1.2.3 .1Chính sách quản trị rủi ro lãi suất
2.3 Đánh giá công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn
2.3.1 Những kết quả đạt được
Thứ nhất, Sacombank đã nhận thức rõ về nguy cơ rủi ro lãi suất. Điều này là rất quan
trọng, vì nó tạo cơ sở để ngân hàng có định hướng đúng đắn trong cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất. Sacombank đang cố gắng rút ngắn khoảng cách và dần tiệm cận
với các chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, Sacombank đang ngày càng chú trọng vào cơng tác quản lý rủi ro thông qua hoạt động tiền kiểm và dự báo rủi ro (theo từng ngành nghề) từ sớm, để có giải pháp chủ động đối phó. Ngồi ra, Sacombank cũng đang tăng cường hệ thống quản trị thơng tin để có thể tiếp cận các chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro một cách tiên tiến, hiệu quả nhất; đồng thời tiếp tục áp dụng các mơ hình quản lý rủi ro phù hợp với quy mô và theo chuẩn mực Basel II.
Thứ hai, Sacombank đã và đang xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro theo các
chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Năm 2011, Sacombank đã xây dựng và áp dụng thành công mô hình quản trị rủi ro thanh khoản và lãi suất do Cơng ty PwC tư vấn. Dựa vào mơ hình này Sacombank có khả năng dự báo với độ chính xác cao xu hướng dòng tiền, lãi suất, hành vi khách hàng trong quá khứ từ đó có thể dự báo và điều chỉnh phù hợp với hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ. Hiện nay, Sacombank là một trong số ít NHTM có hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả nhất trong ngành, thể hiện qua việc kiểm sốt hàng ngày các chỉ số an tồn hoạt động liên quan đến rủi ro tín dụng, thị trường và hoạt động. Ủy ban quản trị tài sản có – nợ (ALCO) được thành lập có nhiệm vụ giám sát và quản trị tổng thể các hạng mục tài sản có và tài sản nợ trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và riêng biệt của Ngân hàng, nhằm tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá các tổn thất phát sinh do những biến động bất lợi từ thị trường.
Thứ ba, Sacombank đã triển khai các biện pháp phòng ngừa RRLS, bao gồm các biện
pháp nội bảng: quy định lãi suất thả nổi trong các hợp đồng cho vay trung , dài hạn. Biện pháp này có thể hạn chế được RRLS trong trường hợp thị trường biến động phức tạp như năm 2008 và 2011. Ngân hàng cũng liên tục theo dõi tình hình TSC, TSN thơng qua cơ chế điều chuyển vốn nội bộ (FTP) hàng ngày để đề ra kế hoạch cân đối nguồn vốn. Bên cạnh đó, Sacombank đã phát huy vai trò của Ủy ban ALCO trong điều hành và quyết định hoạt động kinh doanh cũng như hỗ trợ hoạt động quản lý rủi ro thị trường. Hệ thống quản lý và các công cụ đo lường, đánh giá rủi ro thị trường được cải tiến và vận hành hiệu quả.
Nhờ có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro lãi suất nói riêng và quản trị rủi ro nói chung, hoạt động kinh doanh của Sacombank trong những năm vừa qua đạt được kết quả khá ấn tượng:
Đồ thị 2.6: Lợi nhuận trước thuế của Sacombank, giai đoạn 2006 – 2013 (đơn vị: Tỷ đồng) đồng)
Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank.
Đồ thị 2.7: Chỉ số ROE qua các năm. Đồ thị 2.8: Chỉ số ROA qua các năm.
Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank.
543 1,452 1,091 1,901 2,426 2,740 1,315 2,960 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 17.41% 25.64% 13.14% 16.56% 15.04%14.60% 7.15% 13.06% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2.08% 2.91% 1.49% 1.79% 1.50%1.44% 0.68% 1.38% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013