Giám sát, kiểm soát rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 83 - 85)

3.2 Một số giải pháp hoàn hiện quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương

3.2.1.4 Giám sát, kiểm soát rủi ro lãi suất

Một là: Tăng cường sự giám sát rủi ro lãi suất của nhà quản trị ngân hàng, xác

định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của phòng ban, cá nhân liên quan.

Trách nhiệm của Hội đồng quản trị ngân hàng là phê chuẩn những chính sách và

chiến lược quản trị rủi ro lãi suất và đảm bảo rằng cấp quản lý trung gian thực hiện những bước cần thiết để giám sát và quản lý rủi ro. Ban quản trị phải được thông báo một cách thường xun về tình trạng rủi ro lãi suất để có thể đánh giá được việc kiểm soát và giám sát rủi ro.

Cấp quản lý trung gian đảm bảo: Cấu trúc kinh doanh và mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng được quản lý một cách hiệu quả; Đảm bảo thực hiện những chính sách và quy

định thích hợp đã được thiết lập để hạn chế rủi ro; Thực hiện đúng hệ thống đo lường và

kiểm soát rủi ro đã được thiết lập

Ngân hàng phải: Xác định trách nhiệm rõ ràng của từng cá nhân và tập thể trong

việc quản trị rủi ro lãi suất; Đảm bảo có sự tách biệt rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân và tập thể trong quản trị rủi ro lãi suất; Đảm bảo rằng có sự tách biệt hợp lý về trách

nhiệm trong từng khâu của quy trình quản trị rủi ro lãi suất.

Hai là: Hồn thiện quy trình nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm sốt, phịng

ngừa rủi ro lãi suất.

Bộ phận quản lý rủi ro lãi suất phải nắm bắt được những thông tin về rủi ro lãi suất và đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi lãi suất trong phạm vị hoạt động của ngân

hàng. Giám đốc quản lý rủi ro, Tổng Giám Đốc và Hội đồng quản trị của ngân hàng phải hiểu một cách rõ ràng những giả định khi đo lường rủi ro.

Xây dựng bộ phận quản lý rủi ro lãi suất hoàn toàn độc lập với những bộ phận

kinh doanh, bộ phận đánh giá độc lập. Bộ phận này báo cáo tình trạng rủi ro lãi suất trực tiếp đến Tổng Giám Đốc và Hội đồng quản trị của ngân hàng.

Bộ phận quản lý rủi ro lãi suất phải là một bộ phận độc lập khơng tham gia vào q trình tạo ra rủi ro, có chức năng: nhận diện và phát hiện rủi ro, đo lường, giám sát và kiểm sốt, phịng ngừa rủi ro lãi suất. Đồng thời lập các báo cáo phân tích và đánh giá các mức độ rủi ro lãi suất trên cơ sở các chỉ tiêu, tiêu thức đã được xây dựng và thông qua Ủy ban quản lý rủi ro.

Ủy ban quản lý rủi ro phải thiết lập và đặt ra những giới hạn hoạt động và quy định để duy trì mức độ rủi ro lãi suất phù hợp với chính sách hoạt động kinh doanh, quy

mơ của ngân hàng.

Ngân hàng nên đo lường thiệt hại trong trường hợp xấu nhất và trường hợp giả định bị sai và dựa trên những trường hợp này để thiết lập những chính sách hạn chế rủi ro

lãi suất.

Ngân hàng cần đầu tư hệ thống thơng tin thích hợp cho việc đo lường, giám sát,

kiểm sốt cũng như báo cáo tình trạng rủi ro lãi suất. Báo cáo phải được cung cấp kịp

Ba là: Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.

Ngân hàng phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp trong quy trình quản trị rủi ro lãi suất. Yếu tố quan trọng của hệ thống kiểm sốt nơi bộ bao gồm sự kiểm tra một cách độc lập, thường xuyên và đánh giá tính hiệu quả của hệ thống và đảm bảo

rằng có sự xét duyệt lại cũng như những cải thiện đối với hệ thống kiểm soát nội bộ khi cần thiết. Kết quả của những đánh giá lại phải được trình cho nhà chức trách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)