Bài học kinh nghiệm về việc vận dụng BSC để nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard BSC) để nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần pymepharco chi nhánh miền nam (Trang 35 - 37)

6. Kết cấu của nghiên cứu

1.3. Mối liên hệ giữa BSC và năng lực cạnh tranh

1.3.2. Bài học kinh nghiệm về việc vận dụng BSC để nâng cao năng lực cạnh tranh

1.3.2.1. Tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng việc sử dụng BSC (nghiên cứu của Liu Nan và Jiang Taiyuan, 2010)

Nghiên cứu này đưa ra những chỉ dẫn và những lời khuyên hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dự định áp dụng BSC để tăng cường năng lực cạnh tranh tổng thể hoặc đang khảo sát hệ thống quản lý hiệu suất của mình.

Theo Liu Nan và Jiang Taiyuan, một định nghĩa tiêu biểu của BSC là một chuỗi các chỉ số đánh giá hiệu suất cho phép thực hiện chiến lược quản lý và đáp ứng với cạnh tranh, thị trường và những thay đổi trong môi trường công nghệ.

Trong thời đại thông tin và tri thức ngày nay, tất cả các doanh nghiệp – dù lớn hay nhỏ – đều cố gắng hơn bao giờ hết nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cốt lõi để theo kịp sự tiến bộ của công nghệ thông tin, để vượt qua các đối thủ cạnh tranh hùng mạnh và để có thể đáp ứng được với những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp tồn tại và hoạt động trong một môi trường đầy cạnh tranh và cũng đầy những đổi thay, trong khi hệ thống đánh giá hiệu suất hoạt động được xây dựng chủ yếu dựa trên các chỉ số tài chính đã khơng cịn phù hợp, chỉ cho thấy được những gì đã xảy ra trong q khứ, khơng có khả năng chỉ ra năng lực cạnh tranh trong tương lai của tổ chức. Các phương pháp đánh giá như thế được nhận xét là khơng có liên quan chặt chẽ và thậm chí là tách rời hồn tồn với chiến lược kinh doanh, chỉ khu trú sự quản lý vào những mục tiêu ngắn hạn. Trong khi đó, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp cần khai thác tối đa các nguồn lực của mình như nguồn nhân lực, tài sản vơ hình…, cũng như tăng cường hiệu quả trong quản lý – đánh giá hiệu suất hoạt động hay nhắm đến mục tiêu dài hạn là sự thỏa mãn của khách hàng...

Ngày nay, năng lực cạnh tranh khơng chỉ được nhìn nhận, đánh giá hồn tồn trên các chỉ số trong các báo cáo tài chính, mà phải trên cơ sở tích hợp tồn diện các yếu tố kể trên trong mối quan hệ chặt chẽ. Một ví dụ cụ thể, cải tiến quy trình kinh doanh nội bộ sẽ cải thiện sự thỏa mãn của khách hàng, đến lượt mình, sự thỏa mãn của khách hàng tăng lên sẽ cải thiện các kết quả tài chính… Và với BSC, việc đưa ra các chỉ số đo lường mới đã mang lại hiệu suất trong tương lai như là một công cụ khắc phục những bất cập của việc đánh giá chỉ thuần dựa trên các chỉ số tài chính. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp nên hồn thiện chiến lược kinh doanh, tích hợp và tối ưu hóa các nguồn lực bên trong để tăng cường năng lực và sức mạnh của tổ chức song song với việc sử dụng một công cụ đánh giá đầy đủ và phù hợp – BSC.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard BSC) để nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần pymepharco chi nhánh miền nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)