Những kết luận quan trọng rút ra từ các nghiên cứu đã trình bày và ý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard BSC) để nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần pymepharco chi nhánh miền nam (Trang 39 - 42)

6. Kết cấu của nghiên cứu

1.3. Mối liên hệ giữa BSC và năng lực cạnh tranh

1.3.3. Những kết luận quan trọng rút ra từ các nghiên cứu đã trình bày và ý

nghĩa thực tiễn của chúng đối với CTCP Pymepharco

Những nghiên cứu kết hợp những bài học kinh nghiệm đã phần nào làm rõ vai trò của BSC trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tổ chức. BSC đã chú trọng, tập trung vào những mặt cốt lõi, giúp các tổ chức tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh, từ đó hình thành và tăng cường năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện đại với vô vàn những biến động và sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Những yếu tố mà BSC nhấn mạnh bao gồm:

- Sự cân bằng và hiệu quả trong thực thi chiến lược, trong quản lý và đánh giá việc thực thi ấy.

- Giá trị của các tài sản vơ hình – điều mang lại lợi thế vô cùng to lớn trong cạnh tranh hiện nay. Điều này thể hiện qua ba khía cạnh cịn lại của BSC: Khách hàng; Quy trình nội bộ; Đào tạo và phát triển.

- Khai thác tối đa các điểm mạnh, các lợi thế cốt yếu giúp nâng cao giá trị khách

hàng, từ đó đảm bảo việc duy trì lợi thế cạnh tranh, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Lập trường hướng ra bên ngồi (chuyển từ khía cạnh Quy trình nội bộ sang khía cạnh Khách hàng) và hướng về tương lai (cân bằng giữa kết quả tài chính ngắn hạn và những thành quả trong tương lai)…

Chính từ những phân tích trên mà BSC nên được nhìn nhận là một công cụ cơ bản

của chiến lược cạnh tranh (Inese Mavlutova and Santa Babauska, 2013, p. 1094).

Những kết luận về sự cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh từ việc vận dụng BSC của các tổ chức trên đã mang lại cái nhìn và định hướng mới cho CTCP Pymepharco – Chi nhánh miền Nam trong việc quản lý thực thi chiến lược của mình để có thể tồn tại và phát triển tốt trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Dược phẩm, Pymepharco chịu nhiều sức ép cạnh tranh, khơng chỉ từ các tập đồn đa quốc gia với sản phẩm chất lượng cao, thương hiệu được khẳng định và quy trình quản lý chuyên nghiệp, hiện đại, mà cịn từ các cơng ty trong nước đang ngày càng lớn mạnh, dần khẳng

định vị thế của mình. Chính vì thế, cơng cụ BSC với những điểm cốt yếu, quan trọng – cũng chính là những điểm Pymepharco cịn yếu kém, thiếu sót hoặc mức độ tập trung chưa tương xứng – thực sự là giải pháp phù hợp, giúp công ty định hướng chiến lược và gia tăng hiệu quả trong việc thực thi chiến lược ấy, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tổng kết chƣơng 1

BSC là một hệ thống do Kaplan và Norton sáng lập từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lược của một tổ chức thành những mục tiêu, thước đo cụ thể trong bốn khía cạnh: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Đào tạo và phát triển nhân viên. Trong một tổ chức, BSC vừa là một hệ thống đo lường, vừa là một hệ thống quản lý chiến lược, đồng thời BSC cũng là một công cụ giao tiếp (thông qua các Bản đồ chiến lược). Trong thời đại kinh doanh hiện nay, các phương pháp đo lường truyền thống bộc lộ rõ những hạn chế: chỉ dựa vào những chỉ số tài chính cũng như khơng đánh giá đúng tầm quan trọng của việc tạo ra giá trị từ các tài sản vơ hình, chính vì thế mà sự ra đời của BSC đã khắc phục những hạn chế này. Đây thực sự là một công cụ đo lường kết quả hoạt động và quản lý thực thi chiến lược hiệu quả, thơng qua rất nhiều những lợi ích.

Việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa BSC và năng lực cạnh tranh cũng như một số bài học kinh nghiệm từ việc vận dụng BSC nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đã tạo lập định hướng và phương pháp luận, cho thấy những điểm cốt yếu mà BSC chú trọng cũng như những lợi ích mà việc vận dụng BSC đem lại. Nhìn lại thực tế tình hình hoạt động và định hướng phát triển của CTCP Pymepharco – Chi nhánh miền Nam, những điểm BSC đề cập cũng chính là những hạn chế, thiếu sót của cơng ty, đồng thời những kết quả, lợi ích có được từ các tổ chức đã vận dụng thành cơng BSC cũng chính là những gì mà Pymepharco hướng đến. Chính vì thế, BSC thực sự là giải pháp hiệu quả cho Pymepharco trên chặng đường hoàn thiện và phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường Dược phẩm.

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH, THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI CTCP PYMEPHARCO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard BSC) để nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần pymepharco chi nhánh miền nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)