1.2 Quản trị quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại
1.2.8 Biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất
Mua bảo hiểm rủi ro lãi suất: Ngân hàng chuyển giao toàn bộ rủi ro lãi suất cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp. (Trần Huy Hoàng, 2011,282)
Áp dụng các biện pháp cho vay thương mại (cho vay ngắn hạn): Khi lãi suất thị trường thay đổi theo chiều hướng tăng, ngân hàng sẽ kịp thời tăng lãi suất cho vay. (Trần
Huy Hoàng, 2011,283)
Áp dụng lãi suất cho vay hay huy động vốn của ngân hàng, mà trong hợp đồng
ln có điều khoản lãi suất sẽ được điều chỉnh theo biến động của lãi suất thị trường cho những khoản thời gian như hàng quý họăc sáu tháng, hoặc dài hơn. (Trần Huy Hoàng, 2011,283)
Áp dụng chiến lược quản trị chủ động trong quản trị rủi ro lãi suất: Trong trường hợp có thể dự báo được chiều hướng biến động lãi suất trong tương lai để điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạn cho hợp lý nhất: (Bessis 2002, 154)
+ Nếu dự báo lãi suất tăng duy trì hhe hở nhạy cảm lãi suất ở trạng thái dương (Tài sản
nhạy cảm với lãi suất > Nợ nhạy cảm lãi suất) và khe hở kỳ hạn âm (Kỳ hạn hồn vốn trung bình của tài sản < Kỳ hạn hồn trả trung bình của nợ) sẽ làm tăng thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng.
+ Nếu dự báo lãi suất giảm duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất ở trạng thái âm (Tài sản nhạy cảm với lãi suất > Nợ nhạy cảm với lãi suất) và khe hở kỳ hạn dương (Kỳ hạn hồn trả vốn trung bình của tài sản > Kỳ hạn hồn trả trung bình của nợ).
Bảng 1.6: Bảng chiến lược quản trị chủ động trong quản trị rủi ro lãi suất
Thay đổi lãi suất dự tính Chiến lược quản lý Kết quả Lãi suất tăng Giảm DA tăng DL (dịch chuyển sang trạng thái E tăng
kỳ hạn âm)
Lãi suất giảm Tăng DA giảm DL (dịch chuyển sang trạng thái kỳ hạn dương)
E tăng
(Nguồn: Trần Huy Hoàng 2011, 283)
Áp dụng chiến lược quản trị thụ động trong trường hợp không thể dự báo được
chiều hướng biến động của lãi suất trong tương lai: Duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạn bằng không sẽ không ảnh hưởng đến thu nhập và giá trị ròng của ngân
hàng dù lãi suất thị trường tăng hay giảm. (Trần Huy Hồng 2011,283)
Vận dụng các cơng cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất như: thực hiện hợp đồng kỳ hạn, giao sau, quyền chọn và hoán đổi về lãi suất. Nguyên
tắc của các hợp đồng này là sẽ tạo ra một khoản lãi để bù đắp một phần hay toàn bộ tổn
thất do rủi ro lãi suất gây ra.
Hợp đồng lãi suất kỳ hạn: Là sự thỏa thuận của hai chủ thể về việc mua (bán) một số lượng chứng khốn hay những cơng cụ tài chính với một mức lãi suất thỏa thuận vào ngày hôm nay cho việc chuyển giao chứng khoán vào một ngày thỏa thuận trong tương lai. (Mahshid & Mohammad, 2004, 34); (Saunders, 2000)
Giả sử ngân hàng dự báo lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới làm giảm giá trị thị trường trên bảng cân đối tài sản của các trái phiếu mà ngân hàng đang nắm giữ, để bù đắp sự thua lỗ này, ngay từ bây giờ ngân hàng sẽ bán kỳ hạn số trái phiếu nói trên với mức giá thỏa thuận vào ngày hôm nay. (Xem chi tiết tại phụ lục 1)
Hợp đồng lãi suất tương lai.
Hợp đồng tài chính tương lai: là một thỏa thuận về việc mua bán một lượng chứng khốn (hay các cơng cụ tài chính khác) tại một thời điểm xác định trong tương lai, với
một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. (Mahshid & Mohammad, 2004, 35); (Saunders, 2000)
Hợp đồng lãi suất tương lai là hợp đồng tài chính tương lai về tài sản mà giá của nó phụ thuộc duy nhất vào mức lãi suất trên thị trường. (Xem chi tiết tại phụ lục 2)
Hợp đồng hoán đổi lãi suất: Là một thỏa thuận giữa hai bên trong đó bên này
cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi phải trả theo lãi suất cố định (hay thả nổi) tính trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoản thời gian nhất định. (Mahshid &
Mohammad, 2004, 37); (Saunders, 2000) (Xem chi tiết tại phụ lục 3)
Hợp đồng quyền chọn lãi suất: Quyền chọn lãi suất là một công cụ cho phép người mua có quyền (nhưng khơng bắt buộc) được mua hoặc bán một số lượng tài sản tài chính tại thời điểm xác định trong tương lai, với một mức giá được xác định ngay tại thời
điểm thỏa thuận hợp đồng. Để có quyền chọn, người mua phải trả một khoản phí.
(Mahshid & Mohammad, 2004, 38); (Saunders, 2000) (Xem chi tiết tại phụ lục 4)