truy cập dữ liệu, dấu vết sửa xóa dữ liệu.

 Nguồn nhân lực tham gia việc ghi chép, theo dõi sổ sách kế toán tại các DNNVV cịn ít, khơng đủ để có thể theo sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hơn thế nữa, các nhân viên tại DNNVV còn hạn chế về năng lực và trình độ chun mơn.

 Nhiều DN vẫn chưa thiết lập được quy trình luân chuyển chứng từ và cách xử lý nghiệp vụ trong từng chu trình kinh doanh như: chu trình doanh thu, chu trình chi phí,…

 Hệ thống thơng tin kế tốn chưa cung cấp kịp thời được các báo cáo cần thiết cho người sử dụng đặc biệt là nhà quản lý để kịp thời xử lý. Để khắc phục tình trạng này, các DNNVV đã thuê một số chuyên gia kế toán thuế bên ngoài để giúp DN trong các vấn đề về thuế nhưng các DN lại không quan tâm đến hệ thống thơng tin kế tốn tại DN nữa, dẫn đến hệ thống kế toán tại DN càng yếu kém.

Thứ ba, việc thiết lập và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động tuân thủ thuế TNDN của DNNVV tại Việt Nam còn rất yếu. Nguyên nhân của thực trạng này là do:

TNDN nói riêng. Chưa kết hợp được mục tiêu kinh doanh và mục tiêu kiểm soát thuế. Chưa ban hành những hướng dẫn cụ thể để truyền đạt xuống các bộ phận, từng nhân viên.

 Việc nhận thức và đánh giá rủi ro liên quan đến hoạt động tuân thủ thuế TNDN tại các DNNVV chưa thật sự tốt. Do tư tưởng “tránh thuế” càng nhiều càng tốt, các DN bỏ qua việc đánh giá những rủi ro hoặc vì những khoản lợi trước mắt DN chấp nhận bỏ mặc những rủi ro có thể gặp phải. Những rủi ro này có thể sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến DN về kinh tế và danh tiếng.

 Do hạn chế về nhân lực, việc phân công phân nhiệm tại DNNVV chưa hợp lý như một nhân viên kế tốn đảm nhận ln thủ quỹ, đảm nhận người theo dõi công nợ, hàng tồn kho, đảm nhận luôn việc ghi chép sổ sách, làm báo thuế…Việc vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của số liệu,…

 Hoạt động kiểm tra giám sát các hoạt động tuân thủ thuế TNDN ở các DNNVV cịn yếu, do hạn chế nguồn nhân lực và trình độ chuyên môn. Từ những đánh giá, phân tích quy trình tn thủ thuế TNDN và các chi phí phát sinh liên quan, tác giả tiến hành khảo sát thực tế để có cái nhìn chính xác hơn về chi phí tuân thủ thuế TNDN của các DNNVV trên địa bàn quận 1. Quy trình khảo sát được trình bày ở phần tiếp theo.

2.4 Khảo sát thực tế

2.4.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chi phí tuân thủ thuế của các DNNVV. Do giới hạn về thời gian và tiền bạc, tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu trên phạm vi là các DNNVV trên địa bàn quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.

Sở dĩ, tác giả chọn quận 1 để thực hiện nghiên cứu do một số nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất là, quận 1 được coi là quận trung tâm của Tp.HCM. Nơi đây tập trung số lượng lớn các DN đa dạng về quy mơ và loại hình doanh nghiệp.

Thứ hai là, số thu ngân sách của quận 1 không ngừng tăng qua các năm và thường vượt chỉ tiêu đề ra như: năm 2011 đạt số thu ngân sách 4.103 tỷ đồng, năm 2012 thu ngân sách đạt trên 4.500 tỷ đồng, năm 2013 ước thu ngân sách trên địa bàn là 6.000 tỷ đồng.

Vì vậy, theo tác giả, quận 1 có thể đại diện cho các quận huyện khác, việc nghiên cứu trên quận 1 có thể làm rõ phần nào vấn đề nghiên cứu.

2.4.2 Nội dung khảo sát

Với mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày ở phần Mở đầu:

Mục tiêu nghiên cứu 1: Đánh giá gánh nặng chi phí tuân thủ thuế TNDN đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 tại Tp.Hồ Chí Minh.

Mục tiêu nghiên cứu 2: Đánh giá tính hiệu quả của những chính sách Chính phủ nhằm giảm bớt các chi phí để tuân thủ thuế TNDN để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 tại Tp.Hồ Chí Minh.

Mục tiêu nghiên cứu 3: Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nhằm giảm thiểu các chi phí tuân thủ thuế TNDN của các DNNVV, tăng lợi ích kinh tế.

Tác giả thiết lập nội dung khảo sát nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên. Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia làm trong lĩnh vực kế toán thuế, tác giả lập bảng câu hỏi khảo sát gồm 31 câu hỏi (xem phụ lục số 1). Trong đó, có ba nhóm câu hỏi khác nhau để phục vụ cho từng mục đích nghiên cứu:

 Nhóm 1 (Từ câu 1 đến câu 12): nhóm câu hỏi nhằm đánh giá gánh nặng của chi phí tuân thủ thuế TNDN đối với các DNNVV, xác định nguyên nhân gây ra chi phí tuân thủ thuế TNDN tăng cao. (Mục tiêu nghiên cứu 1)

 Nhóm 2 (Từ câu 13 đến câu 23): nhóm câu hỏi nhằm đánh giá tính hiệu quả của những chính sách của Chính phủ nhằm giảm bớt các chi phí tuân thủ thuế TNDN của DNNVV. (Mục tiêu nghiên cứu 2)

tăng lợi ích kinh tế. (Mục tiêu nghiên cứu 3) Cơ sở để đưa ra nội dung khảo sát:

 Thông qua phân tích đánh giá quy trình tuân thủ thuế TNDN của DNNVV ở mục 2.2.3, xác định chi phí về thời gian và tiền bạc liên quan đến tuân thủ thuế TNDN của DNNVV để đưa vào bảng khảo sát. Tuy nhiên, một nghiên cứu thực sự về chi phí tuân thủ thuế do các nước thực hiện thì phải xác định được con số thời gian và tiền bạc DN đã bỏ ra, để làm được điều này cần rất nhiều thời gian và nhân lực, thậm chí cả tiền bạc. Với giới hạn về thời gian và khả năng thực hiện đề tài, tác giả lựa chọn cách khảo sát chỉ lấy ý kiến đánh giá các chi phí về thời gian và tiền bạc dựa trên thang đo thứ bậc (rất nhỏ, nhỏ, vừa phải, lớn, rất lớn). Vì vậy, kết quả của nghiên cứu chỉ mang tính định tính, đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo.

 Tham khảo tài liệu từ các bảng khảo sát về chi phí tuân thủ thuế của DNNVV do Ngân hàng thế giới hướng dẫn.

 Những quy định pháp lý liên quan đến thuế TNDN và quản lý thuế TNDN.

2.4.3 Phương pháp khảo sát

Khảo sát được thực hiện trên các DNNVV trên địa bàn quận 1. Cách thức khảo sát là nhờ một số quản lý thuế của chi cục thuế Quận 1 đưa các bảng khảo sát cho các DN để lấy ý kiến và bản thân tác giả tự khảo sát. Xác thực DN lấy ý kiến bằng dấu mộc tròn của DN.

2.4.4 Kết quả khảo sát

Cuộc khảo sát được thực hiện 2 tháng từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2014 trên các DNNVV trên địa bàn quận 1. Có 100 bảng câu hỏi khảo sát được phát ra, tuy nhiên thu vào chỉ có 68 bảng (tỷ lệ 68%). Trong đó, chỉ có 51 bảng khảo sát đúng đối tượng là DNNVV trên địa bàn quận 1, có 17 bảng khảo sát là của các đối tượng là các DN lớn. Do giới hạn thời gian và nguồn lực nghiên cứu, thêm vào đó kết quả đưa ra mang tính định tính nhiều hơn định lượng, tác giả quyết định dừng

cuộc khảo sát để đánh giá kết quả. Do đó, kết quả thu được dựa trên 51 mẫu khảo sát như sau:

(1) Mô tả chung về đối tượng đã được khảo sát:

 Chức vụ trong công ty của người trả lời khảo sát chủ yếu là kế toán (chiếm 78,4%), tiếp theo là ban giám đốc (chiếm 19,6%) và chức vụ khác (chiếm 2%). Điều này dễ hiểu vì việc thực hiện tuân thủ thuế TNDN của DNNVV chủ yếu là do kế toán thực hiện nên kế toán là người am hiểu nhất.

 Loại hình kinh doanh của các DN được khảo sát chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 82,4%) và công ty cố phần (chiếm 17,6%).

 Ngành nghề kinh doanh: Thương mại dịch vụ (chiếm 68,6%), Xây dựng (chiếm 5,9%), Kinh doanh nhà hàng khách sạn (chiếm 3,9%), Sản xuất (chiếm 3,9%), Vận tải (chiếm 2%), Loại hình kinh doanh khác (8%) như: Quảng cáo ngoài trời, kinh doanh bất động sản, tư vấn đầu tư, kiểm tra và phân tích kỹ thuật,…

 Số lao động bình quân trong năm: từ 10 người trở xuống (chiếm 45,1%), từ 10 người đến 50 người (chiếm 51%), từ trên 50 người đến 100 người (chiếm 3,9%).

 Doanh thu năm 2013: dưới 10 tỷ đồng (chiếm 49%), trên 10 tỷ đến 20 tỷ đồng (chiếm 47,1%), từ trên 20 tỷ đến 50 tỷ đồng (chiếm 3,9%)  Như vậy, có thể thấy, các DN trong mẫu đều thuộc đối tượng nghiên

cứu.

(2) Đánh giá gánh nặng của chi phí tuân thủ thuế TNDN đối với các DNNVV, xác định nguyên nhân gây ra chi phí tuân thủ thuế TNDN tăng cao:

Người hồn thành các cơng việc liên quan đến thuế TNDN của các DN được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 52)