Quy trình tuân thủ thuế TNDN của DNNVV tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 49 - 52)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.2 Quy trình tuân thủ thuế TNDN của DNNVV tại Việt Nam

Tại doanh nghiệp, theo báo cáo của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (2007) đã tóm tắt các bước tuân thủ thuế TNDN như sau:

Hình 2.1: Quy trình tuân thủ thuế TNDN tại Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (2007)) Hiện nay, quy trình tuân thủ thuế TNDN vẫn như trên, tuy nhiên thời gian cho mỗi giai đoạn có giảm hơn trước, do sự thay đổi các quy định của luật thuế

Tập hợp chứng từ Lập tờ khai thuế TNDN tạm tính Điều chỉnh thuế TNDN Lập tờ khai quyết tốn năm thuế TNDN Thực hiện việc miễn giảm, gia hạn thuế TNDN

như cho phép khai thuế theo quý, nộp tờ khai thuế qua mạng…và việc cải thiện hoạt động nội bộ của doanh nghiệp như sử dụng phần mềm, thuê chuyên gia tư vấn từ bên ngoài…Chi tiết từng bước có thể mơ tả như sau:

Tập hợp chứng từ:

Bước đầu tiên trong quy trình tuân thủ thuế TNDN là việc tập hợp chứng từ. Chứng từ là những hóa đơn đầu vào, hóa đơn bán ra, hợp đồng kinh tế liên quan, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, biên lai nộp thuế, sổ phụ ngân hàng, tờ khai hải quan…Sau khi có được chứng từ, nhân viên kế toán phải kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của chứng từ như kiểm tra việc tính tốn chính xác, kiểm tra thơng tin doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ và có thực của nghiệp vụ kinh tế…. Cơng đoạn này thường tốn khá nhiều thời gian.

Lập tờ khai thuế TNDN tạm tính:

Hiện nay, tờ khai thuế TNDN tạm tính được nộp theo q, có hai biểu mẫu cho tờ khai này là mẫu số 01A/TNDN và mẫu số 01B/TNDN (xem phụ lục số 4).

Để lập được tờ khai thuế TNDN tạm tính theo mẫu 01A/TNDN, nhân viên kế toán dựa vào chứng từ đã tập hợp và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi nhận và hạch toán vào sổ sách kế tốn. Dựa vào số liệu doanh thu, chi phí, lợi nhuận được cung cấp bởi sổ sách kế toán, nhân viên kế tốn thuế sẽ tính tốn thu nhập chịu thuế TNDN. Thu nhập chịu thuế TNDN là lợi nhuận kế toán sau khi điều chỉnh các sự khác biệt giữa kế toán và thuế như khác biệt về thời điểm ghi nhận doanh thu, chi phí, khác biệt về cách tính khấu hao tài sản cố định….

Để lập tờ khai thuế TNDN tạm tính theo mẫu 01B/TNDN, nhân viên chỉ cần xác định tổng doanh thu trong kỳ báo cáo và tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu. Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu được tính dựa vào báo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước và được áp dụng thống nhất trong năm. Với cách tạm tính thuế TNDN này, DN có thể dễ dàng áp dụng, ít tốn thời gian. Tuy nhiên, cách tính này có thể gây nên sự dồn tải công việc vào cuối năm nếu nhân viên kế tốn khơng theo dõi sổ sách hàng tháng. Cần lưu ý, để áp dụng được mẫu 01B/TNDN, DN phải hoạt động từ năm thứ 2 trở đi và có kết quả hoạt động kinh

doanh năm trước có lợi nhuận.  Điều chỉnh thuế TNDN

Khi phát hiện sai sót trong số liệu trên tờ khai tạm tính TNDN quý hay tờ khai quyết toán TNDN, nhân viên kế toán sẽ lập tờ khai bổ sung để điều chỉnh cho tờ khai trước đó. Quy định về lập tờ khai thuế bổ sung được hướng dẫn trong luật quản lý thuế hiện hành.

Lập tờ khai quyết toán năm thuế TNDN

Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN là 90 ngày sau khi kết thúc niên độ. Vì vậy, sau khi kết thúc năm tài chính, nhân viên kế toán dựa vào số liệu kế toán đã được ghi chép trong các sổ sách kế toán để tổng hợp để đưa lên tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN (xem phụ lục số 4). Theo mẫu này, DN xác định lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN. Tiếp theo, DN xác định thu nhập chịu thuế theo luật thuế TNDN, bằng cách điều chỉnh tăng và giảm tổng lợi nhuận trước thuế TNDN. Cụ thể, các khoản điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN như các khoản điều chỉnh tăng doanh thu, chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm, các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài và các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế khác. Các khoản điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế TNDN là lợi nhuận từ hoạt động không chịu thuế TNDN, giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước, chi phí và phần doanh thu điều chỉnh tăng, các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận kế toán trước thuế khác.

Sau đó, DN xác định thuế TNDN phải nộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuế TNDN sẽ được tính dựa trên thu nhập chịu thuế sau khi trừ đi các khoản thu nhập miễn thuế, lỗ từ các năm trước được chuyển sang, các khoản trích lập khoa học công nghệ và nhân với thuế suất thuế TNDN hiện hành.

Thực hiện việc miễn giảm, gia hạn thuế TNDN:

Trong từng giai đoạn, nhà nước sẽ đưa ra các chính sách hỗ trợ miễn giảm, gia hạn thuế khác nhau cho các loại hình DN, các lĩnh vực kinh doanh, có thể xem

Để thực hiện việc miễn giảm thuế TNDN, DN cần cập nhật các hướng dẫn của nhà nước để thực hiện đúng quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 49 - 52)