Yếu tố Tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard BSC) để nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần pymepharco chi nhánh miền nam (Trang 57 - 59)

6. Kết cấu của nghiên cứu

2.3. Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình hoạt động và công tác quản

2.3.1. Yếu tố Tài chính

Nhìn chung chỉ tiêu tăng trưởng của Chi nhánh miền Nam được đặt ra theo mức tăng trưởng chung của tồn cơng ty, khoảng 30%/ năm, duy trì ổn định trong giai đoạn 2011 – 2016. Chỉ tiêu và kết quả doanh thu, cũng như mức tăng trưởng dự kiến và mức tăng trưởng thực tế về doanh thu của Chi nhánh miền Nam trong giai đoạn 2011 – 2014 được trình bày trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Chỉ tiêu và kết quả doanh thu của Chi nhánh miền Nam – CTCP Pymepharco giai đoạn 2011 – 2014.

Năm Chỉ tiêu Kết quả

Doanh thu (tỉ đồng) Tỷ trọng so với tồn cơng ty Tăng trưởng Doanh thu (tỉ đồng) Tỷ trọng so với tồn cơng ty Tăng trưởng 2011 360 41,8% 15% 331 36,7% 10% 2012 400 40% 11% 430 42,6% 30% 2013 530 48,2% 32,5% 560 48,1% 30,2% 2014 700 46,7% 32%

[Nguồn: Báo cáo nội bộ CTCP Pymepharco]

Chỉ tiêu doanh thu 2011 là 360 tỉ, tăng trưởng 15% so với 2010. Tuy nhiên thực tế chỉ đạt được 331 tỉ (tương ứng 92% chỉ tiêu). Năm 2011, chỉ tiêu tăng trưởng có điều chỉnh so với dự kiến ban đầu, nhằm phù hợp với tình hình hoạt động của chi nhánh, chỉ tiêu là 400 tỉ, tăng trưởng 11% so với 2011. Thực tế nhờ nhạy bén trong điều chỉnh hoạt động (chuyển đầu tư sang mảng OTC), doanh thu 2012 đạt 430 tỉ, vượt 7,5% so với chỉ tiêu, đồng thời chiếm 42,6% doanh thu của tồn cơng ty.

Chỉ tiêu doanh thu 2013 là 530 tỉ (chiếm 48,2% chỉ tiêu doanh thu của tồn cơng ty), tăng khoảng 32,5% so với năm 2012. Thực tế doanh thu 2013 của Chi nhánh miền Nam là 560 tỉ, đạt mức tăng trưởng 30,2%.

Chỉ tiêu doanh thu 2014 là 700 tỉ, tăng trưởng 32% so với năm 2013.

Nguồn thu của Pymepharco đến từ hai mảng chính: thị trường OTC và Ethical. Định hướng tỉ trọng doanh thu từ OTC và Ethical trong giai đoạn 2011 – 2016 lần lượt là 40% và 60%. Tuy nhiên đến 2013, do thay đổi chiến lược theo thị trường hoạt động, tỉ trọng này được điều chỉnh ở mức 50:50 trong năm 2013 và những năm tiếp theo là 60:40, tức tăng dần tỉ trọng ở mảng OTC.

Vì đến thời điểm hiện tại, Chi nhánh miền Nam – CTCP Pymepharco chưa hạch tốn độc lập nên nhìn chung, chỉ tiêu cho Chi nhánh chỉ giới hạn ở khía cạnh doanh thu, đồng thời khơng tính tốn được chi phí cũng như lợi nhuận riêng biệt từ Chi nhánh miền Nam. Bên cạnh đó Chi nhánh Pymepharco chưa thiết lập được các thước đo để đo lường hiệu quả trong khía cạnh tài chính một cách rõ ràng. Chẳng hạn như chưa có thước đo về tăng truởng doanh thu ở từng nhóm khách hàng mục tiêu; thước đo trong hiệu quả sử dụng tài sản hay các thước đo về chi phí cụ thể… Việc đo lường kết quả hoạt động chủ yếu chỉ dựa trên kết quả về doanh thu và chi phí chung để có sự đánh giá, khắc phục tình hình cũng như điều chỉnh nếu cần thiết; chưa có quy trình giám sát và đo lường ngay trong giai đoạn thực hiện. Và 48% số nhân viên của Pymepharco được khảo sát đồng ý rằng tổ chức của mình hiếm khi xem lại các thước đo hiệu suất cũng như ít khi đưa ra các để xuất về những chỉ số mới và sáng tạo.

Kết luận về yếu tố Tài chính: Nhìn chung về khía cạnh tài chính, Pymepharco có

những mục tiêu cụ thể và những chỉ tiêu doanh thu tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn chưa xây dựng được hệ thống các mục tiêu triển khai kết hợp với các thước đo và chỉ tiêu cụ thể để có thể gắn kết chặt chẽ những mục tiêu tài chính với chiến lược phát triển của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard BSC) để nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần pymepharco chi nhánh miền nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)