3.2 Một số giải pháp hoàn hiện quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương
3.2.1.1 Phòng ngừa rủi ro lãi suất
Sử dụng cơng cụ phái sinh phổ biến trong phịng ngừa rủi ro lãi suất tại các ngân hàng. Các cơng cụ phái sinh được sử dụng để phịng ngừa rủi ro lãi suất theo các chiến
lược sau:
Phòng ngừa rủi ro lãi suất
Nhận diện, phân loại rủi ro lãi suất
Đo lường rủi ro lãi suất
Giám sát rủi ro lãi suất Kiểm soát rủi ro lãi suất
Ngân hàng sử dụng công cụ phái sinh để tiến hành phòng ngừa rủi ro cho từng bộ phận tài sản một cách riêng biệt. Cách phòng ngừa này cịn gọi là phịng ngừa vi mơ.
Ngân hàng sử dụng cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro do sự không cân xứng về thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản. Cách phòng ngừa này còn gọi là phịng
ngừa vĩ mơ.
Khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển đến một giai đoạn nhất định nào đó.
3.2.1.2 Nhận diện và phân loại rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, ngân hàng với những hoạt động nghiệp vụ, các sản phẩm ngày càng đa dạng. Vì vậy, ngân hàng cần dự đốn
những nguy cơ rủi ro lãi suất có thể xảy ra trong từng hoạt động nghiệp vụ để nhận dạng
đúng, chính xác rủi ro lãi suất, để từ đó có phương án quản trị phù hợp. Cụ thể nhận diện
rủi ro lãi suất thơng qua việc tính khe hở nhạy cảm lãi suất; xem xét không cân xứng kỳ hạn giữa Tài sản và Nợ, xem xét khối lượng giữa nguồn vốn huy động và sử dụng ngồn vốn đó, xem xét mức độ biến động của lãi suất trên thị trường so với lãi suất mà ngân
hàng kỳ vọng.
3.2.1.3 Đo lường rủi ro lãi suất
Hiện tại ngân hàng đang đo lường rủi ro lãi suất theo phương pháp phương định
giá lại. Phương pháp này không phải là phương pháp tối ưu trên thế giới và có nhiều
nhược điểm. Ngân hàng nên nghiên cứu triển khai phương pháp đo lường rủi ro lãi suất theo mơ hình thời lượng. Mơ hình thời lượng rất hữu ích, cho biết một điều rất quan trọng là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu sẽ thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi.
Ngân hàng TMCP cơng thương việt nam có thể kết hợp phương pháp đo lường rủi ro lãi suất theo mơ hình kỳ hạn đến hạn và mơ hình thời lượng. Sau đây là ví dụ cơ bản
đo lường rủi ro lãi suất theo mơ hình kỳ hạn đến hạn và mơ hình thời lượng.
-Đo lường rủi ro lãi suất theo mơ hình kỳ hạn đến hạn
Giả định bảng cân đối của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam như sau: Bảng 3.1:Giả định trạng thái ban đầu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam khi lãi suất thị trường chưa thay đổi, giá trị tài sản trong bảng cân đối được
tính theo giá trị thị trường.
ĐVT: Trăm triệu đồng
Tài sản có kỳ hạn dài (A) 100.000 Nợ có kỳ hạn ngắn (L) 80.000
Vốn tự có (E) 20.000
Cộng 100.000 Cộng 100.000
Giả sử tài sản của ngân hàng 100.000 được đầu tư vào trái phiếu có kỳ hạn 3 năm,
mức lợi tức cố định 10%/năm. Nợ 80.000 là vốn huy động kỳ hạn một năm, mức lãi suất huy động cố định là 10%/năm. Để đơn giản, giả định lãi suất huy động và lãi
suất cho vay bằng nhau.
Khi lãi suất thị trường tăng 1%, trạng thái bảng cân đối thay đổi như sau:
+ Sự thay đổi của tài sản (giá trị thị trường của trái phiếu):
PA = 10.000/(1+0,11)1 + 10.000/(1+0,11)2 + 10.000/(1+0,11)3 + 100.000/(1+0,11)3 = 97.556,29
∆ PA = 97.556,29 – 100.000 = - 2.443.71, tức là -2,44%
+ Sự thay đổi của nợ (giá trị thị trường của vốn huy động):
PL = 8.000/(1+0,11)1 + 80.000/(1+0,11)1 = 79.279,28
∆ PL = 79.279,28– 80.000 = - 720,72, tức là -0,90%
+ Sự thay đổi của vốn tự có:
PE = 97.556,29 - 79.279,28 = 18.277,01
∆ PE = 18.277,01– 20.000 = - 1.722,99, tức là -8,61
Khi lãi suất thị trường tăng 1% làm cho giá trị thị trường tài sản giảm 2,44%, từ 100.000 xuống cịn 87.556,29; Nợ có thời hạn ngắn hơn, nên mức nhạy cảm với lãi suất nhẹ hơn, nợ chỉ giảm 0,90%, từ 80.000 xuống còn 79.279,28; vốn tự có giảm 8,61% từ 20.000 xuống cịn 18.277,01. cân đối tài sản sau khi lãi suất thị trường tăng 1% như sau:
Bảng 3.2: Bảng cân đối tài sản Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam sau khi lãi suất thị trường tăng 1%.
ĐVT: Trăm triệu đồng
TÀI SẢN CÓ TÀI SẢN NỢ
Tài sản có kỳ hạn dài (A) 97.556,29 Nợ có kỳ hạn ngắn (L) 79.279,28 Vốn tự có (E) 18.277,01
Mơ hình kỳ hạn đến hạn được kết hợp tốt nhất để phòng ngừa rủi ro lãi suất là cân xứng kỳ hạn giữa Tài sản và Nợ. Trên đây chỉ là ví vụ cơ bản, việc áp dụng thực tế tại
Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam cịn phụ thuộc vào yếu có cơng nghệ thơng thơng tin của ngân hàng có hỗ trợ tối ưu trong việc xác định kỳ hạn đến hạn của từng Tài sản và Nợ.
-Đo lường rủi ro lãi suất theo mơ hình thời lượng
Giả định bảng cân đối của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam như sau: Bảng 3.3: Giả định trạng thái ban đầu của bảng cân đối Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam khi lãi suất thị trường chưa thay đổi, giá trị tài sản trong bảng cân
đối được tính theo giá trị thị trường.
ĐVT: Trăm triệu đồng
TÀI SẢN CÓ TÀI SẢN NỢ
Tài sản có kỳ hạn dài (A) 100.000 Nợ có kỳ hạn ngắn (L) 80.000
Vốn tự có (E) 20.000
Cộng 100.000 Cộng 100.000
Giả sử nhà quản trị tính được rằng DA = 5 năm và DL = 3 năm, và dự đoán lãi suất sẽ
tăng 1%, từ 10% lên 11%. Như vậy, giá trị vốn tự có của ngân hàng thay đồi như sau:
∆E = - (DA - DL. k). A. ∆r/(1 + r)
= - ( 5 - 3. 0,8). 100.000. (0,01/1,1) = -2.364 %∆E = (2.364/ 20.000). 100% = 11,82%
Như vậy, nếu lãi suất thị trường tăng lên 1% thì giá trị vốn tự có của ngân hàng giảm sút 11,82%, ngân hàng bị thiệt 2.364. Tài sản và nợ cũng thay đổi.
Tài sản thay đổi:
∆A/A = -DA. ∆r/(1 + r) = - 5. (0,01/1,1) = - 4,54%.
∆A = 4.545
Nợ thay đổi:
∆L/L = -DL. ∆r/(1 + r) = - 3. (0,01/1,1) = - 2,27%.
∆A = 2.181
Bảng 3.4: Trạng thái bảng cân đối Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam sau khi lãi suất tăng 1%
TÀI SẢN CĨ TÀI SẢN NỢ
Tài sản có kỳ hạn dài (A) 95.455 Nợ có kỳ hạn ngắn (L) 77.819 Vốn tự có (E) 17.636
Cộng 95.455 Cộng 95.455
Nhận xét đo lường rủi ro lãi suất theo mơ hình thời lượng:
- Chênh lệch giữa thời lượng tài sản và nợ được điều chỉnh bởi tỷ lệ đòn bảy (k) phản ánh sự không cân xứng về thời lượng của hai vế trong bảng cân đối tài sản ngân
hàng. Chên lệch thời lượng càng lớn thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất càng cao.
- Quy mô ngân hàng thể hiện bằng tổng tài sản A; quy mơ càng lớn thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất càng cao.
- Mức độ thay đổi lãi suất ∆r/(1 + r) càng nhiều thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với lãi suất càng cao.
- Mức độ thay đổi của vốn tự có cũng được đo lường.
- Để phòng chống rủi ro lãi suất, nhà quản trị ngân hàng phải điều chỉnh sao cho
chênh lệch thời lượng bằng 0. Vì đó là nhân tố duy nhất được đặt dưới sự kiểm soát của ngân hàng. Vấn đề khó khăn là hệ số địn bẩy (k) ln khác 1 vì đặc trưng hoạt
động của ngân hàng thương mại là tổng tài sản A luôn lớn hơn tổng nợ L. Do đó,
nhà quản trị thường dùng một trong ba cách sau:
o Điều chỉnh DA để bằng giá trị DL (k đã được xác định trước)
o Điều chỉnh cả DA và DL để có DA = DL.k (k đã được xác định trước)
o Cố định DA, đồng thời điều chỉnh cả DL và k
3.2.1.4 Giám sát, kiểm soát rủi ro lãi suất
Một là: Tăng cường sự giám sát rủi ro lãi suất của nhà quản trị ngân hàng, xác
định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của phòng ban, cá nhân liên quan.
Trách nhiệm của Hội đồng quản trị ngân hàng là phê chuẩn những chính sách và
chiến lược quản trị rủi ro lãi suất và đảm bảo rằng cấp quản lý trung gian thực hiện những bước cần thiết để giám sát và quản lý rủi ro. Ban quản trị phải được thông báo một cách thường xuyên về tình trạng rủi ro lãi suất để có thể đánh giá được việc kiểm soát và giám sát rủi ro.
Cấp quản lý trung gian đảm bảo: Cấu trúc kinh doanh và mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng được quản lý một cách hiệu quả; Đảm bảo thực hiện những chính sách và quy
định thích hợp đã được thiết lập để hạn chế rủi ro; Thực hiện đúng hệ thống đo lường và
kiểm soát rủi ro đã được thiết lập
Ngân hàng phải: Xác định trách nhiệm rõ ràng của từng cá nhân và tập thể trong
việc quản trị rủi ro lãi suất; Đảm bảo có sự tách biệt rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân và tập thể trong quản trị rủi ro lãi suất; Đảm bảo rằng có sự tách biệt hợp lý về trách
nhiệm trong từng khâu của quy trình quản trị rủi ro lãi suất.
Hai là: Hồn thiện quy trình nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm sốt, phịng
ngừa rủi ro lãi suất.
Bộ phận quản lý rủi ro lãi suất phải nắm bắt được những thông tin về rủi ro lãi suất và đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi lãi suất trong phạm vị hoạt động của ngân
hàng. Giám đốc quản lý rủi ro, Tổng Giám Đốc và Hội đồng quản trị của ngân hàng phải hiểu một cách rõ ràng những giả định khi đo lường rủi ro.
Xây dựng bộ phận quản lý rủi ro lãi suất hoàn toàn độc lập với những bộ phận
kinh doanh, bộ phận đánh giá độc lập. Bộ phận này báo cáo tình trạng rủi ro lãi suất trực tiếp đến Tổng Giám Đốc và Hội đồng quản trị của ngân hàng.
Bộ phận quản lý rủi ro lãi suất phải là một bộ phận độc lập không tham gia vào q trình tạo ra rủi ro, có chức năng: nhận diện và phát hiện rủi ro, đo lường, giám sát và kiểm sốt, phịng ngừa rủi ro lãi suất. Đồng thời lập các báo cáo phân tích và đánh giá các mức độ rủi ro lãi suất trên cơ sở các chỉ tiêu, tiêu thức đã được xây dựng và thông qua Ủy ban quản lý rủi ro.
Ủy ban quản lý rủi ro phải thiết lập và đặt ra những giới hạn hoạt động và quy định để duy trì mức độ rủi ro lãi suất phù hợp với chính sách hoạt động kinh doanh, quy
mơ của ngân hàng.
Ngân hàng nên đo lường thiệt hại trong trường hợp xấu nhất và trường hợp giả định bị sai và dựa trên những trường hợp này để thiết lập những chính sách hạn chế rủi ro
lãi suất.
Ngân hàng cần đầu tư hệ thống thơng tin thích hợp cho việc đo lường, giám sát,
kiểm sốt cũng như báo cáo tình trạng rủi ro lãi suất. Báo cáo phải được cung cấp kịp
Ba là: Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.
Ngân hàng phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp trong quy trình quản trị rủi ro lãi suất. Yếu tố quan trọng của hệ thống kiểm sốt nơi bộ bao gồm sự kiểm tra một cách độc lập, thường xuyên và đánh giá tính hiệu quả của hệ thống và đảm bảo
rằng có sự xét duyệt lại cũng như những cải thiện đối với hệ thống kiểm soát nội bộ khi cần thiết. Kết quả của những đánh giá lại phải được trình cho nhà chức trách.
3.2.2. Nâng cao trình độ nhận thức nhà quản lý về rủi ro lãi suất
Nâng cao nhận thức của lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên bằng cách tổ
chức các chương trình đào tạo chun mơn, kiến thức về quản trị rủi ro. Với các chương trình đào tạo này khơng những nâng cao được nhận thức của đội ngũ cán bộ công nhân
viên ngân hàng mà cịn nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn về quản trị rủi ro lãi
suất. Để có đội ngũ nhân viên có năng lực thì ngay từ khâu tuyển dụng, ngân hàng phải
có chính sách tuyển dụng hợp lý để có thể tuyển dụng được những cán bộ giỏi về nghiệp vụ, tốt về tư duy. Ngân hàng nên có kế hoạch đào tạo sâu theo từng lĩnh vực cho những
cán bộ công nhân viên tuỳ thuộc vào trình độ chun mơn của họ. Xây dựng bộ phận
chuyên trách thực hiện công tác quản trị rủi ro và cụ thể là quản trị rủi ro lãi suất.
3.2.3 Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng
Quản trị rủi ro thị trường nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng đối với một ngân hàng có ý nghĩa quan trọng, nó là một mắt xích khơng thể thiếu trong chuỗi quản trị chiến lược tổng thể của ngân hàng. Tuy nhiên quản trị rủi ro thị trường là một cơng việc có độ phức tạp cao bởi sự non trẻ của thị trường tài chính Việt Nam và sự biến động khó lường của các yếu tố thị trường gây nên. Do vậy, để quản trị rủi ro lãi suất tốt ngoài một số vấn đề cần cải thiện về mặt cơ cấu tổ chức và hoàn thiện thêm về mặt khung cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ, địi hỏi phải có hệ thống phần mềm hỗ trợ mới đảm bảo
đạt được hiệu quả cao. Cụ thể Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần phải trang
bị Module quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động của ngân hàng.
Kinh nghiệm từ các ngân hàng lớn như HSBC, Calyon cho thấy: hệ thống quản trị rủi ro hiện đại trên cơ sở ứng dụng phần mềm cơng nghệ thơng tin chính là một trong
những cơ sở để họ có thể phát triển thành những ngân hàng hàng đầu trên thế giới. Việc
ứng dụng các giải pháp phần mềm tiên tiến sẽ giúp cho các ngân hàng kịp thời có được
chính xác tương đối cao. Ngồi ra cịn tiết kiệm thời gian, các chi phí thủ cơng khác phát sinh trong quy trình quản trị rủi ro lãi suất. Do đó, ngân hàng nên đầu tư trang bị phần
mềm quản trị rủi ro lãi suất, cụ thể là Module quản trị rủi ro lãi suất.
3.3 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước có chức năng kiểm soát các hoạt động của hệ thống ngân
hàng, thiết lập các chuẩn mực cho toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cần từng bước đưa ra các quy định hợp lý cho thị trường hiện tại. Để che chắn các rủi ro lãi
suất thì sản phẩm phái sinh là một công cụ rất hữu hiệu nhưng các NHTM vẫn cần phải xin phép Ngân hàng Nhà nước để sử dụng nó. Ngân hàng Nhà nước quản lý toàn bộ hệ
thống các NHTM bằng các văn bản pháp quy mà có lẽ là can thiệp hơi sâu vào hoạt động của NHTM.
Ngân hàng Nhà nước nên can thiệp vào thị trường thơng qua các chính sách tài chính, các công cụ gián tiếp của Ngân hàng Nhà nước như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thị trường mở, thay đổi lãi suất tái chiết khấu, không nên can thiệp vào thị trường bằng các cơng cụ mang tính chất hành chính.
Cho phép các NHTM từng bước được sử dụng các sản phẩm phái sinh, các công
cụ hiện đại trên thị trường để che chắn rủi ro lãi suất. Ủng hộ việc hiện đại hố ngân hàng vì nó sẽ giúp các nhà quản trị quản trị rủi ro lãi suất dễ dàng hơn. Mở rộng các hình thức cho vay cũng như việc dùng lãi suất thả nổi tương xứng với sự thay đổi của thị trường.
3.3.1 Lành mạnh hóa thị trường tài chính Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước cần lắng nghe phản ứng của thị trường và cần thu thập
những phản ứng, ảnh hưởng từ phía thị trường mỗi khi có những thay đổi về chính sách tiền tệ để có cơ sở đánh giá chính xác tác động của những thay đổi chính sách này đến
những thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro lãi suất.
Minh bạch chính sách tiền tệ, tạo niềm tin chính sách: các chính sách tiền tệ của