Chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam từ năm 1996 nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 51)

nay ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của ngân hàng thương mại

2.2.1 Giai đoạn áp dụng cơ chế lãi suất theo khn khổ mệnh lệnh hành chính

Giai đoạn 1/1996 – 7/2000: Thực thi cơ chế điều hành lãi suất trần, thay thế cho

khung lãi suất tối thiểu về tiền gửi và tối đa về tiền vay, NHNN Việt Nam quy định các mức lãi suất trần theo thời hạn cho vay và khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất huy động vốn bình quân ở mức 0,35%/tháng. Cuối tháng 1-1998, quy định chênh lệch lãi suất được xóa bỏ, chỉ giữ lại quy định trần lãi suất cho vay, bước đầu thực hiện tự do hóa lãi suất huy động. (Nguyễn Thị Thu Hiếu, 2012)

Giai đoạn 8/2000 – 5/2002: cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ. Dựa vào mức lãi suất cơ bản và biên độ dao động do NHNN Việt Nam công bố trong từng thời kỳ, các NHTM được phép ấn định lãi suất cho vay bằng VND phù hợp với quy định. Đối với hình thức cho vay bằng ngoại tệ bắt đầu áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận.

2.2.2 Giai đoạn áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận: Từ tháng 05/2002- nay

Mặc dù quyết định số 546/2002 ngày 30/5/2002 của NHNN Việt Nam quy định cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam là một

bước ngoặc lớn trong việc điều hành chính sách tiền tệ, theo quy luật thị trường. Tuy

nhiên, trước sự biến động lớn của kinh tế trong nước cũng như trên thế giới, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, NHNN Việt Nam nhiều lần thay đổi lãi suất cơ bản như sau:

Biểu đồ 2.1: Sơ đồ biểu diễn lãi suất cơ bản Ngân hàng nhà nước Việt Nam giai

đoạn từ tháng 08/2000 đến tháng 08/2013

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2013

2.3 Chính sách quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCPCT Việt Nam

Cùng với chính sách điều tiết lãi suất của ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ln có chính sách nội bộ đặc thù riêng nhằm áp dụng linh hoạt,

ứng phó với những thay đổi thị trường.

2.3.1 Chính sách lãi suất huy động

Lãi suất huy động được xác định theo nguyên tắc thị trường, kết hợp với định

hướng kinh doanh của ban lãnh đạo, cân đối vốn của Ngân hàng và quy định của Ngân

hàng nhà nước. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu có thời hạn định lại lãi suất ngắn hạn.

Giai đoạn 2006-2007 lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam tương đối ổn định,

sang năm 2008 - 2010 lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam giao động mạnh trong

khoản từ 9,2%-14%/năm, nhưng còn cộng thêm các khoản khuyến mãi, do đó có nơi lãi suất thực tế trong khoản 17%-19%/năm. Nguyên nhân là các ngân hàng thương mại khó khăn về vốn, và Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.

Kể từ năm 2011-2013 tình hình biến động lãi suất có xu hướng ổn định, giảm do chính phủ và Ngân hàng nhà nước áp dụng đồng bộ nhiều chính sách kết hợp, kể cả giải

pháp hành chính nhằm ngăn chặn cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, ổn định

kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.

Bảng 2.1 Phạm vi biến động lãi suất huy động của NHTMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2008-2013.

Năm 2008 (%/năm) 2009 (%/năm) 2010 (%/năm) 2011 (%/năm) 2012 (%/năm) 2013 (%/năm) Tiền gửi có kỳ hạn 4,8-17 2,5-17 6-15,5 3-14 4-12 6.5-7 Tiền gửi không kỳ hạn 2,4-4,5 0-3 0-4,2 0-6 0-2 0-1,2

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2013

2.3.2 Chính sách lãi suất cho vay

Ngân hàng quy định mức lãi suất cho vay trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí vốn, các chi phí quản lý trên cơ sở xem xét các yếu tố rủi ro, giá trị tài sản đảm bảo, lãi suất trên thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Trụ sở chính quy định mức sàn lãi suất cho vay trong từng thời kỳ. Các chi nhánh dựa

từng thời kỳ trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng và phải đảm bảo hồn thành kế hoạch lợi nhuận được giao. Bên cạnh đó, do cơ cấu nguồn vốn chủ yếu tập trung vào

nguồn vốn có thời gian định lại lãi suất ngắn, Ngân hàng quy đinh tất cả các khoản cho

vay điều phải thả nỗi lãi suất, điều chỉnh định kỳ từ 1-3 tháng/lần.

Đối với lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất đầu tư được xác định tùy thuộc vào diễn biến thị trường và chi phí vốn của Ngân hàng. Các khoản cho vay

này thường có kỳ hạn ngắn dưới 3 tháng.

Đối với lãi suất cho vay ngắn hạn sẽ được thỏa thuận giữa khách hàng với ngân

hàng, và thực hiện theo tỷ lệ quy định của ngân hàng công bố tại thời điểm giải ngân. Sau mỗi tháng kể từ ngày giải ngân, lãi suất sẽ được thay đổi cập nhật theo quy định lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Đối với lãi suất cho vay trung và dài hạn: Chính sách lãi suất tương tự như trường

hợp cho vay ngắn hạn. Đồng thời lãi suất sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần thay đổi cập

nhật theo quy định lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Bảng 2.2: Phạm vi biến động lãi suất cho vay của NHTMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2008-2013

Năm 2008 (%/năm) 2009 (%/năm) 2010 (%/năm) 2011 (%/năm) 2012 (%/năm) 2013 (%/năm) Ngắn hạn 20.5-21 7.5-21 6.8-22.2 5.5-25 10,6-19.8 10,6-15 Trung, dài hạn 16.8-19.8 12.6-18 12.6-19.8 12.5-25 10,6-16,8 6.8-15.6

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2013

2.3.3 Chính sách nội bộ quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Thương Việt Nam

Theo nghị quyết của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam kể từ năm 2006 đã ban hành chính sách nội bộ quản trị rủi ro lãi suất, thường xuyên cập nhật phù hợp với tình hình thực tế và được áp dụng thống nhất cho tồn hệ thống. Chính sách quản trị rủi ro lãi suất nêu lên những điểm chính như sau:

-Tất cả các hợp đồng tín dụng đều phải có điều khoản phịng ngừa rủi ro lãi suất để đảm bảo Ngân hàng luôn chủ động trước những biến động bất thường của thị trường,

lãi suất cho vay phải được xây dựng dựa trên cơ sở phản ánh chi phí huy động vốn thực tế của Ngân hàng.

- Linh hoạt cơ chế lãi suất tiền gửi, tiền vay đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt

động sản xuất kinh doanh.

- Các khoản cho vay cân đối tương ứng với kỳ hạn của nguồn vốn. Kiểm soát

chênh lệch kỳ hạn định giá lại trong phạm vi cho phép.

-Ngân hàng đang hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định, quy trình quản trị rủi ro

lãi suất trên sổ Ngân hàng theo thông lệ quốc tế.

Tháng 03/2006, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã thành lập phòng

quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp để theo dõi các rủi ro trong hoạt động và rủi ro thị trường, với chức năng chính là phát triển các chính sách, thủ tục và hệ thống cảnh báo sớm đối với các rủi ro trong hoạt động và rủi ro thị trường. (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2006)

Để giảm thiểu rủi ro lãi suất, phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO và phòng đầu tư

dựa trên các thơng tin thị trường mới nhất để phân tích các thay đổi về tỷ lệ lãi suất dựa trên kinh nghiệm của chuyên viên, và thường áp dụng lãi suất thả nỗi đối với các khoản cho vay trung và dài hạn, thậm chí tùy tình hình biến động của lãi suất trên thị trường có thể áp dụng cả lãi suất thả nỗi đối với các khoản cho vay ngắn hạn.

Kể từ ngày 2/4/2011, ngân hàng áp dụng cơ chế luân chuyển vốn nội bộ FTP khớp kỳ hạn theo thông lệ quốc tế, mua bán vốn chi tiết đến từng giao dịch. Tùy theo định

hướng hoạt động của Ngân hàng và diễn biến thị trường, Trụ sở chính có thể thay đổi giá mua bán vốn đối với từng đối tượng khách hàng/ từng sản phẩm,… nhằm đưa ra tín hiệu về tài chính để đơn vị kinh doanh xác định lãi suất cho vay/ huy động đối với từng giao

dịch. (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2011)

Ngày 03/01/2012, tại hội sở chính Ngân Hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam đã thành lập khối Quản lý rủi ro riêng biệt, thành lập phịng kiểm sốt và phê duyệt tín dụng.

Đồng thời đổi tên phịng ALCO thành phòng Quản lý cân đối vốn và kế hoạch tài chính.

Một bộ máy quản trị rủi ro vững chắc, cân bằng lợi nhuận mục tiêu và rủi ro, thực hiện khống chế, kiểm soát, quản trị nội bộ, quan trị rủi ro mọi hoạt động tốt và hiệu quả, đảm

bảo rủi ro ở mức thấp nhất là cấu phần quan trọng cho một mơ hình hoạt động kinh doanh thành công, theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2012)

Phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO định kỳ họp hàng tháng và đột xuất để đề ra các giải pháp về quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ, đồng thời phân tích dự báo các kịch bản để chủ động đối phó với các tình huống biến động của thị trường, đồng thời chuẩn bị báo cáo về các chỉ số tài chính và tỷ lệ an tồn theo yêu cầu của ban điều hành và Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Trong năm 2012 Ngân hàng đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống phần mềm

Quản trị Tài sản Nợ - Có (ALM) chạy đến cấp độ giao dịch theo thông lệ quốc tế, cung

cấp tự động các báo cáo chênh lệch kỳ hạn định giá lại theo kỳ hạn danh nghĩa và theo hành vi ứng xử, các báo cáo phân tích kịch bản tăng/ giảm lãi suất,… nhằm hỗ trợ công tác quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng.

Định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất Hội đồng quản trị luôn cập nhật báo cáo

rủi ro lãi suất từ ban giám giám đốc nhằm hiểu rõ bản chất và mức độ rủi ro lãi suất của

ngân hàng. Từ những thông tin báo cáo rủi ro lãi suất, Hội đồng quản trị đưa ra phương

hướng điều hành phù hợp. Sau đây là Sơ đồ tổ chức, mơ hình quản trị rủi ro lãi suất tại

Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam.

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt

Nam HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Hội đồng quản lý rủi ro BAN ĐIỀU HÀNH

Ủy ban Quản lý rủi ro

thị trường Ủy ban Quản lý rủi ro tác nghiệp Ủy ban Quản lý rủi ro tín dụng

P. Quản lý rủi ro thị trường tại Hội sở

P. Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Hội sở

P. Quản lý rủi ro tín dụng tại Hội sở BỘ PHẬN

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2013

- Hội đồng quản lý rủi ro: trực thuộc Hội đồng quản trị, thực hiện giám sát tất cả các

loại rủi ro trong tồn ngân hàng, qua đó sẽ có sự khái quát tổng thể về rủi ro, nhằm đưa ra

được các chính sách đồng bộ, hợp lý, hiệu quả nhất.

Hội đồng quản lý rủi ro có nhiệm vụ: Đảm bảo rằng tun bố chính sách rủi ro về mỗi loại rủi ro được chuẩn bị để hội đồng quản trị phê duyệt, chính sách rủi ro đã được

thực hiện nghiêm chỉnh, quản lý nguồn vốn của ngân hàng, xây dựng các hạn mức rủi ro thị trường và tín dụng, quản lý hồ sơ rủi ro tổng thể trong các mảng kinh doanh, rà soát hoạt động của Uỷ ban quản lý rủi ro.

-Uỷ ban quản lý rủi ro: trực thuộc Ban điều hành, có nhiệm vụ: giám sát một cách tích cực quá trình quản trị rủi ro trong ngân hàng, chịu trách nhiệm xây dựng khung quản trị rủi ro.

Ủy ban quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có nhiệm vụ

tham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc ban hành các chiến lược, quy trình, chính

sách liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng.

Ủy ban Quản lý rủi ro có nhiệm vụ phân tích và đưa ra những cảnh báo về mức độ

an toàn của ngân hàng trước những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro và đề xuất những biện pháp phịng ngừa; phân tích quyết định mức độ rủi ro chung của Ngân hàng, thiết lập khẩu vị rủi ro và mức chịu đựng rủi ro của cho các mảng nghiệp vụ cũng như tổng thể hoạt động của Ngân hàng, đồng thời giám sát việc thực thi chính sách này trong Ngân hàng.

Ủy ban Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm xem xét, quyết định việc thay đổi cơ cấu

tổ chức quản lý rủi ro của Ngân hàng để phù hợp với các yêu cầu về quản lý rủi ro của các cơ quan quản lý; phổ biến kiến thức và văn hóa quản lý rủi ro trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Ủy ban Quản lý rủi ro tổ chức họp định kỳ 1- 2 lần/quý hoặc khi có vấn đề phát

sinh thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của Ủy ban cần phải xem xét.

-Phòng quản lý rủi ro tại Hội sở: có trách nhiệm giúp Ban lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ

quản lý, kiểm toán và các cấp quản lý cao hơn rằng công tác quản trị rủi ro lãi suất đã được thực hiện; làm đầu mối, chủ động triển khai vào thực tế, đến các bộ phận, các Chi

nhánh, đơn vị, phịng ban các khâu trong q trình quản lý rủi ro của ngân hàng.

-Phòng quản lý rủi ro chi nhánh: Giúp Ban giám đốc Chi nhánh thực hiện quản lý rủi ro, thực hiện các báo cáo liên quan đến quản lý rủi ro.Triển khai hoạt động quản lý rủi ro tại Chi nhánh dưới sự hướng dẫn, giám sát của Phòng quản lý rủi ro Hội sở.

-Bộ phận Kiểm toán: Chức năng kiểm toán nội bộ độc lập với q trình quản trị rủi ro,

nhằm kiểm tra tính hiệu quả của chính sách và khung quản lý rủi ro. Ban kiểm toán cần thực hiện xem xét lại quy trình quản trị rủi ro và phương pháp đo lường nhằm đảm bảo: Tính tn thủ quy trình quản trị rủi ro, Chất lượng, nội dung các phương pháp và kết quả của các phương pháp đó.

Theo chính sách nội bộ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam quản lý rủi ro theo 3 cấp độ:

Hình 2.4: Mơ hình quản lý rủi ro lãi suất theo ba cấp độ tại Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2013 CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG

Kiểm soát và tự đánh giá Tất cả nhân viên

QUẢN LÝ THEO CHỨC NĂNG VÀ GIÁM SÁT TUÂN THỦ Xây dựng và kiểm soát các tiêu chuẩn Các bộ phận chuyên trách, quản trị tuân

thủ và pháp chế

BỘ PHẬN KIỂM TOÁN NỘI BỘ Kiểm tra/ thanh tra

Các cán bộ kiểm toán nội bộ

Xác định, đưa ra giải pháp khắc phục và quản lý rủi ro. Tuân thủ với các tiêu chuẩn và chính sách. Thiết lập các tiêu chí, tiêu chuẩn và chính sách.

Đảm bảo việc thực thi

các chính sách cũng như chất lượng của các tiêu chuẩn đề ra.

Thanh tra, kiểm tra

mang tính độc lập.

Kiểm tra hàng ngày sử

dụng các công cụ tự đánh giá.

Đảm bảo việc thực

hiện yêu cầu về tuân thủ.

Kiểm tra chất lượng thực hiện việc kiểm sốt.

Thanh tra, kiểm tra

tồn bộ quá trình quản trị rủi ro.

2.3.4 Vai trò cơ chế quản lý vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong quản trị rủi ro lãi suất Nam trong quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)