Biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 69 - 71)

2.6.1 Quy định chính sách lãi suất

Hoạt động đầu tư ngân hàng căn cứ vào dự báo diễn biến lãi suất của thị trường để

đưa ra quyết định đầu tư cho phù hợp. Trường hợp dự báo lãi suất có xu hướng giảm,

Ngân hàng sẽ tăng cường các khoản đầu tư dài hạn nhằm tăng khả năng sinh lợi. Trường hợp nếu dự báo lãi suất có xu hướng tăng Ngân hàng sẽ tăng đầu tư ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro.

Hoạt động cho vay NHTMCP Công thương quy định mức lãi suất cho vay trên

nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ chi phí vốn, các chi phí quản lý trên cơ sở xem xét các yếu tố rủi ro, giá trị tài sản đảm bảo, lãi suất trên thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh và

hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Hội sở quy định mức sàn lãi suất cho vay từng thời kỳ, các đơn vị kinh doanh được chủ động xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng

trong từng thời kỳ đảm bảo không thấp hơn sàn lãi suất trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng và phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch lợi nhuận được giao. Bên cạnh đó do cơ cấu nguồn vốn chủ yếu tập trung nguồn vốn có thời hạn định lại lãi suất ngắn, vì vậy

ngân hàng quy định tất cả các khoản vay đều áp dụng mức lãi suất thả nổi, điều chỉnh định kỳ 1-3 tháng/lần.

Hoạt động huy động vốn, lãi suất huy động được xác định theo nguyên tắc thị

trường, kết hợp với định hướng kinh doanh của Ban lãnh đạo, cân đối vốn của ngân hàng và quy định của NHNN Việt Nam.

2.6.2 Quy định Quản lý rủi ro lãi suất

Áp dụng hợp đồng tín dụng với lãi thả nổi cho tất cả các khoản vay, định kỳ điều chỉnh 1-3 tháng/lần.

Tất cả các hợp đồng tín dụng đều phải có các điều khoản phòng ngừa rủi ro lãi

suất để đảm bảo ngân hàng chủ động trước những diễn biến bất thường của thị trường,

lãi suất cho vay được xây dựng trên cơ sở chi phí lưu động vốn thực tế của ngân hàng. Sử dụng cơ chế mua bán vốn nội bộ FTP như là một công cụ để điều chỉnh cơ cấu Tài sản – Nợ của toàn hệ thống. Hội sở đưa ra giá mua bán vốn nhằm phát tín hiệu về tài chính để các đơn vị kinh doanh xác định lãi suất cho vay hay huy động đến từng giao

dịch. Thông qua cơ chế mua bán vốn nội bộ FTP, Hội sở cân đối kỳ hạn Tài sản và Nợ

của ngân hàng bằng cách khuyến khích tăng, giảm lãi suất mua bán vốn từng kỳ hạn theo chủ đích với chi nhánh. Cũng thông qua cơ chế FTP, Hội sở cân đối khối lượng giữa

nguồn vốn huy động và sử dụng ngồn vốn đó cho tồn hệ thống.

2.6.3 Áp dụng biện pháp cho vay thương mại (cho vay ngắn hạn)

Ngân hàng khuyến khích tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, nhằm kịp thời điều chỉnh lãi suất theo xu hướng thị trường, hạn chế những tổn thất khi lãi suất thị trường thay đổi, giảm thiểu tổn thất từ rủi ro lãi suất.

2.6.4 Vận dụng các cơng cụ tài chính phái sinh trong phịng ngừa rủi ro lãi suất

“Phát triển công cụ tài chính mới được xem là một trong năm bài học lớn rút ra từ sự tăng trưởng, ổn định của nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn 2000- 2005. Theo kiến nghị

không chỉ cho phép các ngân hàng phòng ngừa rui ro mà còn là một trong những dịch vụ có tỷ lệ sinh lời cao nhất”. (Trần Thị Thuận Thành, Tạp chí kinh tế phát triển/2005)

Cơng cụ tài chính phái sinh xuất hiện nhằm giảm thiểu, hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro. Nhưng cùng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính, các cơng cụ tài chính phái sinh cũng được sử dụng nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các

hoạt động đầu cơ. Do đó, các cơng cụ tài chính phái sinh khơng phải lúc nào cũng hiệu

quả. Tuy nhiên, công cụ tài chính phái sinh vẫn phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi tại các thị trường tài chính lớn của thế giới. Theo điều tra đối với 500 công ty lớn nhất thế giới tại 26 quốc gia khác nhau thì có tới 92% các công ty trả lời rằng họ thường xuyên sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa và quản lý rủi ro. (Trần Thị

Thuận Thành, Tạp chí kinh tế phát triển/2005)

Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phịng ngừa rủi ro lãi suất vẫn chưa được thực hiện. Chỉ mới sử dụng cơng

cụ tài chính phái sinh trong giao dịch kỳ hạn tiền tệ và giao dịch hoán đổi ngoại tệ.

Bảng 2.5: Doanh số thực hiện cơng cụ tài chính phái sinh của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam từ năm 2008-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Hợp đồng phái sinh Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Kỳ hạn tiền tệ 15.354 75.228 2.184 650 60.108 78.808 Hoán đổi tiền tệ 71.456 0 17.058 19.586 14.434 82.545

Giao dịch tương lai 0 0 0 0 0 2.981

Tổng cộng 86.810 75.228 19.242 20.236 74.451 164.334

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)