Sơ lược về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 48 - 51)

2.1.1 Quá trình hình thành Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Nam

Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng công thương Việt Nam được thành lập với tên gọi Ngân hàng chuyên doanh

Công thương Việt Nam theo nghị định 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội

đồng bộ trưởng về tổ chức bộ NHNN Việt Nam và chính thức đổi tên thành “Ngân hàng

Công thương Viêt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

ngày 14 tháng 11 năm 1990.

Ngày 27 tháng 3 năm 1993, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định 67/QĐ- NH5 về việc thành lập NHCTVN thuộc NHNN Việt Nam

Ngày 21 tháng 9 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng chính phủ, Thống đốc

NHNN Việt Nam đã ký quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mơ hình Tổng cơng ty nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07

tháng 03 năm 1994.

Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng cơng thương Việt Nam.

Ngày 25/12/2008: Tổ chức thành công đợt IPO trong nước, tiếp đến ngày 04/06/2009:

Nghị quyết của Đại hội Cổ đông lần thứ nhất Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Ngày 03 tháng 7 năm 2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP- NHNN Việt

Nam thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

NHTMCP Cơng thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày

Ngày 03/07/2009: Thống đốc NHNN Việt Nam chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạt động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 1573/GP- NHNN

Việt Nam).

Ngày 16/07/2009 cổ phiếu của NHTMCP Cơng thương Việt Nam chính thức được niêm

yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là CTG.

2.1.2 Hệ thống tổ chức và bộ máy điều hành NHTMCPCT Việt Nam

Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng công thương

Nguồn: Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2013

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính Trụ sở chính Đơn vị sự nghiệp Sở giao dịch Chi nhánh cấp 2 Cơng ty trực thuộc Phịng giao dịch

Văn phòng đại diện Chi nhánh cấp 1

Quĩ tiết kiệm Phòng giao dịch Quĩ tiết kiệm Chi nhánh phụ thuộc

Quĩ tiết kiệm Phòng giao dịch Hội đồng quản trị Các phịng ban chun mơn nghiệp vụ Tổng giám đốc Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Phịng kiểm

tốn tn thủ

Phó tổng giám đốc Kế toán trưởng

Ban kiểm soát

Đại hội đồng cổ đơng

Phịng kiểm tốn giám sát hoạt động

Nguồn: Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2013

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan quyền lực cao nhất của Ngân hàng,bao gồm tất cả cổ đơng có quyền biểu quyết có tên trong danh sách đăng ký cổ đơng đều có quyền tham dự. ĐHĐCĐ có thể được tổ chức thông qua cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, ĐHĐCĐ bất thường hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Đại hội đồng

cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Ngân hàng, quyết định định hướng phát triển

của Ngân hàng, bổ nhiệm miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm sốt, quyết định các cơng việc khác điều lệ ngân hàng.

Hội đồng quản trị: Hội đồng Quản trị (HĐQT) là cơ quan quản trị cao nhất của Ngân

hàng, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt ĐHĐCĐ quyết định các vấn đề liên quan đến

mục tiêu và lợi ích của ngân hàng, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội cổ đông. Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Chủ tịch Hội đồng Quản trị là

người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng.

Ban điều hành: Ban điều hành bao gồm Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc, Kế

tốn trưởng, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm và có sự thơng qua NHNN Việt Nam. Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày

của Ngân hàng.

Ban kiểm soát: Ban kiểm sốt là cơ quan do Đại hội cổ đơng bầu ra, thay mặt các cổ đông để kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh

doanh, quản trị và điều hành Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông

thực hiện nhiệm vụ được giao.

Các bộ phận trực thuộc hội sở chính:

Hội đồng tín dụng: Quyết định giới hạn tín dụng, khoản tín dụng có giá trị lớn. Quyết định định hướng ngành hàng mục tiêu, nhóm khách hàng mục tiêu, nhóm khách hàng có

khả năng tăng trưởng tín dụng. Quyết định điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí xác định

nhóm khách hàng. Quyết định các vấn đề phức tạp khác có liên quan tới hoạt động tín

Hội đồng định chế: Chức năng về đối ngoại và quan hệ hợp tác, bán sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cơng thương cho các định chế tài chính trong và ngoài nước và tạo ra lợi nhuận.

Các khối nghiệp vụ bao gồm: Khối kinh doanh và khối dịch vụ: Gồm các bộ phận nghiệp vụ trực tiếp kinh doanh, tạo lợi nhuận cho Ngân hàng.

Khối quản lý rủi ro: Gồm các bộ phận nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng (Rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác

nghiệp...)

Khối hỗ trợ: Gồm các bộ phận nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Khối công nghệ thông tin: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học để phục vụ yêu cầu quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh, đảm bảo hệ thống cơng nghệ thơng tin hoạt động chính xác, liên tục, thông suốt và an tồn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)