1.2 Quản trị quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại
1.2.7 Kiểm soát rủi ro lãi suất
hiệu quả, bao gồm sự tuân thủ các chuẩn mực chính thức của quyền hành và sự tách bạch trách nhiệm hợp lý là một trong những trách nhiệm quan trọng hơn của Ban điều hành.
Những cán bộ chịu trách nhiệm đánh giá quy trình giám sát và kiểm soát rủi ro nên độc lập với chức năng kiểm tra. ( Ủy Ban Basel về Giám Sát Ngân Hàng, 2004)
Kiểm sốt nội bộ đối với q trình quản trị rủi ro lãi suất là một bộ phận trong hệ thống kiểm sốt nội bộ của tồn bộ ngân hàng. Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả
đối với rủi ro lãi suất bao gồm:
-Môi trường kiểm soát mạnh;
-Thiết lập các hoạt động kiểm soát như các chính sách, thủ tục và phương pháp;
- Hệ thống thông tin đầy đủ; và
-Đánh giá liên tục về tuân thủ các chính sách và thủ tục đã đề ra.
Liên quan đến các chính sách và thủ tục kiểm sốt, cần quan tâm đến các quá trình phê duyệt, giới hạn rủi ro, cân đối, đánh giá và các cơ chế khác nhằm bảo đảm hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng. Một yếu tố quan trọng
của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quá trình quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng là
đánh giá định kỳ.
Các nhân tố chính của q trình kiểm sốt bao gồm kiểm tra, kiểm toán nội bộ và cấu trúc hạn mức rủi ro hiệu quả. Ngân hàng cần kiểm tra và cập nhật mỗi bước của quá trình đo lường RRLS để đảm bảo tính trung thực và hợp lý. Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên bởi một số đơn vị trong tổ chức, bao gồm ALCO hay đội ngũ Phòng kinh doanh tiền tệ (thường xuyên và đều đặn), và đơn vị kiểm soát rủi ro có trách nhiệm giám sát việc lập mơ hình RRLS. Các kiểm tốn nội bộ và bên ngồi cũng có thể kiểm tra quy trình của ngân hàng định kỳ. ( Ủy Ban Basel về Giám Sát Ngân Hàng, 2004)
Các khoản mục một kiểm toán viên nên kiểm tra và cập nhật là:
- Sự thích hợp của hệ thống đo lường rủi ro ngân hàng cho thấy bản chất, tầm nhìn và sự phức tạp của các hoạt động ngân hàng.
- Tính chính xác và tồn diện của dữ liệu nhập vào trong mơ hình bao gồm việc xác minh số dư, các điều khoản hợp đồng, các cơng cụ chính, các danh mục đầu tư, các
đơn vị kinh doanh.
- Tính hợp lý, hiệu lực của kịch bản và giả định.
- Hiệu lực của việc tính tốn đo lường rủi ro lãi suất: Tính hiệu lực của các mơ
hình thường được kiểm tra bằng cách so sánh kết quả thực tế và kết quả dự báo. Khi làm như thế, ngân hàng sẽ so sánh kết quả thu nhập ròng dự kiến và thu nhập thực tế. Việc kết hợp với kết quả của hệ thống đánh giá thực tế có thể khó khăn hơn bởi vì giá trị thị
trường đối với tất cả các cơng cụ này thì ln ln sẵn sàng trong khi ngân hàng không
thường xuyên ghi nhận lại bảng cân đối số dư theo giá thị trường. (Ủy Ban Basel về Giám
Sát Ngân Hàng, 2004)