Sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 93 - 122)

1.2.3 .1Chính sách quản trị rủi ro lãi suất

3.2 Một số kiến nghị và giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro lãi suất tạ

3.2.2.3 Sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro

Trong hệ thống các NHTMVN, việc thực hiện các nghiệp vụ phái sinh không đơn giản vì cần tuân thủ các quy định của NHNN. Tuy nhiên, đây là công cụ rất hiệu quả để che chắn các RRLS trong cả ngắn hạn và dài hạn. Các cơng cụ ngân hàng có thể dùng bao gồm hợp đồng hoán đổi lãi suất (IRS), hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA), hợp đồng quyền chọn lãi suất (Options) và các hợp đồng tương lai. Các cơng cụ này hồn tồn có tác dụng che chắn RRLS, chi tiết như sau:

a. Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA).

FRA là một hợp đồng kỳ hạn mà theo đó các bên tham gia đồng ý thanh tốn cho nhau bằng tiền mặt khoản chênh lệch lãi suất (khơng có giao nhận khoản tiền gốc) của một khoản vay ngắn hạn. Cũng như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng FRA được giao dịch trên thị trường phi tập trung OTC.

Ta cùng xem xét việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn phịng ngừa rủi ro lãi suất thơng qua ví dụ:

Giả sử vào thời điểm hiện tại, ngân hàng X cho vay 100 triệu USD, lãi suất cố định 4,5%/ năm, kỳ hạn 6 tháng và huy động được 100 tr USD, lãi suất cố định 4,3%/năm, với

kỳ hạn 3 tháng. Như vậy sau 3 tháng, ngân hàng phải trả lãi 4,3%/ năm cho khoản vay cũ và đi vay mới. Nếu như lãi suất trên thị trường tại thời điểm đó là 5,2%, ngân hàng đứng sẽ phải chịu chi phí lãi vay tăng lên khá cao. Đứng trước tình hình trên, để cố định lãi suất huy động vào 3 tháng tiếp theo, Ngân hàng đã quyết định ký một hợp đồng FRA 3x6 như sau:

Ngân hàng quyết định cho công ty B vay với lãi suất thả nổi Libor 3 tháng sau 3 tháng nữa, đổi lại, công ty B chấp nhận cho ngân hàng vay với lãi suất cố định 4,4%/năm (có thể nhỏ hơn, tùy thương lượng) sau 3 tháng nữa. Ta có bảng phân tích sau:

Libor(= r) > 4,3 %/năm Libor (= i) < 4,3%/năm Lãi cho vay sau 6 tháng 100x(4,5%/2 + r/4) 100x(4,5%/2 + i/4) Lãi đi vay sau 3 tháng 100x4,3%/4 100x4,3%/4 Lãi đi vay sau 6 tháng 100x 4,4%/4+ 100x r/4 100x 4,4%/4+100x i/4

Thu nhập ròng của Ngân hàng Dương dương

Ngân hàng huy động thêm 100 tr vốn bên ngoài từ sau tháng thứ 3 và phải chịu lãi suất huy động bằng lãi suất thả nổi.

Trên thực tế, việc lãi suất trao đổi là 4,4% ở trên sẽ được tính tốn kỹ lưỡng sao cho dung hịa được lợi ích của cả Ngân hàng X và doanh nghiệp B.

Vậy, bằng cách sử dụng hợp đồng FRA, Ngân hàng khơng những phịng ngừa được rủi ro lãi suất, mà còn thu về cho mình một khoản thu nhập.

b. Hợp đồng hoán đổi lãi suất (IRS)

IRS là một thỏa thuận giữa hai bên theo đó hai bên sẽ thực hiện trao đổi các dòng tiền lãi cho nhau. Thông thường một bên sẽ nhận lãi suất cố định và bên còn lại sẽ nhận lãi suất thả nổi tại những ngày xác định trước, gọi là những ngày giá trị giao dịch, dựa trên khung thời gian và khoản tiền danh nghĩa đã được xác định trước.

Có thể xét ví dụ cụ thể: ngân hàng A vay vốn bằng ngoại tệ của một ngân hàng B để đầu tư cho dự án mới của mình, thời hạn 5 năm, trả lãi từng năm với lãi suất được quy định là SIBOR (lãi suất liên ngân hàng Singapore) +1,5%. Đây là mức lãi suất dao động

phụ thuộc vào biến động thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức lãi suất vào thời điểm vay vốn. Do lãi suất biến động, việc tính tốn chi phí cho đầu tư vào dự án đó sẽ rất khó khăn cho ngân hàng A, ảnh hưởng lớn tới việc xác định hiệu quả đầu tư. Lãi suất vay vào thời điểm trả nợ xuống thấp giúp giảm chi phí vốn cho Ngân hàng và lợi nhuận của đầu tư sẽ cao hơn, nhưng ngược lại cũng có thể rất rủi ro nếu lãi suất tăng quá cao, có thể làm cho Ngân hàng bị thua lỗ.

Để tránh những rủi ro như vậy và để xác định chính xác hiệu quả đầu tư ngay từ giai đoạn lập dự án, ngân hàng A có thể áp dụng cơng cụ Hốn đổi lãi suất trong vay vốn ngân hàng B. Cụ thể, ngân hàng A sẽ ký một hợp đồng với ngân hàng B xác định một mức lãi suất cụ thể cho dự án (chẳng hạn 5% cho suốt thời hạn vay). Nếu lãi suất thị trường xuống thấp hơn mức lãi suất trên, ngân hàng B được lợi do cho vay được ở mức lãi suất cao hơn thông thường, A chịu thiệt do phải trả B ở mức lãi suất cao. Nhưng ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng lên cao hơn mức trên A sẽ được lợi do vay lãi suất thấp, còn B chịu thiệt do cho vay rẻ.

Bản chất của nghiệp vụ hoán đổi lãi suất là cố định chi phí lãi suất ngay từ khi đi vay vốn, loại bỏ những biến động thị trường. Như phân tích ở trên, cho dù ngân hàng A có thể bị thiệt khi cố định lãi suất, nhưng sẽ loại bỏ rủi ro khi lãi suất đột biến tăng lên. Hơn nữa, nếu ngân hàng A có chịu lỗ khi lãi suất giảm thì việc cố định lãi suất như vậy cũng giúp ngân hàng A xác định được rõ chi phí đi vay cho dự án đầu tư của mình.Về nội dung thì hợp đồng hốn đổi lãi suất khá tương đồng với FRA, do cùng có bản chất như hợp đồng kỳ hạn. Hình thức phịng ngừa rủi ro lãi suất bằng IRS hiện đang rất phổ biến ở các quốc gia phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, tháng 1 năm 2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định cho phép các ngân hàng thương mại được thực hiện trao đổi lãi suất với các doanh nghiệp không phải ngân hàng.

Sử dụng hợp đồng quyền chọn lãi suất có thể giúp cho ngân hàng chắc chắn được chị phí lãi vay, tránh được rủi ro lãi suất. Để hiểu rõ hơn có thể xem trường hợp mua quyền chọn mua dưới đây

Khi tài sản nợ của ngân hàng có lãi suất thả nổi trong khi tài sản có có lãi suất cố định hay khi tài sản nợ có thời lượng ngắn hơn tài sản có. Dự kiến lãi suất trong thời gian tới sẽ tăng, để phòng ngừa rủi ro lãi suất ngân hàng mua quyền chọn mua và phải trả một khoản phí cho ngân hàng bán.

Nếu lãi suất thị trường tăng cao hơn so với lãi suất trong hợp đồng, ngân hàng mua quyền chọn sẽ nhận được một khoản bù đắp từ ngân hàng bán tại thời điểm nhất định đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Khoản bù đắp này bằng giá trị hợp đồng nhân với chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất của hợp đồng. Khoản tiền này dùng để bù đắp cho chi phí huy động vốn tăng do lãi suất thị trường tăng hoặc bù đắp cho sự giảm giá trái phiếu trong tài sản có của ngân hàng.

Nếu lãi suất thị trường giảm thấp hơn so với lãi suất trong hợp đồng thì người bán khơng phải thanh tốn khoản tiền nào cho người mua. Ngân hàng sẽ bị mất một khoản phí quyền chọn đã cố định trước.

Như vậy, công cụ phái sinh có thể coi là một trong những biện pháp hữu hiệu và hiệu quả giúp cho ngân hàng thương mại khắc phục rủi ro lãi suất. Bên cạnh rủi ro lãi suất, Ngân hàng thương mại cũng phải đương đầu với các rủi ro lớn khác mà trong đó, cơng cụ phái sinh lại một lần nữa phát huy tác dụng.

Hình 3.1: Mua hợp đồng quyền bán khi Hình 3.2: Mua hợp đồng quyền lãi suất thị trường tăng mua khi lãi suất thị trường giảm.

3.2.2.4 Hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng – ứng các mơ hình hiện đại hơn trong lượng hóa rủi ro lãi suất.

Xác định đúng tầm quan trọng của công nghệ và hiện đại hóa cơng nghệ là một trong những điều kiện cơ bản để hướng tới việc đảm bảo các chuẩn mực quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng là điều tất yếu phù hợp với tiềm lực tài chính của ngân hàng, phù hợp với mặt bằng chung về công nghệ của đất nước, đảm bảo xu thế chung của khu vực và quốc tế. Ngày nay, các NHTM cạnh tranh với nhau theo hướng phát triển đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng đi kèm với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mà chất lượng dịch vụ ngân hàng luôn phụ thuộc vào trình độ cơng nghệ ngân hàng. Nếu trình độ cơng nghệ ngân hàng khơng tiên tiến, khơng hiện đại thì chất lượng dịch vụ cũng khơng thể nâng cao được. Do đó, một xu thế tất yếu là các NHTM ứng dụng công nghệ tiên tiến để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng cần tăng mức vốn đầu tư để trang bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, góp phần làm đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa cơng nghệ, tăng cường trang bị các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác thu thập và xử lý thông tin; tiếp tục triển khai các mơ hình tổ chức và mơ thức quản trị hiện đại, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế; phát triển hệ thống thông tin quản trị; tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới,... Đồng thời, ngân hàng cần nâng cấp hệ thống

công nghệ thông tin nhằm đảm bảo dữ liệu truy xuất nhanh chóng để đảm bảo cho Ban điều hành có các quyết định kịp thời nhằm hạn chế rủi ro lãi suất.

Ngoài ra, việc ứng dụng một mơ hình lượng hóa rủi ro lãi suất khác hiện đại hơn cũng là một giải pháp thích hợp. Chẳng hạn việc ứng dụng mơ hình thời lượng vào cơng tác đo lường rủi ro lãi suất vào giai đoạn hiện nay tại Sacombank là một giải pháp thích hợp trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào thế giới. Chi tiết việc ứng dụng mơ hình thời lượng vào quản trị rủi ro lãi suất tại Sacombank sẽ được trình bày tại Phụ lục 1.

3.2.2.5 Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro lãi suất.

Có thể nói, giải pháp quan trọng nhất là cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Thực tế qua những vụ sụp đổ của một số NHTM Việt Nam trước đây đã chứng minh rằng con người mới là nhân tố cốt lõi trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. Đặc biệt là đối với rủi ro lãi suất, càng không thể chỉ dựa vào kết luận của máy tính đơn thuần để đưa ra quyết định, mà phải dựa vào nhận định của con người. Công nghệ hiện đại bắt buộc phải đi đôi với đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ cao, được đào tạo bài bản, có óc phán đoán sắc sảo, nhạy bén và khả năng ra quyết định chính xác.

Chính vì thế, việc đào tạo các cán bộ ngân hàng phải được thực hiện một cách đồng bộ và chuyên nghiệp.

Cụ thể, ngay ở bậc đào tạo Đại học, cần có sự ưu tiên và đầu tư đặc biệt cho các sinh viên theo đuổi ngành tài chính - ngân hàng. Đặc biệt là tại một số trường đại học lớn và có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo cử nhân chuyên ngành tài chính ngân hàng, cần đầu tư một cách thích đáng về mơi trường học tập cho sinh viên. Nâng cao đến mức tối đa các cơ hội cọ xát và thực hành cho sinh viên bằng việc thành lập các ngân hàng ảo của chính sinh viên; hoặc tốt hơn nữa là hợp tác với các ngân hàng để xây dựng một khung chương trình đạo tạo mang tính thực tế cao; tạo cơ hội cho sinh viên được thực tập, làm việc và tích luỹ kinh nghiệm tại các ngân hàng đó như là những nhân viên thực thụ để

sinh viên có khả năng làm việc ngay khi tốt nghiệp xong mà các Ngân hàng không cần phải đào tạo họ thêm nữa. Hơn nữa, cần thường xuyên nâng cao chất lượng giáo viên, giúp đội ngũ cán bộ giảng dạy chuyên ngành tài chính ngân hàng thường xuyên được cập nhật và học hỏi thêm những kiến thức mới trong thực tế hoạt động của ngân hàng, theo kịp với những biến động và đổi mới trong lĩnh vực vốn được coi là biến hố mn màu này.

Tiếp đó, các NHTM cần đầu tư nhiều vào việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ ngân hàng thông qua công tác cán bộ như tuyển dụng, sắp xếp cán bộ, chính sách đãi ngộ và các biện pháp khuyến khích khác. Trong đó, cần đặc biệt coi trọng khâu đào tạo kiến thức, kĩ năng và nghiệp vụ quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. Để làm được điều đó, trước hết các ngân hàng cần phải vào cuộc trong công tác đào tạo cán bộ ngân hàng từ khi họ còn là sinh viên, tức là kết hợp với các trường đại học giúp công tác đào tạo sinh viên trở nên thực tế và hữu ích hơn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cung cấp tài liệu, cử cán bộ ngân hàng đến các trường đại học dự thính hoặc giảng giải trong một số tiết học đặc biệt; hoặc tạo cơ hội cho sinh viên thực được thực tập tại ngân hàng của mình. Tiếp đó, các ngân hàng có thể áp dụng việc đưa cán bộ của mình, đặc biệt là các cán bộ trẻ, có năng lực và trình độ, ra nước ngồi học tập, làm việc và tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với mơi trường tài chính tiền tệ chun nghiệp ở các nước tiên tiến để học hỏi kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất của các ngân hàng trên thế giới. Đây là cũng chính là cách thức mà một số công ty bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay đang tiến hành rất hiệu quả để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của mình. Kết hợp với đó là sử dụng chính sách chiêu mộ và đãi ngộ đặc biệt đối với đội ngũ nhân viên của mình, tránh được hiện tượng chảy máu chất xám.

Ngoài ra, Sacombank cần quan tâm hơn đến việc đào tạo các cán bộ chuyên trách quản trị rủi ro lãi suất cho Ngân hàng. Trong ngân hàng mặc dù các nhân viên là đã luôn thạo nghề, tuy nhiên vẫn thiếu các nhân viên giỏi làm trong lĩnh vực QLRRLS. Ngân hàng cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi nghề trong lĩnh vực này. Ngân hàng nên

chú trọng tới chính sách đào tạo cán bộ, việc đào tạo có thể do chính ngân hàng mình đào tạo hoặc là gửi đi đào tạo trong nước cũng như nước ngoài. Do vậy, ngân hàng cần phải từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia để quản lý rủi ro, đặc biệt là RRLS. Hơn thế nữa ngân hàng cần có các phân loại chuẩn các TSC và TSN theo mức độ nhạy cảm với lãi suất và theo kỳ hạn chuẩn của riêng mình. Sự quản lý sẽ thực hiện được tốt khi kết hợp được việc đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở đánh giá tổng quan tình hình lãi suất thị trường giai đoạn từ năm 2008 – 2013; thực trạng quản lý rủi ro lãi suất; những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của việc quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần làm cho việc quản lý rủi ro lãi suất tại Sacombank có hiệu quả hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của Sacombank trong hệ thống ngân hàng và hạn chế được những rủi ro trước tình hình biến động của lãi suất thị trường.

KẾT LUẬN

Với phương pháp nghiên cứu vận dụng các kiến thức được tổng hợp từ trước đến nay và kiến thức được đúc kết từ thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Sacombank, đề tài “Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín” đã giải quyết được một số nội dung quan trọng sau:

Một là, nêu rõ cơ sở lý luận về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 93 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)