Hiệu quả của việc áp dụng khái niệm BSC đến năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard BSC) để nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần pymepharco chi nhánh miền nam (Trang 37)

6. Kết cấu của nghiên cứu

1.3. Mối liên hệ giữa BSC và năng lực cạnh tranh

1.3.2.2. Hiệu quả của việc áp dụng khái niệm BSC đến năng lực cạnh tranh

các cơng ty chăm sóc sức khỏe (nghiên cứu của Inese Mavlutova và Santa Babauska, 2013)

Nghiên cứu này chỉ ra rằng việc sử dụng BSC cho phép các doanh nghiệp tập trung vào những điều quan trọng nhất đối với tổ chức của mình và đo lường được sự thành cơng. Bên cạnh đó, BSC là một cơng cụ cho phép thực hiện sự đối chiếu, so sánh, ra quyết định, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức – cạnh-tranh- dựa-trên-giá-trị (giá trị cung cấp cho khách hàng – value-based competition).

Theo Inese Mavlutova và Santa Babauska, năng lực cạnh tranh là một công cụ đối chiếu quản lý chiến lược, cho thấy hiệu suất hiện tại của doanh nghiệp và khả năng hơn nữa để cạnh tranh trong một thị trường nhất định. Năng lực cạnh tranh là sự linh hoạt và khả năng duy trì hoặc cải thiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường cụ thể. Để cạnh tranh, các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực, vật lực và cả tài sản vơ hình, trong đó tài sản vơ hình là một khía cạnh vơ cùng quan trọng trong viêc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, để thích ứng với những thay đổi liên tục từ môi trường nội bộ và cả bên ngoài doanh nghiệp. Và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh là thực hiện tất cả các hoạt động nhằm cải thiện giá trị dành cho khách hàng. Điều này không chỉ được đánh giá dựa trên các chỉ số tài chính mà cần được bổ sung thêm các khía cạnh khác, và BSC đã thực hiện vai trị ấy – nó kết hợp trong mình bốn khía cạnh quan trọng, cần thiết cho một tổ chức để cạnh tranh: yếu tố tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, khía cạnh học hỏi và phát triển của tổ chức. Một lần nữa khẳng định BSC là một hệ thống hỗ trợ quản lý doanh nghiệp trong việc dẫn dắt các quy trình hoạt động và những sự thay đổi quan trọng để cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Để cạnh tranh, mỗi công ty cần phải phát triển hệ thống đo lường hiệu suất chịu trách nhiệm cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ trong ngắn hạn mà cịn cả trong dài hạn. BSC có thể được sử dụng để đạt được những cải tiến quan trọng trong việc thay đổi vị trí năng lực cạnh tranh bởi vì nó giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị trong những quy trình nội bộ của mình, đóng góp vào sự thỏa mãn của khách hàng và định vị sản phẩm thông qua việc cải tiến hoạt

động tổng thể của doanh nghiệp. Thêm vào đó, BSC khơng chỉ cho phép đánh giá hiệu suất hiện tại, mà cịn chỉ ra những cải tiến có ý nghĩa trong tương lai.

1.3.2.3. Balanced scorecard: Một công cụ đo lƣờng lợi thế cạnh tranh của các cảng – tập trung vào các cảng container (nghiên cứu của Ali Dibandri và Homayoun Yousefi, 2011)

Nghiên cứu đề cập đến việc làm sáng tỏ vai trò của BSC – chuyển chiến lược thành hành động và triển khai BSC như một công cụ giúp đo lường lợi thế cạnh tranh. Theo Ali Dibandri và Homayoun Yousefi, quan điểm dựa trên nguồn lực (resource – based view – RBV) là một phương pháp phân tích và nhận diện những lợi thế chiến lược của tổ chức dựa trên việc xem xét sự kết hợp nhất định các tài sản hữu hình, các tài sản vơ hình và khả năng của tổ chức (kỹ năng, năng lực...). Đây là một sự tích hợp nhiều nguồn lực để duy trì lợi thế cạnh tranh, từ đó xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Quan điểm kết hợp này cũng chính là điểm cốt lõi – quan

điểm cân bằng của phương pháp BSC. Thay vì chỉ tập trung vào việc đầu tư cho

chiến lược riêng lẻ, BSC duy trì lập trường hướng ra bên ngồi và hướng đến tương lai. Chính điều này đã tạo nên quy trình mang tính hệ thống trong việc liên tục duy trì và đảm bảo những lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả và năng suất hoạt động.

1.3.2.4. Nghiên cứu khác

Sự phát triển bền vững có quan hệ mật thiết với năng lực cạnh tranh. Sở dĩ vậy vì năng lực cạnh tranh chính là việc duy trì lâu dài, bền vững các lợi thế cạnh tranh, mặt khác, lợi thế cạnh tranh cũng là một yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Tại hội thảo “Balanced Scorecard cho phát triển bền vững” do Viện Marketing và Quản trị Việt Nam (VMI) tổ chức trong tháng 5/2011, ông Alan Fell, chuyên gia BSC được Viện BSC quốc tế công nhận, đã đưa ra kết quả nghiên cứu về hiệu quả áp dụng BSC với các doanh nghiệp trên thế giới. Có 70% số doanh nghiệp áp dụng BSC đạt “kết quả đột phá” hoặc “tốt hơn những cơng ty cùng nhóm”. Trong khi đó, có tới 43% doanh nghiệp không áp dụng BSC “đạt kết quả kém hơn cơng ty cùng nhóm” hoặc “hiệu quả kinh doanh không bền vững” (Trần Thị Hương, 2011, trang 36).

1.3.3. Những kết luận quan trọng rút ra từ các nghiên cứu đã trình bày và ý nghĩa thực tiễn của chúng đối với CTCP Pymepharco nghĩa thực tiễn của chúng đối với CTCP Pymepharco

Những nghiên cứu kết hợp những bài học kinh nghiệm đã phần nào làm rõ vai trò của BSC trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tổ chức. BSC đã chú trọng, tập trung vào những mặt cốt lõi, giúp các tổ chức tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh, từ đó hình thành và tăng cường năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện đại với vô vàn những biến động và sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Những yếu tố mà BSC nhấn mạnh bao gồm:

- Sự cân bằng và hiệu quả trong thực thi chiến lược, trong quản lý và đánh giá việc thực thi ấy.

- Giá trị của các tài sản vơ hình – điều mang lại lợi thế vô cùng to lớn trong cạnh tranh hiện nay. Điều này thể hiện qua ba khía cạnh cịn lại của BSC: Khách hàng; Quy trình nội bộ; Đào tạo và phát triển.

- Khai thác tối đa các điểm mạnh, các lợi thế cốt yếu giúp nâng cao giá trị khách

hàng, từ đó đảm bảo việc duy trì lợi thế cạnh tranh, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Lập trường hướng ra bên ngoài (chuyển từ khía cạnh Quy trình nội bộ sang khía cạnh Khách hàng) và hướng về tương lai (cân bằng giữa kết quả tài chính ngắn hạn và những thành quả trong tương lai)…

Chính từ những phân tích trên mà BSC nên được nhìn nhận là một cơng cụ cơ bản

của chiến lược cạnh tranh (Inese Mavlutova and Santa Babauska, 2013, p. 1094).

Những kết luận về sự cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh từ việc vận dụng BSC của các tổ chức trên đã mang lại cái nhìn và định hướng mới cho CTCP Pymepharco – Chi nhánh miền Nam trong việc quản lý thực thi chiến lược của mình để có thể tồn tại và phát triển tốt trong mơi trường cạnh tranh hiện nay. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Dược phẩm, Pymepharco chịu nhiều sức ép cạnh tranh, khơng chỉ từ các tập đồn đa quốc gia với sản phẩm chất lượng cao, thương hiệu được khẳng định và quy trình quản lý chuyên nghiệp, hiện đại, mà cịn từ các cơng ty trong nước đang ngày càng lớn mạnh, dần khẳng

định vị thế của mình. Chính vì thế, cơng cụ BSC với những điểm cốt yếu, quan trọng – cũng chính là những điểm Pymepharco cịn yếu kém, thiếu sót hoặc mức độ tập trung chưa tương xứng – thực sự là giải pháp phù hợp, giúp công ty định hướng chiến lược và gia tăng hiệu quả trong việc thực thi chiến lược ấy, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tổng kết chƣơng 1

BSC là một hệ thống do Kaplan và Norton sáng lập từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lược của một tổ chức thành những mục tiêu, thước đo cụ thể trong bốn khía cạnh: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Đào tạo và phát triển nhân viên. Trong một tổ chức, BSC vừa là một hệ thống đo lường, vừa là một hệ thống quản lý chiến lược, đồng thời BSC cũng là một công cụ giao tiếp (thông qua các Bản đồ chiến lược). Trong thời đại kinh doanh hiện nay, các phương pháp đo lường truyền thống bộc lộ rõ những hạn chế: chỉ dựa vào những chỉ số tài chính cũng như khơng đánh giá đúng tầm quan trọng của việc tạo ra giá trị từ các tài sản vơ hình, chính vì thế mà sự ra đời của BSC đã khắc phục những hạn chế này. Đây thực sự là một công cụ đo lường kết quả hoạt động và quản lý thực thi chiến lược hiệu quả, thơng qua rất nhiều những lợi ích.

Việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa BSC và năng lực cạnh tranh cũng như một số bài học kinh nghiệm từ việc vận dụng BSC nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đã tạo lập định hướng và phương pháp luận, cho thấy những điểm cốt yếu mà BSC chú trọng cũng như những lợi ích mà việc vận dụng BSC đem lại. Nhìn lại thực tế tình hình hoạt động và định hướng phát triển của CTCP Pymepharco – Chi nhánh miền Nam, những điểm BSC đề cập cũng chính là những hạn chế, thiếu sót của cơng ty, đồng thời những kết quả, lợi ích có được từ các tổ chức đã vận dụng thành cơng BSC cũng chính là những gì mà Pymepharco hướng đến. Chính vì thế, BSC thực sự là giải pháp hiệu quả cho Pymepharco trên chặng đường hoàn thiện và phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường Dược phẩm.

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH, THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CƠNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI CTCP PYMEPHARCO

2.1. Giới thiệu chung về Pymepharco 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Pymepharco được thành lập vào ngày 23 tháng 07 năm 1989 với nhiệm vụ sản xuất dược phẩm, kinh doanh thuốc và vật tư thiết bị y tế. Năm 1993, Công ty thành lập

Chi nhánh miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và Chi nhánh này chịu trách

nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh khắp 23 tỉnh thành phía Nam.

Ngày 21/09/1993 Cơng ty được Bộ thương mại cấp phép xuất nhập khẩu trực tiếp chuyên ngành về y dược. Đây là mốc quan trọng làm cơ sở cho việc phát triển kinh doanh và mở rộng quan hệ quốc tế. Công ty hoạt động trong cả nước với các trung tâm và cửa hàng giới thiệu sản phẩm rất hiệu quả. Liên kết, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước, mở rộng thị phần trong nước và xuất khẩu. Cơng ty có quan hệ thương mại với các nhà sản xuất, phân phối dược phẩm có uy tín của trên 20 quốc gia trên thế giới.

Đầu tháng 10/2003, Nhà máy dược phẩm Pymepharco đạt tiêu chuẩn GMP chính thức đi vào hoạt động với ba phân xưởng Beta-lactam, Non-Beta-lactam, Viêm nang mềm. Với phương châm chính sách chất lượng cao, ổn định và đồng nhất, Pymepharco hướng tới hiệu quả tối ưu, do đó đã đầu tư trang bị hệ thống máy móc hiện đại và công nghệ tiên tiến, cũng như tập trung một lực lượng cán bộ khoa học đủ năng lực, trình độ chun mơn cao. Pymepharco là nhà sản xuất nhượng quyền của các cơng ty dược phẩm uy tín như: Bỉ, Pháp, Ý, Brazil… và đặc biệt là công ty Stada – Cộng hòa liên bang Đức.

Năm 2005, Pymepharco tiên phong trong thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, là nhà sản xuất Dược phẩm đầu tiên của Việt Nam được Cục Quản lý Dược cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn WHO – GMP (ngày 17/01/2006).

Ngày 23 tháng 04 năm 2006 Cơng ty chính thức chuyển đổi thành Cơng ty Cổ phần Pymepharco, tên giao dịch Pymepharco, viết tắt là PMP LABS. Việc chuyển đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp, đem lại nhiều thuận lợi cho khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng cấp Nhà máy theo tiêu chuẩn GMP Châu Âu (EU – GMP).

Năm 2012, Pymepharco tiên phong trong thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn của Châu Âu, là nhà sản xuất Dược phẩm đầu tiên của Việt Nam được cơ quan Quản lý dược phẩm Châu Âu cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn EU – GMP (ngày 14/01/2013).

Song song đó, Pymepharco đang phối hợp xúc tiến xây dựng đơn vị nghiên cứu và phát triển (R&D) của Công ty Stada (Đức) tại Việt Nam nhằm nghiên cứu và phát triển một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngành y tế. Cùng với các sản phẩm nhập khẩu, các sản phẩm chất lượng cao do Pymepharco sản xuất đã đáp ứng cho nhu cầu ngành y tế, góp phần vào sự phát triển ổn định của ngành dược Việt Nam.

Với kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm qua và tiềm lực vốn có, Cơng ty đã nhận được sự tín nhiệm của nhiều đối tác trong và ngồi nước. Thương hiệu Pymepharco đã tạo được thế vững chắc và có uy thế trong thị trường trong và ngồi nước. Phát huy những thành quả đã đạt được, cơng ty tiếp tục đẩy mạnh dịng sản phẩm Cepha- losporin trong hệ thống cơ cấu sản phẩm. Công ty đang hoạch định những bước đi cần thiết, phát triển thương hiệu Pymepharco cũng như hướng tới việc cung cấp cho cộng đồng những sản phẩm có chất lượng cao và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

2.1.2. Sơ lƣợc tình hình hoạt động kinh doanh và một số thành quả đạt đƣợc

Trải quả 20 năm hoạt động, Chi nhánh miền Nam – CTCP Pymepharco đã thành lập được các chi nhánh cấp hai và các cửa hàng tại khắp 23 tỉnh thành phía Nam. Bên cạnh đó, mạng lưới phân phối cũng được phủ rộng khắp với nhiều showroom, đại lý… Chi nhánh miền Nam đã liên kết với một số công ty Dược phẩm để tăng cường khả năng phân phối thuốc đến các tỉnh thành, như: Công ty Dược và vật tư y tế Đắc Nông, Công ty Dược và vật tư y tế Lâm Đồng, Công ty Dược và vật tư y tế Bến Tre, Công ty An Dương, Công ty Châu Hải…

Năm 2011, doanh thu Chi nhánh miền Nam đạt 331 tỷ (chỉ đạt 84,9% chỉ tiêu doanh thu). Nhưng đến năm 2012, nhờ những thay đổi trong định hướng hoạt động kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường, Chi nhánh miền Nam đã đạt doanh thu 430 tỉ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch 7,5%.

Hiện nay số lượng cán bộ công nhân viên của Chi nhánh miền Nam – CTCP Pyme- pharco là 346, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 25%, tỷ lệ Dược sỹ đại học là 8,7%.

Đến thời điểm này, thương hiệu Pymepharco nằm trong Top 5 doanh nghiệp dược hàng đầu cả nước và chiếm vị trí hàng đầu về kháng sinh Cephalosporin thuốc viên và thuốc tiêm.

Tháng 01/2013, Pymepharco nhận Giấy chứng nhận EU – GMP. Đây được xem là thành quả đáng ghi nhận của tập thể cán bộ – công nhân viên đã nỗ lực phấn đấu không ngừng, tăng cường nội lực, khẳng định thương hiệu Pymepharco, ghi danh Pymepharco trở thành Nhà máy Cephalosporin thuốc viên đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn EU – GMP.

2.1.3. Sứ mệnh – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi – Mục tiêu chiến lƣợc 2.1.3.1. Sứ mệnh

“Vì sức khỏe người Việt Nam mai sau”.

Pymepharco là nhà sản xuất Dược phẩm chất lượng cao. Pymepharco phát triển để thỏa mãn tối đa nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, để tạo dựng một tương lai Việt Nam khỏe mạnh.

2.1.3.2. Tầm nhìn

Pymepharco – cơng ty sản xuất Dược phẩm dẫn đầu thị trường Việt Nam (Top 1). Triết lý kinh doanh: “Vươn tới ưu việt” là tư tưởng chỉ đạo, là mục đích của Pymepharco đối với khách hàng và sản phẩm thơng qua ba tiêu chí:

- Chất lượng cao (Tương đương với thuốc gốc). - Giá thành hợp lý.

2.1.3.3. Giá trị cốt lõi

Danh dự – Khoa học – Tận tụy – Sáng tạo –Tiên phong.

2.1.3.4. Mục tiêu chiến lƣợc

Pymepharco sẽ trở thành công ty Dược phẩm dẫn đầu ngành Dược Việt Nam. Mọi thành viên Pymepharco đều có cơ hội phát triển. Đối tác, khách hàng có sự hài lịng và tín nhiệm.

Cụ thể, đến năm 2020 trở thành công ty Dược phẩm dẫn đầu ngành Dược Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard BSC) để nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần pymepharco chi nhánh miền nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)