Đo lường và đánh giá rủi ro lãi suất tại Sacombank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 60 - 68)

1.2.3 .1Chính sách quản trị rủi ro lãi suất

2.2.4 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Sacombank

2.2.4.2 Đo lường và đánh giá rủi ro lãi suất tại Sacombank

Hiện nay, Sacombank đang áp dụng kỹ thuật phân tích chênh lệch lãi suất (mơ hình định giá lại) kết hợp với cơ chế quản lý vốn tập trung để đo lường và quản trị rủi ro lãi suất. Sự kết hợp này tạo nên một quy trình thống nhất từ bước tính tốn, đo lường rủi ro cho đến bước nhận diện và đưa ra những biện pháp kịp thời để xử lý rủi ro đó.

Kỹ thuật phân tích chênh lệch nhạy cảm với lãi suất để đo lường rủi ro lãi

suất.

Việc đo lường này dựa trên một số nguyên tắc sau:

- Số dư tài sản có nhạy cảm với lãi và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất tại thời điểm đo lường được dựa trên báo cáo cơ cấu tài sản – nguồn vốn theo kỳ hạn được phòng Quản lý vốn lập tại thời điểm gần nhất nhằm phục vụ cho công tác đo lường rủi ro lãi suất.

- Các kỳ hạn xem xét không phải là các kỳ hạn của hợp đồng gốc mà là kỳ hạn còn lại (kỳ hạn đến hạn) tại thời điểm định giá lại tài sản nợ và tài sản có.

- Giá trị nhạy cảm được phản ánh trong phương pháp đo lường là giá trị ghi sổ (Giá trị phản ánh trong sổ sách của Ngân hàng).

Bảng 2.3: Chênh lệch khe hở nhạy cảm lãi suất tại Sacombank năm 2013.

Đơn vị: triệu đồng

Quá hạn Không chịu lãi suất Trong hạn Tổng cộng Đến 1 tháng Từ 1 đến 3 tháng Từ 3 đến 6 tháng Từ 6 đến 12 tháng Từ 1 đến 5 năm Trên 5 năm Tài sản Tiền mặt, vàng bạc, đá quí - 9.557.433 - - - - - - 9.557.433 Tiền gửi tại NHNN - - 4.425.789 - - - - - 4.425.789 Tiền, vàng gửi tại và cho vay các

TCTD khác - - 6.367.873 795.984 557.189 238.795 - - 7.959.841 Chứng khoán kinh doanh - - - - 1.272.179 - - - 1.272.179 Các cơng cụ tài chính phái sinh và các

tài sản tài chính khác - - - 383.377 - - - - 383.377 Cho vay khách hàng 2.214.797 - 21.313.943 18.533.863 30.580.874 6.486.852 12.047.011 1.491.976 92.669.316 Chứng khoán đầu tư - - 996.132 1.992.264 3.984.528 12.949.716 - - 19.922.640 Góp vốn, đầu tư dài hạn - 2.057.131 - - - - - - 2.057.131 Tài sản cố định - 2.057.131 - - - - - - 4.769.056 Tài sản khác - 8.264.776 - - - - - - 8.264.776

Tổng tài sản 2.214.797 21.936.471 33.103.736 21.705.488 36.394.770 19.675.363 12.047.011 1.491.976 151.281.538

Nợ phải trả

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN. - - - - - - - - - Tiền gửi của các TCTD khác. - - 2.389.254 1.405.443 890.114 - - - 4.684.811 Tiền gửi của khách hàng. - - 63.181.038 28.592.097 8.566.920 6.425.190 321.260 - 107.086.505

Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu. - - 872.736 2.060.008 2.316.634 1.416.110 311.062 800.000 7.776.549 Các khoản nợ khác. - 14.114.900 - - - - - - 14.114.900

Tổng nợ phải trả - 14.114.900 66.821.469 33.361.070 13.287.436 8.387.938 1.094.861 800.000 137.867.674

Mức chênh lệch nhạy cảm với lãi suất -

nội bảng. 2.214.797 7.821.571 - 33.717.733 - 11.655.581 23.107.334 11.287.425 10.952.150 691.976 13.413.864 Các cam kết tín dụng ngoại bảng có tác

động đến mức độ nhạy cảm với lãi suất của các TS và cơng nợ (rịng)

10.987.417 - - - - - - - 10.987.417

Tổng mức chênh lệch nhạy cảm với

lãi suất. 13.202.214 7.821.571 - 33.717.733 - 11.655.581 23.107.334 11.287.425 10.952.150 691.976 24.401.281

Bảng trên cho thấy ngân hàng có trạng thái nhạy cảm tài sản nợ trong 3 tháng tới, sau đó sẽ trở về trạng thái nhạy cảm tài sản có trong thời gian tiếp theo. Đây là một mẫu hình tiêu biểu cho các ngân hàng có chiến lược nắm giữ nguồn vốn ngắn hạn đầu tư vào những tài sản có kỳ hạn dài hơn.

Gọi IS GAP chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất có kỳ hạn định giá lại một năm.

IS GAP = 24.401.281 – 7.821.571 = 16.579.710 tr đồng Biễu diễn ở kết quả % như sau:

IS GAP/A = 16.579.710 /151.281.538 = 0,0740 = 10,96%

Biểu diễn ở dạng % cho thấy tính chất của rủi ro lãi suất và mức chênh lệch tài sản có và tài sản nợ trên quy mô tài sản của ngân hàng như thế nào.

Kết quả tài chính của Sacombank cho thấy năm tới khi lãi suất giảm 2% thu nhập ngân hàng sẽ thay đổi:

Với Δr = - 2%

ΔNII = IS GAP * Δr = 16.579.710 x (-2%) = - 331.594,200 tr đồng

Chúng ta hãy xem tỷ lệ % chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất, kỳ hạn định giá là 1 năm, từ 2010 đến 2013 của ngân hàng Sacombank như sau:

Bảng 2.4: Chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín qua các năm.

Đơn vị: Triệu đồng

Năm TSC nhạy lãi TSN nhạy lãi Chênh lệch TSC & TSN nhạy lãi

Chênh lệch/TTC (%) 2013 162.268.955 137.867.674 24.401.281 15,04% 2012 149.895.427 125.912.876 23.982.551 16,00% 2011 150.472.977 128.165.629 22.307.348 14,82% 2010 106.458.341 88.184.978 18.273.363 17,16%

Qua bảng trên cho thấy mức chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng từ các năm 2010 và 2013 đều là các số dương nếu lãi suất tăng ngân hàng sẽ có lợi, thực tế lãi suất các năm này có chiều hướng tăng lên tạo điều kiện để ngân hàng tăng lợi nhuận, nếu lãi suất giảm ngân hàng sẽ đối diện với rủi ro rất lớn.

Theo dữ liệu thu thập năm 2009 là năm mà lãi suất có nhiều biến động mạnh, đặc biệt là giai đoạn giữa năm 2009 trở đi. Từ tháng 7 đến tháng 11, các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các “đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Khái niệm “đường cong lãi suất” bị xóa nhịa khi nhiều thành viên áp thống nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn. Đặc biệt cuối năm 2009 tình hình thanh khoản của các ngân hàng là khá căng thẳng so với các năm trước. Với mức khống chế trần lãi suất huy động 10,49% của NHNN, để huy động vốn các NHTMCP hầu hết đầu tăng lãi suất các kỳ hạn lên 10,49% đã làm cho chi phí đầu vào các ngân hàng tăng cao sát với mức lãi suất trần cho vay 150% lãi suất cơ bản là 12% đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng là rất lớn. Sang các năm 2010, 2011 và những tháng đầu năm 2012 tình hình thiếu vốn trên thị trường có phần giảm bớt là do NHNN đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm hạ dần lãi suất huy động để có cơ sở hạ thấp lãi suất cho vay hỗ trợ chi phí vốn cho các doanh nghiệp và nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên tại thời điểm này chênh lệch giữa TSC và TSN của Sacombank là số dương, đặc biệt tại thời điểm cuối năm 2011 đạt giá trị lớn nhất gần 16%, nếu lãi suất thị trường giảm ngân hàng sẽ đối diện với rủi ro lãi suất lớn. Để phòng ngừa rủi ro lãi suất trong điều kiện chênh lệch TSC lớn hơn TSN Sacombank đã thực hiện chiến lược như sau:

- Đối với hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn dưới 3 tháng.

- Đối với hoạt động đầu tư ngân hàng đã tăng các khoản đầu tư dài hạn khi dự báo lãi suất có xu hướng giảm, và sẽ tăng cường đầu tư ngắn hạn nến dự báo lãi suất tăng.

- Đối với hoạt động huy động vốn và cho vay ngân hàng áp dụng cơ chế lãi suất thả nổi với kỳ hạn định lại lãi suất 1-3 tháng/lần nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất. Theo báo cáo của ngân hàng qua các năm cho thấy ngân hàng hầu như không sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất, mà chủ yếu sử dụng hợp đồng tín dụng với lãi suất thả nổi là chủ yếu, có thể nói chính sách áp dụng cơ chế lãi suất thả nổi này và kết hợp chiến lược đầu tư phù hợp mà các năm vừa qua ngân hàng đã tránh được rủi ro về lãi suất và đảm bảo lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên Sacombank đã quá phụ thuộc vào hợp đồng tín dụng với lãi suất thả nổi mà khơng chú ý đến các cơng cụ phịng ngừa hiệu quả khác, nếu ngân hàng kết hợp với các cơng cụ tài chính phái sinh hữu hiệu có khả năng đã tăng thêm thu nhập của ngân hàng.

Bảng 2.5: Chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất theo từng kỳ hạn của NHTMCP Sài Gịn Thương Tín qua các năm. (Đơn vị tính: Triệu đồng)

Năm Đến 1 tháng Trên 1 đến 3 tháng Trên 3 đến 6 tháng Trên 6 đến 12 tháng Tổng 2013 - 34.828.795 - 11.655.581 23.107.334 11.287.425 11.646.094 2012 - 28.521.316 - 9.960.032 16.717.526 11.627.258 24.704.836 2011 - 28.707.958 - 15.565.434 13.703.416 10.032.360 2.907.232 2010 - 16.676.955 - 9.663.311 9.766.187 3.389.136 2.674.183

Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank

Qua thống kê số liệu ở bảng 2.5 ta thấy khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất từ năm 2010 đến năm 2013 của Sacombank ln được duy trì giá trị âm ở kỳ hạn đánh giá lại từ 3 tháng trở xuống. Điều này có nghĩa là Sacombank có tài sản có đánh giá lại ở kỳ hạn 3 tháng trở xuống luôn nhỏ hơn tài sản nợ đáo hạn đánh giá lại cùng kỳ, đồng nghĩa với việc Sacombank sẽ được hưởng lợi từ việc duy trì khe hở lãi suất âm nếu lãi suất giảm xuống.

Tuy nhiên, nhìn chung chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất của Sacombank trong giai đoạn 2010 – 2013 ln là số dương, do đó trong giai đoạn này

nếu lãi suất tăng thì Sacombank sẽ tăng thêm được thu nhập từ lãi. Trong điều kiên kinh tế bất ổn như hiện nay, lãi suất VND biến động khôn lường từ năm 2010 đến 2013 khi liên tục tăng từ năm 2009 đến năm 2011 đã đem lại nhiều thuân lợi cho Sacombank với việc duy trì GAP dương. Tuy nhiên vào năm 2012 lãi suất thị trường đột ngột giảm mạnh đã gây ra khơng ít bất lợi cho Sacombank. Chính vì thế Sacombank cần thu hẹp mức chênh lệch tài sản nợ và tài sản có nhạy cảm lãi suất để hạn chế rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến thu nhập từ lãi.

Từ việc xây dựng báo cáo GAP để phân tích tình hình chênh lệch nhạy cảm với lãi suất giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy lãi, Sacombank thường xuyên kiểm tra và cập nhật mỗi bước của quá trình đo lường rủi ro lãi suất để đảm bảo tính trung thực và hợp lý. Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên bởi một số đơn vị trong tổ chức, bao gồm cả ALCO, và đơn vị kiểm sốt rủi ro có trách nhiệm giám sát việc lập mơ hình rủi ro lãi suất. Các đơn vị kiểm toán nội bộ và độc lâp cũng thường xuyên quy trình của Sacombank định kỳ.

Hội đồng quản trị đặt ra hạn mức chịu đựng rủi ro lãi suất cho Sacombank và truyền đạt lại cho Ban điều hành. Căn cứ vào hạn mức rủi ro, Ban điều hành sử dụng FTP như là một công cụ để quản lý bảng cân đối, bảng cơ cấu tài sản theo kỳ hạn để đưa rủi ro lãi suất về mức hợp lý trong từng thời điểm.

Mơ hình quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng hiện đang áp dụng theo phương pháp định giá lại, định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất khi cần thiết Phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO sẽ tổng hợp số liệu và lập báo cáo lên Ban giám đốc kèm theo những đề xuất nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất. Các chính sách lãi suất và biện pháp quản lý lãi suất trong phòng ngừa loại rủi ro này như sau:

2.2.4.3 Quản trị rủi ro lãi suất.

Sau khi có kết quả đo lường và đánh giá về RRLLS, hoạt động đầu tư của Sacombank sẽ căn cứ vào dự báo diễn biến lãi suất của thị trường để đưa ra quyết định đầu tư cho phù hợp. Trường hợp dự báo lãi suất có xu hướng giảm, Ngân hàng sẽ tăng

cường các khoản đầu tư dài hạn nhằm tăng khả năng sinh lợi. Trường hợp nếu dự báo lãi suất có xu hướng tăng Ngân hàng sẽ tăng đầu tư ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro.

Hoạt động cho vay tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín quy định mức lãi suất cho vay trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ chi phí vốn, các chi phí quản lý trên cơ sở xem xét các yếu tố rủi ro, giá trị tài sản đảm bảo, lãi suất trên thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trụ sở chính quy định mức sàn lãi suất cho vay từng thời kỳ, các đơn vị kinh doanh được chủ động xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng trong từng thời kỳ đảm bảo không thấp hơn sàn lãi suất trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng và phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch lợi nhuận được giao. Bên cạnh đó do cơ cấu nguồn vốn chủ yếu tập trung nguồn vốn có thời hạn định lại lãi suất ngắn, vì vậy ngân hàng quy định tất cả các khoản vay đều áp dụng mức lãi suất thả nổi, điều chỉnh định kỳ 03 tháng/lần.

Hoạt động huy động vốn, lãi suất huy động được xác định theo nguyên tắc thị trường, kết hợp với định hướng kinh doanh của Ban lãnh đạo, cân đối vốn của ngân hàng và quy định của NHNN.

Quản trị rủi ro lãi suất.

Ngân hàng quản lý rủi ro lãi suất ở cả hai cấp độ giao dịch và danh mục, nhưng hiện nay ngân hàng tập trung nhiều hơn vào quản lý rủi ro lãi suất ở cấp độ giao dịch. Công cụ quản lý, điều hành lãi suất của ngân hàng gồm:

Áp dụng hợp đồng tín dụng với lãi thả nổi cho tất cả các khoản vay, định kỳ điều chỉnh 03 tháng/lần. Tất cả các hợp đồng tín dụng đều phải có các điều khoản phịng ngừa rủi ro lãi suất để đảm bảo ngân hàng chủ động trước những diễn biến bất thường của thị trường, lãi suất cho vay được xây dựng trên cơ sở chi phí lưu động vốn thực tế của ngân hàng.

Sử dụng cơ chế mua bán vốn nội bộ FTP như là một công cụ mạnh để điều chỉnh cơ cấu tài sản nợ - tài sản có của tồn hệ thống. Hội sở chính đưa ra giá mua bán vốn nhằm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)